Nguyễn Mạnh Hùng
Thứ Tư, 22 tháng 9 2010
Tin liên hệ
Toàn cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày hôm nay buộc chúng ta phải động não tìm những phương thức tái cấu trúc và cải cách những chính sách vĩ mô gây ra sự mất ổn định và tính kém hiệu quả. Cách tiếp cận những vấn đề trên là tiệm tiến (gradual approach), nhưng cũng xin nói ngay, không thể tái cấu trúc và cải cách kinh tế mà không thay đổi một số tư duy về chính trị và quản lý của Nhà nước đương quyền.
Trong rất nhiều quốc gia, khu vực kinh tế Nhà nước đóng một vai trò không nhỏ nhằm kiểm soát những khâu sản xuất “công’’ và, cho một quốc gia đang phát triển, những khâu sản xuất có tính chiến lược để phát triển và tăng trưởng. Việt Nam không là một ngoại lệ. Trong cụm từ “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, vế thứ hai khẳng định vai trò kinh tế của Nhà nước. Vấn đề là vai trò đó được đẩy tới mức nào, và thể hiện ra sao để bảo đảm hiệu quả kinh tế. Thời kỳ đầu sau Đổi mới, xin nhắc, nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười đề ra chính sách kinh tế quốc doanh là chủ đạo. Tỷ trọng khu vực quốc doanh dự tính khoảng 60% nền kinh tế, tập trung chủ yếu trong một số khâu, ngành sản xuất với những Tổng công ty (TCT) chủ sở hữu là nhân dân nhưng do Đảng lãnh đạo đường lối và Nhà nước quản lý điều hành. Vào đầu năm 1982, thời kinh tế kiệt quệ nhưng vẫn ngăn sông cấm chợ kiểu tập trung kế hoạch, chính bản thân tôi cũng đã kiến nghị với Hội đồng Bộ trưởng do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng lãnh đạo như vậy. Thời đó, cách đây xấp xỉ 30 năm, tôi đề nghị trong cái bối cảnh tư duy kinh tế tập trung với những kế hoạch 5, 10 năm khái niệm tôi gọi là kế hoạch mềm. Đề xuất Nhà nước chỉ tập trung kiểm soát hoạt động kinh tế trong những khâu chiến lược với những doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), phần còn lại để doanh nghiệp tư doanh (DNTD) tồn tại và phát huy nội lực, tôi nhấn mạnh rằng cần xác định một số rào cản, quan trọng nhất là làm sao bảo đảm khu kinh tế quốc doanh phải cạnh tranh “lành mạnh” với khu kinh tế dân doanh. Lành mạnh có nghĩa Nhà Nước không ưu đãi tạo đặc quyền đặc lợi cho doanh nghiệp quốc doanh, vì chỉ có một sân chơi công bằng thì mới tạo được tính hiệu quả của cơ chế thị trường. Nếu không, qui luật thị trường bị bóp méo (distorted), hệ luận là tính hiệu quả của những hoạt động kinh tế không được bảo đảm. To thì đè bé, nhiều thông tin và quyển bính thì phép tắc tùy tiện, che giấu, và o ép giá cả, vv…
Hiện tại thì đặc quyền đặc lợi của khu vực kinh tế quốc doanh quá nhiều, trường hợp Vinashin chỉ là một điển hình gây sốc. Với những đặc quyền đặc lợi được ban phát, khu vực này chẳng những yếu kém mà còn gây ra nhiều hậu quả kinh tế nghiêm trọng. Xin kể một số hậu quả:
Thứ nhất, là tạo công ăn việc làm trong một nền kinh tế thặng dư lao động.Trên thực tế, toàn bộ số lao động trong khu vực quốc doanh với 95 tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước chỉ chiếm 1,119 triệu trong số 54,8 triệu lao động toàn xã hội, tức chỉ sử dụng được khoảng hơn 2% lao động, không thể xem là góp phần đáng kể trong việc giải quyết công ăn việc làm cho xã hội. Giảm hẳn 50% so với năm 2000, DNNN chỉ dùng 50% lao động trong khâu công nghệ. Tuy thế, khu DNNN chiếm 43,3% lượng đầu tư, vốn doanh nghiệp và tài sản cố định tăng đến mức 2 lần DNTD từ 2006, nhưng tỷ trọng đóng góp vào GDP giảm từ 31% năm 1998 xuống 27,1% năm 2008. Thật khó để có thể minh chứng rằng DNNN có hiệu quả và năng suất kinh tế tương ứng với nguồn vốn và lực huy động từ nền kinh tế quốc dân.
