Monday, September 20, 2010

NHữNG PHÚT GIÂY HồI TƯởNG CủA NGƯờI TạO DựNG NÊN SINGAPORE

Những phút giây hi tưởng ca người to dng nên Singapore

Nguồn: Seth Mydans, The New York Times

Cymbidium, X-Cafe chuyển ngữ

10.09.2010

http://www.x-cafevn.org/node/986

.

Lý Quang Diệu, người đã tạo nên Singapore qua hình ảnh nghiêm nghị và cứng rắn của chính mình, hỏi "Thế thì khi nào chiếc lá cuối cùng rời cành?” lúc gần đến ngày sinh nhật thứ 87 của ông và cái tuổi trầm ngâm, yếu ớt, và mất mát.

Ông Lý, một trong những nhân vật chính trị có ảnh hưởng nhất của Á châu với mô hình tăng trưởng kinh tế và kiểm soát xã hội chặt chẽ theo kiểu “Singapore", tuyên bố "Tôi có thể cảm thấy sinh lực suy giảm dần dần. Và nói chung, tôi muốn nói là mỗi năm, khi người ta biết sức khoẻ không như năm ngoái. Nhưng đời là vậy."

.

Tuần trước, trong một cuộc phỏng vấn dài và sâu xa một cách khác thường, ông nói về những đau nhức vì tuổi tác và cách làm thuyên giảm qua thiền, về những khó khăn của ông để xây dựng một quốc gia thịnh vượng trên hòn đảo nghèo tài nguyên này, và mối quan tâm của ông sợ rằng thế hệ mai sau có thể thụ hưởng những thành tựu của ông như là điều tất nhiên và để chúng trượt mất đi.

Ông mặc quần áo giản dị với cái áo chắn gió và đôi giày thể thao trong văn phòng to lớn, sáng sủa. Tinh thần ông vẫn minh mẫn nhưng rõ ràng ông trông già hơn với cái lưng hơi khom khom. Ông không còn kiểm soát công việc hằng ngày nhưng, khi nào còn sống, ông vẫn là nhân vật nổi bật của quốc gia mà ông đã tạo ra.

Bấm : http://graphics8.nytimes.com/images/2010/09/11/world/asia/11lee-1/11lee-1-articleLarge.jpg

Nhưng ông nói trong những năm cuối cùng này, cuộc sống của ông đã trở nên tăm tối vì bệnh tình của người vợ và người đồng hành trong 61 năm. Bà ta nằm liệt giường và bị câm sau một loạt cơn đột quỵ.

Ông nói "Tôi cố gắng làm bản thân bận rộn, nhưng đôi khi trong những lúc nhàn rỗi, tâm trí của tôi trở lại với những ngày hạnh phúc chúng tôi sống bên nhau." Với cách tiếp cận bất khả tri và thực tế của ông trong cuộc sống, ông nói chuyện với một sự ganh tị với những người tìm thấy nghị lực và niềm an ủi trong tôn giáo. Ông hỏi "Làm thế nào để tôi tự an ủi? Ừ thì, theo tôi, đời chỉ là thế. '"

Ông nói "Cái gì sẽ đến, tôi không biết. Có ai sống lại bao giờ."

.

Là Thủ tướng của Singapore từ ngày thành lập vào năm 1965 cho đến khi nhường ngôi vào năm 1990, ông Lý đã tạo nên cái mà ông gọi là "một ốc đảo thế giới thứ nhất trong một khu vực thế giới thứ ba" - được khen ngợi với cách cai quản có hiệu quả và trong sạch của mình, nhưng ông lại bị các nhóm tranh đấu cho nhân quyền cáo buộc là hạn chế quyền tự do phát biểu chính kiến và đe dọa đối thủ bằng cách thưa về tội phỉ báng.

Chức vị của ông bây giờ là bộ trưởng cố vấn, một vai trò rất có quyền trong chính phủ hiện nay được dẫn dắt bởi Thủ tướng Lý Hiển Long, con trai ông. Ngày nay, một câu hỏi vẫn lẩn quẩn ở Singapore là một khi ông ta qua đời, mô hình của ông sẽ tồn tại trong bao lâu và dưới dạng thái nào.

