Tuesday, September 21, 2010

THƯ CỦA CÁC ĐẢNG VIÊN LÃO THÀNH TỐ CÁO TT NGUYỄN CHÍ VỊNH

Thư của các Đảng viên lão thành tố cáo Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh

http://www.viet-studies.info/kinhte/Tocao_NguyenChiVinh.htm

.

Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2010

Kính gửi: - Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam

- Uỷ ban kiểm tra trung ương Đảng

- Đại hội đại biểu Đảng toàn quân lần thứ ix

- Ban kiểm tra tư cách đại biểu đại hội Đảng toàn quân

- Đồng chí bí thư Đảng uỷ quận sự trung ương

- Đảng uỷ quân sự trung ương

- Uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ quân sự trung ương

Chúng tôi, những Đảng viên, cán bộ đương chức và đã nghỉ hưu tại khu tập thể Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, 16A Lý Nam Đế - phường Hàng Mã - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.

Suốt đời chúng tôi chiến đấu vì lý tưởng và sự nghiệp cao cả của Đảng và nhân dân. Chúng tôi chỉ mong ước Đảng ta trong sạch, vững mạnh để xứng đáng là người đại biểu chân chính của nhân dân. Nhân dịp Đại hội đại biểu Đảng toàn quân lần thứ IX và Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI. Chúng tôi xin phản ánh dưới đây những sự kiện quan trọng liên quan đến sứ mệnh của Đảng mà nhiều ý kiến của các đồng chí lão thành cách mạng nhiều Đảng viên có tuổi Đảng cao, các cựu chiến binh và nhân dân rất quan tâm, bức xúc, đó là:

Phẩm chất xấu của Nguyễn Chí Vịnh - tên lưu manh phải được xử lý nghiêm túc.

.

1. Lý lịch Nguyễn Chí Vịnh:

- Tuy là con đồng chí Nguyễn Chí Thanh, nhưng lúc nhỏ, đã là một kẻ hư hỏng.

- Khi vào học trường Đại học Kỹ thuật quân sự ở Vĩnh Yên đã là một học sinh vô kỷ luật, chơi bời, lêu lông, đam mê gái, tiêu xài quá mức dẫn đến ăn cắp khi tài học cụ và hàng quân nhu của trường nên phải đuổi học.

- Lấy thế bố là Nguyễn Chí Thanh, Vịnh lại xin vào trường Sĩ quan Thông tin liên lạc ở Nha Trang. Lê Cư - Chính Uỷ Bộ tư lệnh Thông tin liên lạc nói: "Mình nghĩ, vì tình nghĩa với anh Thanh nên nhận về trường, cũng mong Vịnh sẽ tiến bộ. Nhưng về trường Sĩ quan Thông tin liên lạc vẫn chứng nào tật ấy, lười biếng, là một học viên kém cả về học tập và chấp hành điều lệnh. Cuối khoá ra trường cũng phải cho tốt nghiệp vì là con anh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Tình nghĩa mà.” Khi phân công về Quân đoàn 1 nhận nhiệm vụ ở một đơn vị trú quân tại phía Tây Thanh Hoá, lại cũng có sự rỉ tai của một đồng chí lãnh đạo Bộ Quốc Phòng: "Nguyễn Chí Vịnh là con anh Nguyễn Chí Thanh nên bồi dưỡng cháu, cho vào Đảng để làm nguồn sau này...". Ngày 13/07/1983 Vịnh được đưa vào Đảng. Đúng một năm sau, ngày 13/07/1984 Vịnh được công nhận là Đảng viên chính thức.

- Có "Mác" là Đảng viên rồi, lại có người chạy tiếp: "anh Nguyễn Chí Thanh đã mất, Chị Cúc vợ anh rất buồn. Chiếu cố với chị Cúc điều Vịnh từ quân đoàn về khu vực Hà Nội để gần nhà". Lại được Lê Cư - Nguyên chính uỷ Bộ tư lệnh Thông tin liên lạc, khi ấy là Chủ nhiệm Chính trị - Bí thư Đảng bộ cơ quan Bộ Quốc Phòng - Bộ Tổng Tham mưu, xin và nhận về cơ quan. Khó xếp việc vì Vịnh chẳng có tài cán gì, lại kém kỷ luật. Lê Cư cũng ngại để ở cơ quan chính trị của mình.

