Thursday, September 23, 2010

CHÂU Á: LầU NĂM GÓC HồI SINH VÀ Mở RộNG KHốI QUÂN Sự CHIếN TRANH LạNH

ViAn, X-Cafe chuyển ngữ
22.09.2010
Vào năm (1949) trước khi chiến tranh Triều Tiên bắt đầu Hoa Kỳ đã thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương - NATO - ở Tây và Nam Âu để ngăn chận và đối đầu với Liên Xô và các đồng minh Đông Âu của nó. NATO đã mở cửa cho Lầu Năm Góc để duy trì, mở rộng và nâng cấp, và truy cập được đến những căn cứ quân sự, mới ở châu Âu từ Anh đến Thổ Nhĩ Kỳ, từ Italy đến Na Uy, từ Tây Đức đến Hy Lạp.
Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên và sau khi kết thúc cuộc chiến đó vào năm 1953 (với Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đã được thu nạp vào NATO), Mỹ nhân rộng mô hình NATO với những mức độ khác nhau trong cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
.
Hiệp ước An ninh Australia, New Zealand, United States (ANZUS) đã được thiết lập vào năm 1951 khi quân đội từ cả ba quốc gia này đang chiến đấu ở Triều Tiên. Quân đội Úc và New Zealand cũng sẽ chiến đấu dưới sự chỉ huy của Mỹ trong cuộc Chiến tranh Việt Nam theo các nghĩa vụ của Hiệp ước ANZUS.
Năm 1954, Mỹ và các đồng sáng lập NATO như Anh và Pháp, sáng tạo ra Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) với Australia, New Zealand, Pakistan, Philippines và Thái Lan là những thành viên chính thức, còn Nam Hàn và Nam Việt Nam là đối tác đối thoại.
Với sự khuyến khích và hỗ trợ của Hoa Kỳ , trong năm tiếp theo, nước Anh giám sát việc sáng tạo ra Tổ chức Hiệp ước Trung Đông (METO), cũng gọi là Tổ chức Hiệp ước Baghdad, trong đó bao gồm Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan. Vào năm 1958, các nước thuộc METO / Baghdad Pact đã hỗ trợ kế hoạch triển khai (quân sự) của Mỹ gồm 14.000 quân lính tới Lebanon - LiBăng dưới cái gọi là Học thuyết Eisenhower.
Sau cuộc cách mạng chống quân chủ tại Iraq vào năm trước, đã dẫn tới việc quốc gia đó đã rời bỏ khối này vào năm 1959, METO được đổi tên thành Tổ chức Hiệp ước Trung (Đông) (CENTO): Bởi vỉ không thể có hiệp ước Baghdad mà không có chính Baghdad, nơi mà trụ sở chính của nó đã được đặt. (Nửa thế kỷ sau, thủ đô này của Iraq là căn cứ của quân lực Hoa Kỳ - tổng hành dinh tại Iraq.)
.
METO/CENTO, cũng như SEATO trước nó, được rập mô hình theo sau NATO và phục vụ cùng một mục đích như cái ban đầu (NATO): Để bao vây Liên Xô và các đồng minh của nó, và ngay từ đầu như cái tên được đặt, nó cho phép Lầu Năm Góc xâm nhập mạn sườn phía nam của Liên Xô như khi NATO đã làm một cuộc mở rộng về phía tây của nó. CENTO được giải thể vào năm 1979 sau cuộc cách mạng tại Iran và sự rút quân ra khỏi quốc gia đó.
Tất cả thành viên và các đối tác Châu Á-Thái Bình Dương SEATO, ngoại trừ Pakistan, - Australia, New Zealand, Philippines, Nam Hàn, Thái Lan và Nam Việt Nam - đều cung cấp quân đội cho Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh Việt Nam, nhưng Pakistan đã rút lui vào năm 1973 bởi vì SEATO đã không hỗ trợ cho nó trong cuộc chiến tranh năm 1971 với Ấn Độ. Pháp nối gót theo sau vào năm 1975, tức ba năm sau khi việc tái lập quan hệ giữa Mỹ-Trung Quốc được chính thức hóa trở lại bởi Richard Nixon và Mao Trạch Đông ở Bắc Kinh vào năm 1972, và rồi khối SEATO đã bị giải tán hai năm sau đó (1977).