Thứ nhì, là Nợ. Vì có Nhà Nước bảo lãnh, các DNNN trong khu vực quốc doanh vay tràn lan mà không tính đến hậu quả vỡ nợ. Đạp lên một nguyên tắc là vay thì làm ăn hiệu quả đủ để trả nợ mới đi vay, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu nhờ vào vốn vay ngân hàng và vốn chiếm dụng, dễ sinh rủi ro về cân đối dòng tiền, nợ phải trả cao gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu[i].
Nhiều Tập đoàn kinh tế (TĐKT) và TCT cũng vung tiền cho vay, và khả năng thu vốn về khá thấp. Cũng theo báo cáo giám sát của Ủy ban Kiểm toán nhà nước (KTNN) thì đa số các TĐKT, TCT có số nợ phải thu tính đến quí thứ tư 2008 đã tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2007. Tổng số nợ phải thu của các TĐKT và TCT là 185 nghìn 826 tỉ đồng, chiếm 38,26% vốn chủ sở hữu và 14,96% tổng tài sản. Tổng nợ quá hạn của 7 tập đoàn đến 31.12.2008 là 4 nghìn 168 tỉ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn chiếm 15% tổng số nợ quá hạn.
(còn tiếp)
Trong rất nhiều quốc gia, khu vực kinh tế Nhà nước đóng một vai trò không nhỏ nhằm kiểm soát những khâu sản xuất “công’’ và, cho một quốc gia đang phát triển, những khâu sản xuất có tính chiến lược để phát triển và tăng trưởng. Việt Nam không là một ngoại lệ. Trong cụm từ “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, vế thứ hai khẳng định vai trò kinh tế của Nhà nước. Vấn đề là vai trò đó được đẩy tới mức nào, và thể hiện ra sao để bảo đảm hiệu quả kinh tế. Thời kỳ đầu sau Đổi mới, xin nhắc, nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười đề ra chính sách kinh tế quốc doanh là chủ đạo. Tỷ trọng khu vực quốc doanh dự tính khoảng 60% nền kinh tế, tập trung chủ yếu trong một số khâu, ngành sản xuất với những Tổng công ty (TCT) chủ sở hữu là nhân dân nhưng do Đảng lãnh đạo đường lối và Nhà nước quản lý điều hành. Vào đầu năm 1982, thời kinh tế kiệt quệ nhưng vẫn ngăn sông cấm chợ kiểu tập trung kế hoạch, chính bản thân tôi cũng đã kiến nghị với Hội đồng Bộ trưởng do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng lãnh đạo như vậy. Thời đó, cách đây xấp xỉ 30 năm, tôi đề nghị trong cái bối cảnh tư duy kinh tế tập trung với những kế hoạch 5, 10 năm khái niệm tôi gọi là kế hoạch mềm. Đề xuất Nhà nước chỉ tập trung kiểm soát hoạt động kinh tế trong những khâu chiến lược với những doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), phần còn lại để doanh nghiệp tư doanh (DNTD) tồn tại và phát huy nội lực, tôi nhấn mạnh rằng cần xác định một số rào cản, quan trọng nhất là làm sao bảo đảm khu kinh tế quốc doanh phải cạnh tranh “lành mạnh” với khu kinh tế dân doanh. Lành mạnh có nghĩa Nhà Nước không ưu đãi tạo đặc quyền đặc lợi cho doanh nghiệp quốc doanh, vì chỉ có một sân chơi công bằng thì mới tạo được tính hiệu quả của cơ chế thị trường. Nếu không, qui luật thị trường bị bóp méo (distorted), hệ luận là tính hiệu quả của những hoạt động kinh tế không được bảo đảm. To thì đè bé, nhiều thông tin và quyển bính thì phép tắc tùy tiện, che giấu, và o ép giá cả, vv…
Hiện tại thì đặc quyền đặc lợi của khu vực kinh tế quốc doanh quá nhiều, trường hợp Vinashin chỉ là một điển hình gây sốc. Với những đặc quyền đặc lợi được ban phát, khu vực này chẳng những yếu kém mà còn gây ra nhiều hậu quả kinh tế nghiêm trọng. Xin kể một số hậu quả:
Thứ nhất, là tạo công ăn việc làm trong một nền kinh tế thặng dư lao động.Trên thực tế, toàn bộ số lao động trong khu vực quốc doanh với 95 tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước chỉ chiếm 1,119 triệu trong số 54,8 triệu lao động toàn xã hội, tức chỉ sử dụng được khoảng hơn 2% lao động, không thể xem là góp phần đáng kể trong việc giải quyết công ăn việc làm cho xã hội. Giảm hẳn 50% so với năm 2000, DNNN chỉ dùng 50% lao động trong khâu công nghệ. Tuy thế, khu DNNN chiếm 43,3% lượng đầu tư, vốn doanh nghiệp và tài sản cố định tăng đến mức 2 lần DNTD từ 2006, nhưng tỷ trọng đóng góp vào GDP giảm từ 31% năm 1998 xuống 27,1% năm 2008. Thật khó để có thể minh chứng rằng DNNN có hiệu quả và năng suất kinh tế tương ứng với nguồn vốn và lực huy động từ nền kinh tế quốc dân.