- Ngày 08 tháng 08 năm 1984, Lê Cư gửi Vịnh vào Cục 2 - Tình báo quân sự. Dưới sự nâng đỡ, bao che của bố vợ là Vũ Chinh, Vịnh được đề bạt cất nhắc nhanh chóng.

- Tháng 7 năm 1989 Vịnh là trợ lý nghiệp vụ phòng 3 - Đoàn 817 Cục Nghiên cứu, Bộ Tổng Tham mưu.

- Tháng 8 năm 1991 phó phòng Phòng 3 Cục Nghiên cứu Bộ Tổng Tham mưu.

- Tháng 9 năm 1993: Trưởng phòng 9 - Cục 12 - Tổng cục 2

- Tháng 2 năm 1995 phụ trách Cục Phó Cục 12 - Tổng cục 2

- Tháng 6 năm 1995 Cục phó Cục 12 - Tổng cục 2

- Tháng 5 năm 1997 Phụ trách Cục trưởng Cục 12 - Tổng cục 2 - Bộ Quốc Phòng.

- Tháng 11 năm 1999 Phó Tổng cục trưởng nghiệp vụ Tổng cục 2 - Đại tá.

- Tháng 6 năm 2000 Tổng cục trưởng Tổng cục 2

- Năm 2001 theo sự đồng ý của Ban Bí thư khoá 9, được đề bạt lên Thiếu tướng.

- Năm 2004, mặc dù đã có nhiều ý kiến, Bộ Chính trị khoá 9 vẫn đề bạt Nguyễn Chí Vịnh lên Trung tướng. Đó là một thách thức nghiêm trọng đối với dư luận Đảng viên và quần chúng vì vi phạm điều lệnh quân đội.

.

2. Những sai lầm của Nguyễn Chí Vịnh, yêu cầu cần phải kiểm tra trước Đại hội đại biểu Đảng toàn quân lần thứ IX và Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI.

Có ý kiến cho rằng: Trong các thời điểm xảy ra các vụ Sáu Sứ, T4..., Nguyễn Chí Vịnh chưa được cất nhắc lên Tổng cục nên không dính dáng đến các vụ án do Tổng cục 2 gây nên. Kết luận như vậy chưa đúng với sự thật, bởi vì :

Về vụ Sáu Sứ năm 1991: Lúc này Nguyễn Chí Vịnh làm Giám đốc Công ty Đê-ti-tua (một Công ty kinh tế làm bình phong của Tổng cục 2) và là cán bộ của Đoàn 817, tức là Cục 12, Tổng cục 2 sau này.

Những năm đã qua, tình hình ngày càng sáng tỏ. Cán bộ lão thành cách mạng, cựu chiến binh đã biết được sự thật là: Vụ Sáu Sứ đã được cơ quan chức năng làm rõ ràng: Đây là một vụ án dàn dựng công phu do Cục 2 chỉ đạo và trực tiếp là Tư Văn, Vũ Chính. Thủ đoạn của họ là làm tài liệu giả, dựng chứng cứ giả, làm cho dư luận xã hội ngộ nhận là có thật, đánh lừa dư luận xã hội, đánh lừa lãnh đạo cao nhất rồi dùng lãnh đạo cao nhất đánh ngược trở lại, hãm hại cán bộ, thanh trừng nội bộ. Từ các nguồn tin khác nhau đã gọt tỉa thêm bớt, làm ra thực chất là để vu khống đồng chí Võ Nguyên Giáp. Sáu Sứ đã đi gặp nhiều người và đã ghi âm tất cả 16 cuốn băng, đưa lên Ban Bí thư và Bộ Chính trị, băng ghi âm ấy được để trong một phòng tại hội nghị Trung ương lần thứ 12 (khoá 6). Nhiều đồng chí Trung ương (khoá 6) có đến nghe. Băng Sáu Sứ ghi trộm, nên nghe ồm ồm không rõ. Sau phải gỡ ra giấy. Nhiều đồng chí Trung ương (khoá 6) đã nói: Chỉ nghe toàn lời Sáu Sứ chứ có nghe thấy lời ông Giáp nói đâu.