Với việc Trung Quốc và các đồng minh khu vực và toàn cầu của Mỹ chống lại Liên Xô, khối SEATO không còn đáp ứng cho mục đích nào nữa cả.
ANZUS bị suy yếu vào năm 1984 khi một chính phủ mới ở New Zealand cấm tất cả các tàu bè có khả năng chạy bằng hạt nhân và có trang bị vũ khí hạt nhân cập vào các hải cảng của nó. Hai năm sau Lầu Năm Góc đã ngưng những đảm bảo an ninh cho New Zealand theo Hiệp ước ANZUS, mặc dù Úc đã duy trì các nghĩa vụ của mình cho cả Mỹ và New Zealand.
.
Với sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh và sự tan vỡ của Liên bang Xô viết, một thế hệ trước đây đã loại bỏ bất kỳ nhân tố căn bản nào có thể hình dung được cho việc tiếp tục những khối quân sự thời Chiến tranh lạnh, nhưng thay vì vậy, lúc đó NATO đã lại mở rộng từ 16 lên đến 28 thành viên đầy đủ và cũng đã tăng thêm được bốn mươi đạo quân mới dưới nhiều chương trình hợp tác. Các thành viên NATO và các đối tác hiện nay chiếm hơn một phần ba các quốc gia trên thế giới.
Lấy ví dụ, Khối Bắc Đại Tây Dương, bao gồm Algeria, Ai Cập, Israel, Jordan, Mauritania, Morocco và Tunisia trong chương trình Đối thoại Địa Trung Hải của khối này; Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia và United Arab Emirates trong Sáng kiến Hợp tác Istanbul của nó; Australia , Nhật Bản, New Zealand và Nam Hàn như là những Quốc gia liên hệ với NATO; còn Afghanistan và Pakistan được gộp theo Ủy ban ba bên Liên minh lãnh đạo , trong đó đã nhóm họp lại ở Kabul vào tháng trước. Lực lượng quân đội của NATO và Mỹ tại Afghanistan hiện nay là 150.000 quân.
Tất cả tám nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ ở Nam Caucasus và Trung Á là thành viên của Đối tác NATO cho chương trình chuyển tiếp hòa bình. Armenia, Azerbaijan, GeorgiaKazakhstan cũng có Kế hoạch hành động quan hệ đối tác cá nhân và Georgia còn có một Chương trình quốc gia hàng năm được kế hoạch một cách đặc biệt .
NATO đã mở rộng vào những lãnh thổ trước đây và hiện thời và đã tích hợp các thành viên trong quá khứ lẫn hiện tại của SEATO, CENTO và ANZUS.
Những gì cũng đã được tiến hành trong tám năm qua là việc củng cố những gì được ám chỉ đến như là một NATO của châu Á, mà cuối cùng sẽ bao gồm hầu hết tất cả các thành viên của CENTO, SEATO và ANZUS và cũng như hàng chục quốc gia khác.
Úc có đạo quân đóng góp lớn nhất đối với bất kỳ quốc gia không phải là thành viên (NATO) - 1.550 quân - phục vụ dưới quyền chỉ huy của NATO tại Afghanistan và New Zealand cũng vậy, có hơn 200 quân cùng với một số quân nữa đang trên đường tới. Các quốc gia khác tại châu Á-Thái Bình Dương đã cung cấp quân cho NATO cho cuộc chiến Afghanistan là Nam Hàn, Singapore, Mông Cổ và Malaysia.
Mỹ đang sử dụng một lực lượng viễn chinh thế kỷ 21 - một NATO toàn cầu - như là khối quân sự toàn cõi của mình.
Nó cũng đang phát triển những mối quan hệ quân sự song phương gần gũi hơn với mọi quốc gia ở châu Á ngoại trừ Trung Quốc, Bắc Hàn, Myanmar, Bhutan, IranSyria.
.
Trong suốt tháng vừa qua (tháng 8), đã có riêng một nửa quân lực và chiến hạm của Mỹ tham gia tập trận quân sự trong và ngoài khơi bờ biển của Campuchia, Mông Cổ, Kazakhstan, Nam Hàn, Việt Nam và Nepal.
Trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương rộng lớn hơn này, Mỹ đã chỉ huy cuộc tập trận hai năm một lần, lớn nhất-hơn bao giờ hết Rim of the Pacific (RIMPAC), cuộc tập trận hải quân đa quốc gia lớn nhất thế giới, từ 23 tháng Sáu đến ngày 1 tháng Tám, với 22.000 quân được ước tính, 34 chiến hạm, năm chiếc tiềm thủy đỉnh và trên 100 chiến đấu cơ đã tham gia.
Cuộc diễn tập quân sự RIMPAC đã khởi sự trong thời kỳ Chiến tranh lạnh (1971) và ban đầu bao gồm ba quốc gia: Hoa Kỳ, Úc và Canada.
Cuộc tập trận năm nay, 20 năm sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, được đóng góp chính gấp năm lần bởi nhiều quốc gia tham gia như: Hoa Kỳ và các đồng minh NATO Canada, Pháp và Hà Lan. Những quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương như Úc, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Nam Hàn, Thái Lan, Tonga, và các quốc gia Nam Mỹ nhhư Chile, Colombia và Peru. Ngoài ra, Brazil, Ấn Độ, New ZealandUruguay được mời để gửi các nhóm làm quan sát viên.
Con số gấp năm lần của số các quốc gia tham gia vào cuộc tập trận RIMPAC cho thấy mức độ mà Lầu Năm Góc đang tích hợp các đối tác quân sự song phương vào sự hình thành khu vực rộng lớn hơn và cuối cùng vào một mạng lưới toàn cầu, không có nơi nào nhiều hơn như thế so với cuộc chiến ở Afghanistan. Phần lớn các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương trong cuộc tập trận RIMPAC năm nay - Việt Nam, Malaysia, Singapore, Nam Hàn và Tonga (mà các tài liệu báo cáo gần đây cho biết, sẽ cung cấp hàng trăm thủy quân lục chiến) - đã được giao quân để phục vụ dưới quyền chỉ huy của Lực lượng Hổ trợ An ninh Quốc tế của NATO ở các quốc gia Nam Á.
Cuộc tập trận Khaan Quest tháng rồi tại Mông Cổ, cuộc tập trận mới nhất trong một loạt những gì cho đến gần đây đã là các vấn đề song phương giữa Mỹ và Mông Cổ, ngoài Hoa Kỳ và quốc gia sở tại, bao gồm quân đội đến từ Canada, Pháp, Đức, Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore và Nam Hàn.
Cuộc tập trận thực địa và điều động lệnh Angkor Sentinal 2010 trong 19 ngày tại Campuchia kết thúc vào ngày 30 tháng 7 đã được chỉ huy bởi Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ và U.S. Army Pacific, bao gồm tất cả hơn 1.000 quân, kể cả quân đóng góp từ Anh, Pháp, Đức, Italy, Australia, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản và Philippines.
Hoa Kỳ hiện đang tiến hành cuộc tập trận 10 ngày Lá chắn Dũng cảm - Valiant Shield quy mô lớn, trên và vùng lân cận căn cứ đảo Guam, trung tâm mới cho hoạt động của Lầu Năm Góc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, với một hàng không mẩu hạm, chiến hạm đổ bộ và một phi đội viễn chinh của lực lượng Không quân. Vào ngày 01 tháng 9, một chiếc phi cơ không người lái Global Hawk đã bay từ California đến Andersen Air Force Base trên căn cứ Guam.
Lầu Năm Góc đang lên kế hoạch một chương trình 278 triệu đô la để mở rộng thử nghiệm hỏa tiển đánh chặn trên đảo Kauai - Hawaii cho loại hỏa tiển Standard Missile-3 bệ phóng trên chiến hạm (và sắp tới là phiên bản cùng loại đặt bệ phóng trên đất liền tại khu vực biển Baltic và Biển Đen ) và hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đầu cuối chống hỏa tiển đạn đạo. Chiến lược của Washington cho một hệ thống lá chắn hỏa tiển toàn cầu, đa tầng, đã bao gồm sẳn sự tham gia của Australia, Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, cùng với Ấn Độ sẽ sớm được thêm vào.