Lúc nào trông cũng khỏe mạnh, ông Lý tranh đấu chống sự suy tàn của tuổi tác với một thời khoá biểu bơi lội, đạp xe và đấm bóp, và có lẽ quan trọng hơn hết là một lịch trình theo từng giờ hàng ngày của các cuộc họp, diễn văn và hội nghị ở cả Singapore lẫn ngoại quốc. Ông nói "Tôi biết nếu tôi nghỉ ngơi, sức khỏe của tôi sẽ tụt dốc nhanh chóng". Sau một giờ phỏng vấn, câu chuyện chuyển từ tự kiểm thảo đến địa chính trị, những năm tháng dường như lướt qua và ông càng trở nên mạnh mẽ và cương quyết, quan điểm thế giới của ông vẫn bao xa, đầy đủ chi tiết và phổ quát.

Tuy vậy, ông nói đôi khi ông có một cái nhìn khác về những cuộc vật lộn chống già nua và nhận ra cái mà ông gọi là "sự vô lý của nó." Ông nói "Tôi sắp 87 tuổi, cố gắng giữ gìn sức khoẻ để có một thân thể cường tráng, đó là một nỗ lực, nhưng nỗ lực đó có bõ không? Tôi tự cười mình vì cố gắng để giữ một diện mạo hùng tráng. Nó trở thành thói quen của tôi. Tôi chỉ cứ thế mà làm."

.

Những khoảnh khắc khó khăn nhất của ông là mỗi chiều khi ông ngồi bên cạnh giường vợ, bà Kha Ngọc Chi, 89, người đã không thể cử động hoặc nói chuyện được trong hơn hai năm qua. Bà ta luôn ở bên cạnh ông, như là một người thân tín và cố vấn từ lúc hai người còn là sinh viên luật ở Luân Đôn.

Ông nói "Bà ta hiểu khi tôi thủ thỉ với bà ấy, điều mà tôi làm hằng tối. Bà ấy thức chờ nghe tôi kể về công việc sau mỗi ngày của tôi và đọc những bài thơ yêu thích của bà ta." Ông mở một tờ giấy lớn để khoe danh sách mà ông đã đọc, sách của những tác gỉa Jane Austen, Rudyard Kipling và Lewis Carroll cũng như các bài thơ ngắn của Shakespeare.

Gần đây, ông nói, ông ôn lại những lời nguyện trong hôn nhân Kitô giáo và để ý đến dòng chữ: "Để yêu thương, gìn giữ và ấp ủ khi ốm đau và khỏe mạnh, trong mọi tình huống tốt hay xấu cho đến khi cái chết chia đôi chúng ta."

"Tôi nói với bả ta ‘Anh sẽ cố gắng mãi mãi ở bên em.’ Đời là thế. Bà ta hiểu." Nhưng ông cũng nói "Tôi không biết ai đi trước, bà ta hay tôi."

Ông nói vào ban đêm, khi nghe các tiếng rên rỉ của vợ ông trong phòng bên cạnh, ông tự làm tĩnh tâm bằng cách thiền 20 phút, miệng niệm câu kinh "Ma-Ra-Na-Tha" mà một người bạn Kitô giáo chỉ ông.

Câu kinh đó là tiếng Aram, ở phần cuối của bài truyền đạo mà Thánh Paul gởi cho các con chiên người Corinth, và có thể được dịch theo nhiều cách. Ông Lý nói rằng người ta nói câu kinh khổ đó có nghĩa là "Hãy đến với tôi, Ôi Chúa Giêsu," và mặc dù ông không phải là một tín đồ, ông thấy các âm thanh nghe thanh thoát.

Ông nói "Cái khó khăn là giữ cho tâm trí bất an khỏi nghĩ ngợi loạn xạ. Một khi bạn được thanh thản, những áp lực và lo âu trong ngày được tẩy sạch. Sau đó dễ ngủ hơn."