Đứng trước tình hình phức tạp hồi đó, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã có ý kiến với đồng chí Đại tướng Mai Chí Thọ lúc ấy đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ phải làm rõ vụ Sáu Sứ. Đồng chí Đại tướng Mai Chí Thọ đã chỉ thị cho các đồng chí Thứ trưởng Bộ Nội vụ điều tra nghiên cứu. Theo chỉ thị của đồng chí Mai Chí Thọ, đồng chí Thứ trưởng Bộ Nội vụ đã cho tạm giữ Sáu Sứ để điều tra.

Vấn đề đặt ra là:

- Ai giao nhiệm vụ cho Sáu Sứ đi làm việc bí mật ghi này?

- Ghi rồi, Sáu Sứ chuyển cho ai để những kẻ đó gửi lên Ban Bí thư và Bộ Chính trị khoá 6?

Trong lời khai của Sáu Sứ trước cán bộ điều tra của Bộ Nội vụ là: Khi ra Hà Nội, Sáu Sứ đã đến gặp Vũ Chính ở 34C Trần Phú (Những năm trước là trụ sở của Cục Nghiên cứu, tức là Tổng cục 2) để được sự chỉ đạo của Vũ Chính.

- Cũng theo lời khai của Sáu Sứ, các tài liệu thu được ở phía Nam thì giao cho Ba Tây (lúc đó là cán bộ Đoàn 817, ở phía Bắc thì giao cho chú Vịnh, để giao lại cho Vũ Chính. (Xem biên bản hỏi cung Sáu Sứ ngày 14 tháng 05 năm 1991).

Như vậy là Nguyễn Chí Vịnh đã tòng phạm với Tư Văn, Vũ Chính sử dụng Sáu Sứ dựng ra các chứng cứ giả, để thực hiện sự vu khống chính trị đối với đồng chí Võ Nguyên Giáp, chia rẽ bè phải trong Đảng rất nghiêm trọng, gây hậu quả lâu dài cho đến nay, nhưng chưa bị phát giác và trừng trị.

.

3. Nguyễn Chí Vịnh đã tòng phạm gây ra vụ án T4.

Vụ án T4 không phải chỉ Đỗ Ngọc Chấp, Nguyễn Quang Vinh, cùng một số cán bộ Cục 11 - Tổng cục 2 và Nguyễn Thái Nguyên tạo ra chứng cứ giả, vu khống chính trị gần 30 đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, phá hoại chia rẽ Đảng. Mà vụ án T4 là do cả Cục 12, Viện 70, Cục 11 thực hiện dưới sự chỉ đạo của Vũ Chính. Nguyễn Chí Vịnh là tòng phạm và là một kẻ chủ mưu trong vụ ấy.

Số người của Cục 12 liên quan đến vụ ấy có Ba Tây, Cục phó Cục 12, đã bị thi hành kỷ luật trong vụ này. Đặng Diệu Hà lằ người của Cục 12 hiện đã bị ở tù vì tham gia vào vụ án T4, Hứa Thành Công là cơ sở lưu trữ tài liệu và là nơi làm tài liệu giả. Hứa Thành Công là cán bộ của tình báo quân sự, sau năm 1975, qua làm bên Bộ Nội Vụ, một thời gian Bộ Nội Vụ cho về hưu, Hứa Thành Công tiếp tục về làm cho Cục 12 - Tổng cục 2. Trong tài liệu thu được tại nhà Hứa Thành Công có bản tài liệu giả vu khống đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Thường vụ quận uỷ quận 6; tài liệu vu khống Phạm Chánh Trực có lời phê của Vũ Chính: “Hai Nghĩa và Trương Tấn Sang bao che cho Phạm Chánh Trực là do sự chỉ đạo của CIA” .