Thứ nhì, là Nợ. Vì có Nhà Nước bảo lãnh, các DNNN trong khu vực quốc doanh vay tràn lan mà không tính đến hậu quả vỡ nợ. Đạp lên một nguyên tắc là vay thì làm ăn hiệu quả đủ để trả nợ mới đi vay, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu nhờ vào vốn vay ngân hàng và vốn chiếm dụng, dễ sinh rủi ro về cân đối dòng tiền, nợ phải trả cao gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu[i].
Nhiều Tập đoàn kinh tế (TĐKT) và TCT cũng vung tiền cho vay, và khả năng thu vốn về khá thấp. Cũng theo báo cáo giám sát của Ủy ban Kiểm toán nhà nước (KTNN) thì đa số các TĐKT, TCT có số nợ phải thu tính đến quí thứ tư 2008 đã tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2007. Tổng số nợ phải thu của các TĐKT và TCT là 185 nghìn 826 tỉ đồng, chiếm 38,26% vốn chủ sở hữu và 14,96% tổng tài sản. Tổng nợ quá hạn của 7 tập đoàn đến 31.12.2008 là 4 nghìn 168 tỉ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn chiếm 15% tổng số nợ quá hạn.
(còn tiếp)
Nguyễn Mạnh Hùng
Thứ Ba, 28 tháng 9 2010
Tin liên hệ
Sau hai bất cập trầm trọng vừa nói, phải kể còn thêm những bất cập sau.
Thứ ba là khu vực quốc doanh lỗ lã, đi lệch mục tiêu chiến lược chính mà đầu tư vào đủ thứ ngành nghề, nhà đất, chứng khoán, du lịch… Mới đầu năm, Bộ trưởng Bộ Đầu tư - Kế hoạch còn tuyên bố là đầu tư đa ngành “đúng chính sách”, biện minh cho hiện tượng có thể gọi là khá vô chính phủ. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực chính của doanh nghiệp đã thấp, hiệu suất đầu tư sang các lĩnh vực khác còn thấp hơn. Tổng cộng có 47 TĐKT và TCT tham gia đầu tư vào lĩnh vực tài chính, chứng khoán, ngân hàng… với tổng số vốn đầu tư rất lớn, cuối năm 2008 là 21 nghìn 164 tỉ đồng. Điển hình là EVN. Năm 2008, đơn vị này đầu tư vào lĩnh vực tài chính khoảng 2 nghìn 146 tỉ đồng, trong khi để đảm bảo kế hoạch đầu tư xây dựng nguồn điện EVN còn thiếu 382 nghìn 931 tỉ đồng. Tuy nhiên hiệu suất đầu tư (lợi nhuận trên vốn đầu tư) tính chung là rất thấp, thấp hơn so với đầu tư vào ngành kinh doanh chính của các đơn vị này. Báo cáo giám sát cũng cho thấy nhiều TCT làm ăn thua lỗ, tính đến cuối năm 2008 vẫn còn 23 đơn vị có lỗ lũy kế với tổng số tiền là 2 nghìn 797 tỉ đồng.