.

Ông bỏ ngoài tai những lời của Catherine Lim, một nhà văn và nhà phê bình xã hội nổi tiếng người Singapore, người đã mô tả ông ta là có "một cách cư xử độc đoán và thực tế không để tình cảm chi phối."

Ông phản đối "Cô ấy là một tiểu thuyết gia, vì vậy, cô ta đơn giản hoá cá tính của con người," để tạo nên cái mà ông gọi là một "hình ảnh biếm họa của tôi. Nhưng làm gì ai cũng dễ dãi hay đơn giản như thế?"

Ông nói những căng thẳng về bệnh tật của vợ ông lúc nào cũng hiện diện, làm ông suy nghĩ nghiều hơn là những căng thẳng mà ông phải đối diện trong những năm tháng trong chính trường. Nhưng nhiều lần, khi nhìn lại cuộc đời của mình, ông trở về thời điểm của nỗi đau đớn lớn nhất, đó là việc trục xuất của Singapore ra khỏi Malaysia vào năm 1965, khi ông đã khóc trước công chúng.

Nỗi đau thương này đã tạo nên một thử thách mà nó đã định rõ cuộc đời của ông: tạo lập và phát triển của một quốc gia ổn định và thịnh vượng, luôn luôn cảnh giác chống mọi xung đột trong dân số hỗn hợp người Trung Quốc, Mã Lai và Ấn Độ của nó.

.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ International Herald Tribune cách đây ba năm, ông nói "Chúng tôi không có các thành phần của một quốc gia, các yếu tố căn bản như nhân chủng đồng nhất với một ngôn ngữ, văn hóa và vận mệnh chung."

Ông lo lắng về giới trẻ với đòi hỏi của họ cho sự cởi mở chính trị nhiều hơn và sự tự do trao đổi tư tưởng, với cuộc sống an toàn của họ trong một Singapore hiện đại. Ông nói "Họ đã đến lúc tin rằng tình trạng trong nước là điều tự nhiên mà họ có thể tự tiện sử dụng. Họ nghĩ rằng tình trạng có thể được cài vào thể thức tự động. Tôi biết là điều đó không bao giờ được như vậy."

Ông tiếp “Lối tranh chấp chính trị mở mà họ đòi hỏi tất sẽ đưa đến nền chính trị dựa trên chủng tộc, và "xã hội chúng ta sẽ bị xé nát."

.

Theo phương pháp của ông, một người thích tranh chấp về chính trị, ông thường xuyên tấn công đối thủ bằng những thưa gửi về tội phỉ báng để đưa họ đến tình trạng thân bại danh liệt. Ông cho những vụ thưa gửi đó là cần thiết để bảo vệ thanh danh của ông, và ông bác bỏ những chỉ trích của các phóng viên Phương Tây "nhẩy vào nhẩy ra Singapore” và cho họ là "rác rưởi tuyệt đối."

Ông tuyên bố, trong trường hợp nào đi nữa, không phải các phóng viên này hay các bài cáo phó mà họ có thể viết về bản án cuối cùng của những hành động của ông, mà chính là những học giả tương lai, những người sẽ nghiên cứu các hành động đó trong bối cảnh thời điểm của họ.

"Tôi không nói rằng mọi thứ tôi đã làm là đúng," ông nói, "nhưng tất cả mọi thứ tôi đã làm đều có một mục đích cao cả. Tôi đã phải làm một vài điều tồi tệ như bỏ tù đồng môn mà không cần xét xử. "

.

Và mặc dù lá đang lìa cành, ông nói, những câu chuyện về Lý Quang Diệu có thể vẫn chưa dứt. Ông trích dẫn một câu tục ngữ Trung Quốc: Đừng phán xét một người cho đến khi áo quan của người đó được khép lại.

Ông kết thúc "Đóng quan tài, sau đó quyết định, rồi đánh giá người ta. Tôi vẫn có thể làm điều ngu xuẩn gì đó trước khi nắp quan tài của tôi được đậy lại. "

.

.

.

No comments:

Post a Comment