Cục 12 đã chỉ đạo cho Đặng Diệu Hà thủ tiêu tài liệu liên quan đến Nguyễn Quang Vinh qua ông Bộ (cũng là người của Cục 12).

Địa bàn phụ trách của Cục 11 là đồng bằng khu 5 và Tây Nguyên. Địa bàn phụ trách của Cục 12 là Nam Bộ (bao gồm thành phố Hồ Chí Minh) và Campuchia. Do đó những vụ vu khống đồng chí Trương Tấn Sang, Trương Vĩnh Trọng, Trương Thị Mỹ Hoa, Nguyễn Văn Thắng, Võ Thị Thắng, Tư Rốp, Võ Văn Kiệt .v.v... Đều có bàn tay của Cục 12. Nhưng chỉ có Ba Tây là Cục phó Cục 12 bị kỷ luật cảnh cáo. Còn Nguyễn Chí Vịnh nguyên là Cục phó rồi Cục trưởng Cục 12 thì thoát tội.

Khi điều tra về những việc này, Đảng uỷ quân sự Trung ương đã bỏ qua tội phạm của Nguyễn Chí Vịnh. Nguyễn Chí Vịnh là người phụ trách Cục 12 phải chịu trách nhiệm, là tòng phạm đối với vụ án T4.

.

4. Khi lên làm Tổng Cục phó Tổng Cục 2 và được bổ nhiệm Tổng Cục trưởng Tổng Cục 2. Nguyễn Chí Vịnh đã tham gia vào các vụ vu khống chính trị khác. Chứng cớ:

Trong một cuộc họp của bộ phận A10 để phối kiểm tin tức giữa Tổng Cục 2 và Cục Bảo vệ. Nguyễn Chí Vịnh đòi đưa tin một cán bộ cao cấp làm tay sai cho địch vào bản tin (Lúc này Vịnh đã làm Tổng Cục phó Tổng Cục 2) bị các đồng chí Cục Bảo vệ bác bỏ, vì không được kiểm chứng.

Năm 2000 Tổng cục 2 vẫn còn đưa tin xấu vu khống chính trị đối với đồng chí Võ Nguyên Giáp. (Lúc này Vịnh, Chấp, Nguyên, Đặng Diệu Hà đã vào tù).

- Đồng chí Võ Viết Thanh - Trung tướng, nguyên là Thứ trưởng Thường trực Bộ Nội vụ. Khi ấy là phái viên của Chính phủ (hàm Bộ trưởng) đã chính thức báo cáo với cơ quan chức năng là Nguyễn Chí Vịnh đã đưa ảnh của đồng chí Lê Khả Phiêu và một số người mà Tổng Cục 2 cho là liên quan đến CIA sau cuộc họp hội nghị Trung ương 12 (lần 1).

Đồng chí Lê Văn Dũng dẫn Nguyễn Chí Vịnh vào thành phố Hồ Chí Minh đến nhà đồng chí Võ Viết Thanh để đối chất Vịnh đã chối. Đồng chí Võ Viết Thanh chỉ thẳng vào mặt Vịnh và nói với đồng chí Lê Văn Dũng: “Vịnh đã đưa tài liệu cho tôi tại chỗ này, đừng có chối,” . Nhưng đồng chí Lê Văn Dũng đã bao che cho Vịnh, không tiếp tục làm rõ vụ việc này. (Đứng về nguyên tắc kiểm tra khi hai bên nguyên bị còn ý kiến khác nhau thì phải lưu lại ý kiến, chứ không thể nói rằng không có).

Chính trong bản báo cáo của Nguyễn Chí Vịnh và Cục 15 Tổng cục 2 tố cáo đồng chí Lê Khả Phiêu tháng 1 năm 2001 cũng nói rằng: Có những vụ trong diện cán bộ cao cấp liên quan đến Mỹ, Tổng Cục 2 đề nghị Tổng bí thư lập chuyên án nhưng đồng chí Lê Khả Phiêu không làm.