Thứ tư, là vấn đề kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế quốc doanh. Trong xu hướng toàn cầu hóa, cán cân thương mại đo lường sức bung ra của một nền kinh tế. Báo cáo của Chính phủ cho biết năm 2006 doanh nghiệp vốn nước ngoài FDI tạo được kim ngạch xuất khẩu 62,8 % trong khi toàn bộ các doanh nghiệp Việt Nam, kể cả các TĐKT và TCT lẫn các DNTN chỉ đóng góp được 37,2 %! Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp vốn nước ngoài vẫn đạt 60,3 %, trong khi DNNN chỉ được 39,7 %. Năm 2008 có tiến bộ hơn nhưng toàn bộ khối DNNN cũng chỉ có kim ngạch xuất khẩu khoảng 45 %. ViệtNam , buồn thay, vẫn nhập siêu. Khoản nợ nước ngoài tiếp tục tăng đến chóng mặt.
Thứ năm là đóng góp vào ngân sách Nhà Nước của khu vực kinh tế quốc doanh. Như chúng ta biết, ngân sách này thâm hụt, chi nhiều hơn thu. Năm 2009, mức thâm hụt đổ đồng là độ 7% GDP. Năm 2010, mục tiêu của Chính phủ là giữ ở mức thâm hụt đó, nhưng Ngân hàng phát triển Á châu (ADP) dự đoán mức này sẽ lên đến gần 10% GDP. Quan sát số liệu, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tức DNTD kể cả một số doanh nghiệp vốn ngoại quốc, đều có đóng góp đáng kể vào phần thu ngân sách. Ngược lại, khâu DNNN đóng góp tương đối ít. Những TĐKT và những TCT hoặc lỗ thật, hoặc khai lỗ, nại cớ khủng hoảng kinh tế thế giới ba năm qua. Một số đã không đóng góp vào phần thu mà còn làm trầm trọng phần chi trả lợi nhuận trên vốn đi vay trong một ngân sách vốn đã thâm hụt.
Khu vực kinh tế quốc doanh mà chủ sở hữu, trên nguyên tắc là nhân dân nhưng do Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý quả đang gặp những vấn nạn lớn. Trong số những vấn nạn này, chúng ta chưa nói tới quốc nạn tham nhũng mà DNNN có thể là một cái thùng không đáy tiền rót vào chẳng biết sẽ đi đâu. Quyền lực tạo nhũng nhiễu, quyền lực tuyệt đối thì có thể tạo ra nhũng nhiễu “bất trị”. Nắm giữ phần lớn tài sản của đất nước (rừng, biển, đất, khả năng nhân danh Nhà nước Việt Nam đi vay qua phát hành trái phiếu quốc tế, vân vân…), nhũng nhiễu này có thể đưa đến mức phá sản toàn bộ những gì ông cha chúng ta để lại.
Cải tổ khu vực kinh tế quốc doanh trong việc thiết lập một nền kinh tế đàng hoàng, có hiệu quả, buộc DNNN vận hành bình đẳng với khu vực ngoài quốc doanh (vốn là một động cơ kinh tế không thể thiếu được) là một đòi hỏi chính đáng. Đòi hỏi xác định lại thế nào là vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước tối cần. Đóng được vai trò chủ đạo không phải và không nhất thiết chiếm tỷ trọng lớn vốn cố định và đầu tư, trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, chi phối một cách bức bách không bình đẳng các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh bằng áp đặt một cơ chế quyền lực tài chính và chính trị.
Xin lược ghi vài nét tôi nghĩ là quan yếu để chúng ta cùng suy nghĩ:
Một là, xin Nhà nước rút lại những đặc quyền đặc lợi ban phát cho các TĐKT, TCT về vấn đề vay vốn. Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính có cho vay hay không là cứ trên tiêu chuẩn hiệu suất kinh tế, không phải cho vay theo chính sách bất kể làm ăn thế nào, tính khả thi những dự án ra sao, phục vụ ai, vv… Nhà nước vay quốc tế sẽ phải trả nợ, sớm hay muộn, và không thể để thế hệ con em 2, 3, 5 mươi năm nữa những món nợ khổng lồ mà nếu không thanh khoản nổi thì… chỉ còn bán đất, bán tài nguyên, bán rừng, bán biển (tức bán nước) để gán nợ.
