Sunday, September 26, 2010

TRẢ LỜI 3 CÂU HỎI về "CÔNG HÀM BÁN NƯỚC"

Nguyễn Ngọc Viễn Đông
27/09/2010 | 2:03 sáng

Công hàm ghi ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gởi cho Tổng lý Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai, trong đó “ghi nhận” và “tán thành” tuyên bố 10 ngày trước của Trung Quốc về hải phận của nó đã gây nhiều tranh luận ở những diễn đàn điện tử tiếng Việt gần đây. Có nhiều câu hỏi được đặt ra nhưng không được trả lời thỏa đáng nên những người tham gia tranh luận phải lẩn quẩn ở những vấn đề bên ngoài mà không đi sâu vào bàn thảo những điều cốt yếu của công hàm liên quan đến tranh chấp chủ quyền hải phận của nhiều nước trên vùng Biển Đông. Tôi xin cố gắng trả lời cặn kẽ 3 câu hỏi đơn giản thường gặp về công hàm đã đề cập để những tranh luận trên những diễn đàn sau này có thể đi xa hơn 3 đề tài này.

1. Công hàm đó là có thật hay không?

Ta có thể tham khảo vài tài liệu chứng thực điều này. Trong Maritime Briefing, Volume 2 Number 1, “The Spratly Islands Dispute: Who’s On First?” của Daniel J. Dzurek thuộc International Boundaries Research Unit, ở trang 18 có viết:
“On 4 September 1958 during the rising tensions in the Taiwan Straits, the government of the People’s Republic of China issued a declaration on China’s territorial sea, which extended the territorial sea to 12nm, claimed straight baselines along parts of its coast, and listed several island groups belonging to China, including the Spratly and Paracel islands. Ten days later, Pham Van Dong, the premier of North Vietnam, sent a diplomatic note to the PRC recognising and supporting the territorial sea declaration (see Section 4.6.3). South Vietnam did not protest the Chinese declaration at the time, but in February 1959 South Vietnamese forces harassed PRC fishermen in the Paracel Islands.”
Tạm dịch:
“Ngày 4 tháng 9 năm 1958 trong tình trạng gia tăng căng thẳng tại eo biển Đài Loan, chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đưa ra một tuyên bố về hải phận của Trung Quốc, cái này mở rộng lãnh hải đến 12 hải lý, đòi đường ranh eo biển dọc theo những vùng thuộc bờ biển của nó, và liệt kê vài quần đảo thuộc về Trung Quốc, bao gồm cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Mười ngày sau đó, Phạm Văn Đồng, Thủ tướng của Bắc Việt Nam, đã gửi một công hàm ngoại giao cho Trung Quốc ghi nhận và tán thành bản tuyên bố hải phận (xem Phần 4.6.3). Nam Việt Nam đã không phản đối tuyên bố của Trung Quốc vào thời điểm đó, nhưng trong tháng 2 năm 1959 quân lực Nam Việt Nam đã sách nhiễu ngư dân Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa.”

Sách Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands của Monique Chemillier-Gendreau xuất bản năm 2000, ở trang 129 ghi lại lời của công hàm đó bằng tiếng Anh như sau:
The Note by Pham Van Dong states:
We would solemnly inform you that the Government of the Democratic Republic of Vietnam recognizes and approves the declaration made on 4 September 1958 by the Government of the People’s Republic of China regarding the decision taken with respect to China’s territorial sea.
The Government of the Democratic Republic of Vietnam respects that decision and will instruct its responsible national bodies that, in the event of contact at sea with the People’s Republic of China, the stipulation regarding the breadth of Chinese territorial sea as being 12 nautical miles will be scrupulously respected.
Nó còn được tìm thấy ở nhiều trang web danh tiếng như Wikipedia. Vì có nhiều nguồn tài liệu khả tín và độc lập đều nói nội dung của nó tương tự nên ta có thể cho rằng công hàm đó là thật.

2. “Tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958” của chính phủ Trung Quốc “quyết định về hải phận của Trung Quốc” mà Phạm Văn Đồng đề cập rồi ghi nhận và tán thành là tuyên bố gì?

Trong tài liệu nghiên cứu International Boundary Study, Series A, Limits In The Seas, No. 43, Straight Baselines: People’s Republic Of China của The Geographer, Office of the Geographer, Bureau of Intelligence and Research có ghi lại đầy đủ “Declaration on China’s Territorial Sea” ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Trung Quốc. Tuyên bố này có điều khoản số 4) mà trong đó ghi:
“[T]he Penghu Islands, the Tungsha Islands, the Hsisha Islands, the Chungsha Islands, the Nansha Islands, and all other islands belonging to China.”
Hsisha Islands và Nansha Islands là cách gọi tên Trung Quốc của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo thứ tự đã ghi. Nghĩa là:
“Quần đảo Penghu, Tungsha, Hoàng Sa, Chungsha, Trường Sa, và tất cả những đảo khác thuộc về Trung Quốc.”

Cuốn sách China And The Law Of The Sea, Air, And Environment bởi Jeanette Greenfield xuất bản năm 1979, trang 145 viết về tuyên bố này như sau:
“It should also be noted that in her 1958 Declaration on Territorial Waters, China claimed a territorial sea in respect of certain islands including Hsisha and Nansha which were specifically named.”
Nghĩa là:
“Cũng cần lưu ý rằng trong bản Tuyên bố Lãnh hải năm 1958 của mình, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh hải đối với một số đảo bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa được nêu tên cụ thể.”
Công hàm của Phạm Văn Đồng đã “ghi nhận và tán thành” tuyên bố đó của Trung Quốc, nghĩa là đồng ý tất cả những điều khoản trong tuyên bố đó. Cho nên công hàm này tán thành hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc.

3. Công hàm của Phạm Văn Đồng có bán nước hay không?
Không. Bán là có điều kiện; như trao ra cái gì thì nhận lại cái khác. Tuy nhiên trong công hàm kia không có đòi hỏi Trung Quốc phải trả cho chính phủ Việt Nam hay cá nhân ông Phạm Văn Đồng gì hết nên không thể nói đó là công hàm bán nước. Trao Hoàng Sa và Trường Sa “và tất cả những đảo khác” cho Trung Quốc vô điều kiện thì chính xác phải gọi là công hàm dâng nước.
_____________

Tài liệu đã dẫn:
Maritime Briefing, Volume 2 Number 1, The Spratly Islands Dispute: Who’s On First?, Daniel J. Dzurek, International Boundaries Research Unit: http://books.google.com/books?id=o5P4U4UlucMC&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false
Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands, Monique Chemillier-Gendrea, 2000: http://books.google.com/books?id=58q1SMZbVG0C&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false
China And The Law Of The Sea, Air, And Environment, Jeanette Greenfield, 1979: http://books.google.com/books?id=HW4yHyWxqaoC&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false
International Boundary Study, Series A, Limits In The Seas, No. 43, Straight Baselines: People’s Republic Of China, The Geographer, Office of the Geographer, Bureau of Intelligence and Research: http://www.law.fsu.edu/library/collection/limitsinseas/ls043.pdf
© 2010 Nguyễn Ngọc Viễn Đông
© 2010 talawas
-----------------------

Về cái Công Hàm ngày 14/9/1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, kính mời quý vị đọc thêm các tài liệu dưới đây :
.
.
.

No comments:

Post a Comment