Các ảnh có ghi đồng chí Lê Khả Phiêu liên quan đến CIA mà đồng chí Đỗ Mười đưa ra trước Bộ Chính trị (khoả 8) là do ai đưa cho đồng chí Đỗ Mười? Chính là Tổng Cục 2 và Nguyễn Chí Vịnh lúc này đã làm Tổng cục trưởng đưa cho đồng chí Đỗ Mười. Chúng tôi yêu cầu đồng chí Đỗ Mười phải nói thật với Đảng vấn đề này.

Thưa các đồng chí!

Hội nghị Trung ương 12 (khoá 9) có nêu rằng: Đối với các vụ án T4, Sáu Sứ nếu như có những tình tiết mới thì Trung ương sẽ xem xét lại. Những chứng cứ nêu trên là những tình tiết mới. Yêu cầu Đại hội Đại biểu Đảng toàn quân và toàn quốc, Ban kiểm tra tư cách Đại biểu Đại hội toàn quân và toàn quốc, Uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ quân sự Trung ương, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương kiểm tra xem xét tư cách của Nguyễn Chí Vịnh tại Đại hội Đại biểu Đảng toàn quân và xem xét tư cách Nguyễn Chí Vịnh trong việc giới thiệu đại biểu đi dự Đại hội Đảng toàn quốc.

Kính mong các đồng chí nghiêm túc xử lý Nguyễn Chí Vịnh theo đúng điều lệ Đảng và pháp luật.

Kính chào trân trọng!

Tập thể Đảng viên và cán bộ

khu tập thể 16A Lý Nam Đế

-----------------------------------

PHỤ LỤC

Ngày 14 /5/ 1991

Biên bản hỏi cung Sáu Sứ

Hỏi: Chị cho biết bị bắt vị tội gì?

Đáp: Tôi mới nghe đọc lệnh mới biết.

Hỏi: Thời gian vừa qua chị đi những đâu? Với ai?

Đáp: Thời gian vừa qua tôi có đi nhiều nơi. Gần đây tôi có đi Hà Nội, cách đây 2 tuần. Khi đi bằng máy bay, khi về bằng tàu hỏa. Tôi đi với một số người Hoa là Bái làm bột giấy có cơ sở ở đường Trần Xuân Hòa, gần nhà tôi, ngoài ra có 2 người Hoa, tôi không có quen. Khi về tôi đi xe lửa có một mình.

Trước đó, cách đây 1,5 tháng, vào đầu tháng 4/1991 tôi có đi Hà Nội với ông Năm Châu. Tôi đi xe mang biển số Minh Hải, xe mướn của dân, xe là loại Ford màu đen, tài xế mướn tên là Thiện. Ông Năm Châu ở số nhà 165 đường Tự Do (cũ) Thủ Đức TP Hồ Chí Minh.

Hỏi: Chị đi Hà Nội để làm gì? Gặp những ai?

Đáp: Tôi đi Hà Nội có gặp anh Tùng Giang. Anh Năm Châu có đặt vấn đề với anh Tùng Giang là phải thay đổi nhân sự, như đưa anh Mười Cúc làm cố vấn. đưa anh Mai Chí Thọ ra, thay Ngoại giao, Quốc phòng, Tổ chức. Dự kiến vận động Ba Trần thay anh Mai Chí Thọ, anh Chín Cần thay cụ Nguyễn Đức Tâm, anh Trà thay anh Lê Đức Anh, anh Giáp thay ông Mười Cúc.

