Bản tin từ Huế ngày 28-09-2010
Sep 28, '10 7:58 PM
Lập An là một ngôi làng nhỏ nằm phía bắc Thị trấn Lăng Cô, dưới chân núi Phú Gia và nhìn ra biển, nơi đang có một khu du lịch (thuộc cụm du lịch Chân Mây+Lăng Cô, xin xem bản đồ). Người dân nơi đây (31 hộ) từ lâu sinh sống với ruộng và rẫy. Cách đây hơn một năm, họ đã bằng lòng giao ruộng (nằm gần bờ biển) và chỉ giữ lại nương rẫy (nằm gần chân núi) để nhà nước làm một dự án, có lẽ là dự án mở rộng khu du lịch nói trên. Vì địa hình nơi đây khá thuận lợi cho gió lốc tàn phá, nên họ đã buộc lòng xây những chòi lều để giữ rẫy mà có thể chống chọi với loại thiên tai này. Sau bao cố gắng chắt chiu tháng ngày và với sự cho phép của nhà cầm quyền địa phương (!?!), cuối cùng thì họ cũng dựng lên được những ngôi nhà chòi nho nhỏ (3x4m) bằng xi-măng (xem hình). Tuy nhỏ nhưng mỗi ngôi nhà này tốn khoảng 20 triệu đồng, một số tiền lớn đối với dân nghèo như họ. Nhưng niềm vui chưa dứt thì được tin như sét đánh: có lệnh cưỡng chế của chủ tịch thị trấn Lăng Cô Lê Văn Tình. Lê Văn Tình là một trong những tên cầm đầu vụ cướp trường của Giáo xứ Loan Lý cách đây hơn một năm, vào ngày 13-09-2009.
1- Đàn voi phá nhà
Đúng vào lúc 8g30 ngày 22-09-2010, dưới sự điều khiển của chủ tịch thị trấn Lăng Cô Lê Văn Tình và phó trưởng công an huyện Phú Lộc, thượng tá Sĩ, một đội quân cưỡng chế gồm 50 công an và một số cán bộ, dân phòng đi trên xe con, xe múc, xe cứu thương tấn công vào làng Lập An… Không đọc lệnh đình chỉ, chẳng cho thời gian tháo dỡ, bọn chúng đi đến đâu gây đổ nát đến đó. Tiếng loa hăm dọa của lũ “thi hành công vụ”, tiếng gầm đinh tai của xe múc, tiếng búa chan chát đập sập tường chen lẫn với tiếng than khóc đầy uất hận, tiếng kêu la đầy đau đớn của người dân thấp cổ bé miệng đang bị dùi cui đánh lõa đầu, bị roi diện dí vào thân thể vì tìm cách bảo vệ tài sản của họ. Thật là một cảnh đàn áp bi thương vốn chỉ có trong chế độ Cộng sản, nhất là CSVN. Lê Văn Tình và đồng bọn như lên cơn điên cuồng say máu. Cuộc phá nhà hôm nay là nằm trong kế hoạch đoạt luôn những thửa nương rẫy còn sót lại của dân lành để bán cho các công ty du lịch vốn đang nở rộ tại cái thị trấn được xem là trung tâm du lịch quan trọng của tỉnh Thừa Thiên. Phá xong, chúng cũng chẳng thèm làm biên bản, dù người dân la ó đòi hỏi. Bọn cướp thì làm gì có giấy tờ. Thế nhưng, dưới sự phản đối chống cưỡng mạnh mẽ của quần chúng, bọn cướp ngày đã không thể phá hết 31 căn nhà chòi vô tội.
Dù có rất nhiều người bị thương, cần chở đi bệnh viện, nhưng xe cứu thương của bọn cướp ngày vẫn từ chối chở họ đi vì không chấp nhận dân lập biên bản. Khốn nạn đến mức đó là cùng. Thế là dân phản ứng bằng cách xả xì lốp xe cứu thương (xem hình) và tự cứu các thân nhân của họ.
2- Hành trình khiếu kiện
Khổ nạn vẫn chưa hết với dân lành. Trưa 23-09-2010, 19 phụ nữ già trẻ thôn Lập An quyết định kéo nhau lên kêu cứu tại UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Họ gồm có: 1- Lê Thị Nga, hội trưởng hội Phụ nữ thôn, 2- Nguyễn Thị Bưởi, 3- Phan Thị Hiếu, 4- Lê Thị Nhiên, 5- Ngô Thị Sâm, 6- Võ Thị Hà, 7- Nguyễn Thị Bông, 8- Nguyễn Thị Lai, 9- Nguyễn Thị Lành, 10- Lê Thị Trung, 11- Đỗ Thị Hiền, 12- Lê Thị Bưởi, 13- Nguyễn Thị Thương, 14- Nguyễn Thị Hương, 15- Lê Thị Hoa, 16- Nguyễn Thị Hoa, 17- Nguyễn Thị Gái, 18- Nguyễn Thị Gái Em, 19- Tôn Nữ Thị Xuân.
Chuyến xe đầu tiên chở 10 người đi ra Huế, ngang đến bệnh viện Phú Lộc thì bị Công an huyện chận lại, buộc tài xế quay lui về Lập An. Chuyến xe thứ hai chở 9 người cũng bị chặn lại và còn bị phạt 500.000đ. Công an buộc sang người qua xe đầu để lui về làng… Khi chiếc xe chở chung tất cả đoàn dân khiếu kiện vừa chạy được 400m thì họ buộc tài xế thả họ xuống bên đường, nếu không họ sẽ nhảy xuống trong khi xe đang chạy!
Đón được chiếc xe thứ 3, 19 dân làng đi tiếp lên UBND tỉnh thì bọn Công an huyện Phú Lộc đuổi theo chận đường, buộc tài xế đuổi tất cả xuống, nếu không sẽ bị phạt 1.000.000đ. Giữa cơn nắng như đổ lửa, những bà già ngoài 70 cứ tập tễnh đi bộ băng qua đèo Mũi Né, qua khỏi đèo đón xe đi tiếp. Nhưng dù vậy cũng chẳng được 500m. Lũ “chỉ biết còn đảng còn mình” vẫn đuổi kịp và buộc xuống xe. Cuối cùng người dân khiếu kiện đành phải đi bộ xa hơn và cứ 2 người một, đón xe và hẹn lên bến xe Huế gặp nhau. Cuối cùng họ đã đến được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, gặp được ông Nguyễn Minh Ngọc, trưởng phòng tiếp dân và một số phóng viên báo Thanh Niên.
Sáng ngày 24-09-2010, 31 người đàn ông Lập An tiếp tục kéo nhau lên huyện nạp đơn và kêu oan. Nhưng sau hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu vụ kêu oan từ Nam chí Bắc, đến tận trung ương Hà Nội mà vẫn cái cảnh phủ bênh phủ, huyện bênh huyện, địa phương đá lên trung ương, trung ương đá xuống địa phương, vẫn cái kiếp kiện củ khoai từ đời ông, sang đời cha, đến đời con, tận đời cháu… thì thử hỏi dân lành Lập An có hy vọng gì không???
Trích điều 71 Hiến pháp 1992 : “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân”.
Nhóm Phóng viên FNA Khối 8406 tường trình từ Lăng Cô ngày 28-09-2010
.
.
.
No comments:
Post a Comment