Hai là, khu vực DNNN cần thu nhỏ lại, chỉ giữ nhữngTĐKT và TCT có hoặc có khả năng làm ăn có hiệu quả kinh tế. “Too big to fail” (quá lớn để thất bại) không phải là khẩu hiệu phù hợp cho một nền kinh tế tụt hậu đang ở giai đoạn phát triển. Phải có quyết tâm “dẹp” những cơ sở kinh doanh nhà nước nợ nần lỗ lã, và tìm những người có khả năng kinh doanh thật sự lấp vào chỗ những lãnh đạo kinh doanh được hệ thống chính trị bổ nhiệm theo những tiêu chuẩn ngoài kinh doanh.
Ba là, xin Nhà nước tạo một sân chơi bình đẳng giữa khu vực kinh tế quốc doanh với khu vực kinh tế dân doanh. Dân làm gốc, là vậy. Dân là chủ, cũng thế. Hiện nguồn lực và cơ hội dành cho kinh tế dân doanh tương đối rất thấp, không tạo ra được những xung động bức thiết đẩy để kinh tế ViệtNam cất cánh. Xin nhắc các vị có thẩm quyền, trong số những nước nghèo nhất thế giới, Việt Nam hạng 11. Lợi tức bình quân nay chỉ khoảng 900 đến 1000 đôla/ đầu người, tức xấp xỉ trong khoảng 1/3 - 1/6 lợi tức bình quân người dân Trung Quốc. Báo chí đưa tin Việt Nam nhập cả tăm tre Trung Quốc, cây trái Thái Lan… với cán cân nhập siêu ngày một trầm trọng. Thế là nợ chồng, nợ chất, tương lai làm gì lấy gì để trả!
Bốn là, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hiện nay đang tạo ra nhiều nghịch lý, tệ hại và phản cảm cả trong nền kinh tế lẫn vận hành xã hội… Nhiệm vụ cải tổ cơ chế DNNN không làm không được. Cần thiết lập một cơ quan độc lập đủ mạnh để thực hiện một chương trình cải tổ này. Cơ quan này phải có quyền lực thực sự để giám sát, kiểm tra, bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo, và thông tin minh bạch đến nhân dân thông qua cơ quan tối cao đại diện là Quốc hội hầu tạo một mối đồng thuận rộng khắp.
Năm là. phải có cơ chế hữu hiệu chống tham nhũng và thất thoát của công. Chẳng hạn nhà nước buộc những nhà lãnh đạo kinh doanh từ Chủ tịch Hội đồng quản trị đến các Tổng giám đốc, Giám đốc… trong các TĐKT, TCT nhà nước từ 5 năm qua khai báo minh bạch và công khai hoá tài sản chính đáng của mình, xử lý theo luật pháp những vi phạm nếu có, sẽ là một quốc sách mang lại niềm tin của nhân dân vào chế độ. Nếu không làm được như thế, tất cả sẽ chỉ là ngôn từ mỹ miều rỗng tuếch.
Sáu là, dư luận về khả năng cổ phần hóa các DNNN như một biện pháp cải cách tỏ vẻ lo ngại. Dĩ nhiên, chẳng Nhà nước nào dại cổ phần hóa những DNNN có lời. Nhưng nếu lỗ lã, lại nợ nần, thì ắt giá cổ phần của những DN này rất thấp. Ai mua? Nếu không có một cơ chế quản lý chặt chẽ, chắc hẳn không phải ai khác mà là những nhóm lợi ích - tức những người đã và đang có tiền (bất luận tiền làm ra thế nào) - mà các quan chức có thông tin và đặc quyền rỉ tai cho nghe. Họ sẽ chiếm dụng những DN này, bỏ ra vốn thấp để “tiếp quản” với giá mạt, và cái giai cấp “tư sản” đỏ này thật ra chỉ đơn thuần trá hình những ai hiện có quyền có chức. Ở trong tình thế hiện tại, khả năng một cuộc hold-up ở tầm mức toàn quốc như vậy là có.