Đợt trước tôi cùng Năm Châu ở nhà anh Lê Hoàng, thời gian ba tuần. Anh Năm Châu vận động làm sao được ông Giáp ra đợt này. Ngày hôm sau ở nhà anh Tùng Giang có tôi, Năm Châu, Lê Hoàng. Anh Tùng Giang nói cách đưa anh Trà ra như thế nào. Anh Năm Châu nói vận động Hội cựu chiến binh, Nông dân ra ủng hộ. Nếu không được, đưa Nông dân ra với hình thức biểu tình, thông qua cả lực lượng sinh viên, học sinh miền Nam. Họ cho rằng những người đang làm việc là xấu. Chỉ có họ là đàng hoàng. Tất cả mọi người đều nhất trí ý kiến của anh Năm Châu. Ba tuần ở Hà Nội chờ cụ Giáp, tôi không có đi đâu và thấy cuộc vận động nào như trên. Tôi ở lại Hà Nội chờ cụ Giáp theo ý kiến của anh Năm Châu. Trước khi về anh Năm Châu có gặp được cụ Giáp. Anh Năm Châu có nói với anh Thanh Quảng là cố gắng gặp cụ Giáp để vận động nhân sự theo ý anh Năm Châu. Ngoài ra tôi có đến Lý Nam Đế gặp anh Tư Văn, Vũ Chính ở Cục Nghiên cứu.

Hỏi: Riêng chị đi Hà Nội chị đã phát biểu những gì?

Đáp: Tôi có nói với họ là nếu đưa một người ra thì phải làm cách nào. Các buổi tiếp xúc tôi đều có ghi âm khoảng trên 10 băng, tôi đã giao cho anh Vũ Chính, thông qua thiếu tá Tây.

Năm Châu còn vận động cho anh Võ Đông Giang thay Nguyễn Cơ Thạch, anh Sáu Trí thay cục trưởng tình báo Bộ Quốc phòng.

Tôi biết việc anh Năm Châu đi Hà Nội là theo ý của anh Trà. Năm Châu còn tuyên truyền cho Bùi Tín, khen Bùi Tín tốt, mới dám đấu tranh, hiểu rất nhiều chuyện về Bộ Chính trị. Anh Thanh Quảng nói Bùi Tín có viết thư là sẽ về, về trong khi có đổi mới. Ông Năm Châu nói trước khi đi Pháp Bùi Tín có gặp anh Trà, Thanh Quảng. Khi đi Hà Nội tôi có nhận 2 triệu do thiếu tá Tây giao, còn xe mướn và trả tiền do Cục (II) trả. Tôi có nhận 2 triệu và ký nhận với anh Tây. Anh Năm Châu không phải chi gì vì anh đã đặt vấn đề với tôi là tôi bao toàn bộ chuyến đi. Có lúc về đến Nha Trang xe bị hư anh Năm Châu có chi hơn 1 trăm ngàn đồng sửa xe.

Nội dung các buổi tiếp xúc tôi ghi âm lại ở ngoài Bắc tôi giao chú Vịnh, ở trong Nam tôi giao cho chú Tây để chuyển cho anh Vũ Chính, theo lời Tây nói lại.

Ông Năm Châu nói là “tam đầu chế”, tôi hỏi “tam đầu chế” là gì? Anh Năm Châu nói là thay đổi anh Lê Đức Anh, Mai Chí Thọ, Nguyễn Đức Tâm. Sau khi nắm được sự việc tôi có viết thơ báo cho anh Mười Cúc, Võ Chí Công, Nguyễn Đức Tâm, Tư Khương, Mai Chí Thọ, Bảy Sự.

Hỏi: Những hoạt động vừa qua ở các tỉnh miền Tây như thế nào?

Đáp: Vừa qua tôi có đi cùng Năm Châu xuống Long An gặp ông thiếu tướng Tư Thân, sau đó đi gặp Hai Mới chủ tịch, ông Tư Chiêu là bí thư. Ông Năm Châu nói là mới đi Hà Nội về và cũng vận động về nhân sự như là đã nói ở Hà Nội và cũng nói phương pháp làm là vận động các đoàn thể biểu tình gây áp lực. Ông Tư Thận nói là nếu vận động không được thì khử từng người.

Đi Hậu Giang có gặp ông Thức, Năm Bình, Thọ ở Ban biên tập báo Quân khu 9. Ông Năm Châu cũng vận động như trên. Ông Năm Thức cho biết là ở Hậu Giang Hội cựu chiến binh và Hội những người kháng chiến cũ hoạt động rất khăng khít.