Thứ ba là khu vực quốc doanh lỗ lã, đi lệch mục tiêu chiến lược chính mà đầu tư vào đủ thứ ngành nghề, nhà đất, chứng khoán, du lịch… Mới đầu năm, Bộ trưởng Bộ Đầu tư - Kế hoạch còn tuyên bố là đầu tư đa ngành “đúng chính sách”, biện minh cho hiện tượng có thể gọi là khá vô chính phủ. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực chính của doanh nghiệp đã thấp, hiệu suất đầu tư sang các lĩnh vực khác còn thấp hơn. Tổng cộng có 47 TĐKT và TCT tham gia đầu tư vào lĩnh vực tài chính, chứng khoán, ngân hàng… với tổng số vốn đầu tư rất lớn, cuối năm 2008 là 21 nghìn 164 tỉ đồng. Điển hình là EVN. Năm 2008, đơn vị này đầu tư vào lĩnh vực tài chính khoảng 2 nghìn 146 tỉ đồng, trong khi để đảm bảo kế hoạch đầu tư xây dựng nguồn điện EVN còn thiếu 382 nghìn 931 tỉ đồng. Tuy nhiên hiệu suất đầu tư (lợi nhuận trên vốn đầu tư) tính chung là rất thấp, thấp hơn so với đầu tư vào ngành kinh doanh chính của các đơn vị này. Báo cáo giám sát cũng cho thấy nhiều TCT làm ăn thua lỗ, tính đến cuối năm 2008 vẫn còn 23 đơn vị có lỗ lũy kế với tổng số tiền là 2 nghìn 797 tỉ đồng.
Thứ tư, là vấn đề kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế quốc doanh. Trong xu hướng toàn cầu hóa, cán cân thương mại đo lường sức bung ra của một nền kinh tế. Báo cáo của Chính phủ cho biết năm 2006 doanh nghiệp vốn nước ngoài FDI tạo được kim ngạch xuất khẩu 62,8 % trong khi toàn bộ các doanh nghiệp Việt Nam, kể cả các TĐKT và TCT lẫn các DNTN chỉ đóng góp được 37,2 %! Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp vốn nước ngoài vẫn đạt 60,3 %, trong khi DNNN chỉ được 39,7 %. Năm 2008 có tiến bộ hơn nhưng toàn bộ khối DNNN cũng chỉ có kim ngạch xuất khẩu khoảng 45 %. Việt
Thứ năm là đóng góp vào ngân sách Nhà Nước của khu vực kinh tế quốc doanh. Như chúng ta biết, ngân sách này thâm hụt, chi nhiều hơn thu. Năm 2009, mức thâm hụt đổ đồng là độ 7% GDP. Năm 2010, mục tiêu của Chính phủ là giữ ở mức thâm hụt đó, nhưng Ngân hàng phát triển Á châu (ADP) dự đoán mức này sẽ lên đến gần 10% GDP. Quan sát số liệu, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tức DNTD kể cả một số doanh nghiệp vốn ngoại quốc, đều có đóng góp đáng kể vào phần thu ngân sách. Ngược lại, khâu DNNN đóng góp tương đối ít. Những TĐKT và những TCT hoặc lỗ thật, hoặc khai lỗ, nại cớ khủng hoảng kinh tế thế giới ba năm qua. Một số đã không đóng góp vào phần thu mà còn làm trầm trọng phần chi trả lợi nhuận trên vốn đi vay trong một ngân sách vốn đã thâm hụt.
Khu vực kinh tế quốc doanh mà chủ sở hữu, trên nguyên tắc là nhân dân nhưng do Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý quả đang gặp những vấn nạn lớn. Trong số những vấn nạn này, chúng ta chưa nói tới quốc nạn tham nhũng mà DNNN có thể là một cái thùng không đáy tiền rót vào chẳng biết sẽ đi đâu. Quyền lực tạo nhũng nhiễu, quyền lực tuyệt đối thì có thể tạo ra nhũng nhiễu “bất trị”. Nắm giữ phần lớn tài sản của đất nước (rừng, biển, đất, khả năng nhân danh Nhà nước Việt Nam đi vay qua phát hành trái phiếu quốc tế, vân vân…), nhũng nhiễu này có thể đưa đến mức phá sản toàn bộ những gì ông cha chúng ta để lại.
Cải tổ khu vực kinh tế quốc doanh trong việc thiết lập một nền kinh tế đàng hoàng, có hiệu quả, buộc DNNN vận hành bình đẳng với khu vực ngoài quốc doanh (vốn là một động cơ kinh tế không thể thiếu được) là một đòi hỏi chính đáng. Đòi hỏi xác định lại thế nào là vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước tối cần. Đóng được vai trò chủ đạo không phải và không nhất thiết chiếm tỷ trọng lớn vốn cố định và đầu tư, trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, chi phối một cách bức bách không bình đẳng các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh bằng áp đặt một cơ chế quyền lực tài chính và chính trị.