Sau đó tôi đi Minh Hải gặp Hai Phong ở vật tư Minh Hải, Hai Phong nói gài ông Mười Cúc, Lê Đức Anh xuống Minh Hải thì buộc viết thư xin từ chức, sau đó xỉa súng bắt luôn, rồi lên đài truyền hình, ông Năm Châu còn đi gặp ai nữa tôi không nắm được.

Sau đó đi An Giang tính gặp chủ tịch An Giang nhưng anh này không có nhà.

Đi Cửu Long gặp Tư Cần. Năm Châu với Tư Cần có ngồi bàn tôi không nghe rõ. Sáng hôm sau tôi hỏi anh Năm Châu nói là Tư Cần cũng đồng ý với Năm Châu.

Đi Bến Tre gặp ông Trung, Ba Thành phó chủ tịch, Bảy Sĩ ở Hội kháng chiến cũ. Ba Thành nói là sẽ cung cấp tư liệu về bí thư, chủ tịch của Bến Tre cho Năm Châu.

Đi Mỹ Tho có gặp Ba Chương, Bửu Thìn chồng chị Hoàng ở tòa án về hưu, cũng vận động như trên.

Tôi đi miền Tây đợt này có thêm chồng tôi và Năm Châu cũng đi xe và tài xế đợt đi Hà Nội. Ở Cục có đưa cho tôi 1 triệu đồng.

Sau đợt đi miền Tây, tôi và Năm Châu đi Tây Ninh, Đồng Nai. Ở Đồng Nai gặp ông Ba Bùi. Ông này cũng nhất trí với quan điểm của Năm Châu. Ông Ba Bùi nói là ông Giáp, ông Trà, Ba Trần mà ra được là thắng lợi lớn. Họ chê tất cả người hiện nay đang còn làm việc, ủng hộ những người đã nghỉ. Năm Châu và Ba Bùi gặp nhau khoảng 4 tiếng đồng hồ.

Năm Châu có nói là ở Thủ Đức Hội những người kháng chiến cũ đã rã, bây giờ chỉ dựa vào Hội do thiếu tướng Đào Sơn Tây cầm đầu. Hiện Hội đã có trên 80 người.

Ở Tây Ninh có gặp một số người cũng vận động như trên và cũng được nhất trí nhiều.

Năm Châu nói con trai là Hồ Văn Bửu đã chuẩn bị trên 300 học sinh miền Nam sẵn sàng chết để bảo vệ ông Trà, ông Trần.

____________________

Bản viết tay của Sáu Sứ:

“Kam đoan không được tiết lộ bất cứ cơ quan cách mạng, kả cá nhân cụ Giáp, Trà, Trần, Năm Châu. Nếu tôi vi phạm kam kết này sẽ phản đảng, phản tổ quốc Việt Nam của tôi. Tôi hạ quyết tâm cùng anh em an ninh bảo vệ tổ quốc và Đảng.

Nguyễn Thị Sứ sinh ngày ....tháng .... năm 1934 tại làng Bình Phục Nhất, quận Chợ Gạo, tỉnh Kiêng dang, trú 20 Trần Xuân Hòa, phường 7, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 14/5/1991

Nguyễn Thị Sứ

Kính gửi thủ trưởng Vũ Chính.

An ninh bộ nội vụ muốn mượn băng của nhóm Năm Châu. Các anh nói tôi tuyên truyền chống chánh phủ cách mạng, anh bảo với các anh rõ các anh khẳng định tôi công tác bảo vệ Đảng, các anh đọc lệnh bắt, các anh đề nghị tôi viết thư và mượn hết băng anh Chính trao đổi với các anh an ninh bộ nội vụ đường Võ Thị Sáu 154 ĐT 999001

Nguyễn Thị Sứ - X6

.

----------------------------------

ĐỌC THÊM :

Cơ quan Tình báo quân đội Việt Nam và những dấu hiệu của một đại họa (RFA)

http://www.viet-studies.info/kinhte/TongCuc_2.htm

Những scandal ở Tổng cục 2 đã được giải quyết thế nào? (RFA)

http://www.viet-studies.info/kinhte/TongCuc_2_Scandal.htm

.

.

.

No comments:

Post a Comment