Xin lược ghi vài nét tôi nghĩ là quan yếu để chúng ta cùng suy nghĩ:
Một là, xin Nhà nước rút lại những đặc quyền đặc lợi ban phát cho các TĐKT, TCT về vấn đề vay vốn. Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính có cho vay hay không là cứ trên tiêu chuẩn hiệu suất kinh tế, không phải cho vay theo chính sách bất kể làm ăn thế nào, tính khả thi những dự án ra sao, phục vụ ai, vv… Nhà nước vay quốc tế sẽ phải trả nợ, sớm hay muộn, và không thể để thế hệ con em 2, 3, 5 mươi năm nữa những món nợ khổng lồ mà nếu không thanh khoản nổi thì… chỉ còn bán đất, bán tài nguyên, bán rừng, bán biển (tức bán nước) để gán nợ.
Hai là, khu vực DNNN cần thu nhỏ lại, chỉ giữ nhữngTĐKT và TCT có hoặc có khả năng làm ăn có hiệu quả kinh tế. “Too big to fail” (quá lớn để thất bại) không phải là khẩu hiệu phù hợp cho một nền kinh tế tụt hậu đang ở giai đoạn phát triển. Phải có quyết tâm “dẹp” những cơ sở kinh doanh nhà nước nợ nần lỗ lã, và tìm những người có khả năng kinh doanh thật sự lấp vào chỗ những lãnh đạo kinh doanh được hệ thống chính trị bổ nhiệm theo những tiêu chuẩn ngoài kinh doanh.
Ba là, xin Nhà nước tạo một sân chơi bình đẳng giữa khu vực kinh tế quốc doanh với khu vực kinh tế dân doanh. Dân làm gốc, là vậy. Dân là chủ, cũng thế. Hiện nguồn lực và cơ hội dành cho kinh tế dân doanh tương đối rất thấp, không tạo ra được những xung động bức thiết đẩy để kinh tế Việt
Bốn là, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hiện nay đang tạo ra nhiều nghịch lý, tệ hại và phản cảm cả trong nền kinh tế lẫn vận hành xã hội… Nhiệm vụ cải tổ cơ chế DNNN không làm không được. Cần thiết lập một cơ quan độc lập đủ mạnh để thực hiện một chương trình cải tổ này. Cơ quan này phải có quyền lực thực sự để giám sát, kiểm tra, bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo, và thông tin minh bạch đến nhân dân thông qua cơ quan tối cao đại diện là Quốc hội hầu tạo một mối đồng thuận rộng khắp.
Năm là. phải có cơ chế hữu hiệu chống tham nhũng và thất thoát của công. Chẳng hạn nhà nước buộc những nhà lãnh đạo kinh doanh từ Chủ tịch Hội đồng quản trị đến các Tổng giám đốc, Giám đốc… trong các TĐKT, TCT nhà nước từ 5 năm qua khai báo minh bạch và công khai hoá tài sản chính đáng của mình, xử lý theo luật pháp những vi phạm nếu có, sẽ là một quốc sách mang lại niềm tin của nhân dân vào chế độ. Nếu không làm được như thế, tất cả sẽ chỉ là ngôn từ mỹ miều rỗng tuếch.
Sáu là, dư luận về khả năng cổ phần hóa các DNNN như một biện pháp cải cách tỏ vẻ lo ngại. Dĩ nhiên, chẳng Nhà nước nào dại cổ phần hóa những DNNN có lời. Nhưng nếu lỗ lã, lại nợ nần, thì ắt giá cổ phần của những DN này rất thấp. Ai mua? Nếu không có một cơ chế quản lý chặt chẽ, chắc hẳn không phải ai khác mà là những nhóm lợi ích - tức những người đã và đang có tiền (bất luận tiền làm ra thế nào) - mà các quan chức có thông tin và đặc quyền rỉ tai cho nghe. Họ sẽ chiếm dụng những DN này, bỏ ra vốn thấp để “tiếp quản” với giá mạt, và cái giai cấp “tư sản” đỏ này thật ra chỉ đơn thuần trá hình những ai hiện có quyền có chức. Ở trong tình thế hiện tại, khả năng một cuộc hold-up ở tầm mức toàn quốc như vậy là có.
----------------------------------------------
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ
.
.
.
No comments:
Post a Comment