Trong một sự hồi sinh của biểu tượng ANZUS đối với sự tái kích hoạt liên minh quân sự thời Chiến tranh Lạnh của Mỹ, Trợ lý Ngoại trưởng vùng Đông Á và Thái Bình Dương, Kurt Campbell gần đây tiết lộ rằng Hoa Kỳ và New Zealand sẽ sớm tiếp tục huấn luyện quân sự và tập trận chung sau một cuộc đình chỉ 26 năm của cả hai.
.
Hoạt động Quân sự Mỹ tại vùng Đông Bắc và Đông Nam Á đã làm tăng mối căng thẳng với Trung Quốc lên tới một cường độ cao chưa từng thấy kể từ thập niên đầu tiên của Chiến tranh Lạnh.
Vào tháng Bảy mới vừa qua, Mỹ và Nam Hàn đã tổ chức những cuộc tập trận có mật danh là Tinh thần Vô
địch - Invincible Spirit trong vùng biển Nhật Bản với 8.000 quân, 20 chiến hạm và tiềm thủy đỉnh - dẫn đầu là chiếc siêu hàng không mẩu hạm hạt nhân USS George Washington - và 200 chiến đấu cơ, bao gồm cả những chiếc F-22 Raptors của Mỹ.
Tháng trước, siêu hàng không mẩu hạm USS George Washington và khu trục hạm trang bị hỏa tiển điều khiển USS John S. McCain đã chỉ huy cuộc tập trận hải quân chung lần đầu tiên với Việt Nam, trong vùng biển Nam Trung hoa (biển Đông.)
Ngay sau khi vừa kết thúc những cuộc diễn tập đó, Mỹ và Nam Hàn đã bắt đầu cuộc tập trận 11 ngày tại quốc gia thứ hai (Nam Hàn), đây là cuộc tập trận mới nhất của loạt tập trận hàng năm mang tên Bảo Vệ Tự Do Ulchi - Ulchi Freedom Guardian, cuộc tập trận này nổi bật với 27.000 quân nhân Mỹ và 500.000 quân nhân từ Nam Hàn.
Chiếc siêu hàng không mẩu hạm USS George Washington dẫn đầu đến biển Hoàng Hải cho nhiều cuộc tập trận quân sự với Nam Hàn, bao gồm những cuộc tập trận chống tàu ngầm, trong những vùng biển gần với những vùng tranh chấp mà Trung Quốc tự nhận như là một phần của vùng kinh tế đặc quyền của mình, Các cuộc tập trận này đã được lên kế hoạch từ ngày 05- đến 09 Tháng 9, nhưng bị hoãn lại vì một cơn bão nhiệt đới. Tuần trước, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Geoff Morrell khẳng định rằng "Hàng không mẩu hạm USS George Washington thực sự sẽ thực hiện tập trận trong vùng biển Hoàng Hải."
Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, bộ tư lệnh lớn nhất của các bộ Tư lệnh Chiến đấu Thống nhất của Lầu Năm Góc, đã ở Nam Hàn vào cuối tháng Bảy, tại Philippines vào giữa tháng Tám và tại Nhật Bản trong tuần sau. Trọng tâm của những chuyến viếng thăm của ông là Trung Quốc.
Tuần trước Đô đốc Willard đã dành hai ngày tại Ấn Độ, một quốc gia mà cho đến bây giờ vẫn ở bên ngoài các khối quân sự khu vực và rằng với 1,1 tỷ công dân của mình, quốc gia này có một dân số lớn hơn tất cả số dân của các quốc gia SEATO, ANZUS và CENTO kết hợp lại, kể cả bao gồm Mỹ, Anh và Pháp. Kể từ khi Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld và người đối tác Ấn Độ của ông, Pranab Mukherjee đã ký Khuôn khổ Mới cho Quan hệ Quốc phòng Mỹ-Ấn vào năm 2005, Lầu Năm Góc đã tăng cường quan hệ với một trong hai quốc gia lớn nhất châu Á .
Trong khi ở New Delhi, Đô đốc Willard đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Pradeep Kumar, Ngoại trưởng Nirupama Rao, Cố vấn An ninh Quốc gia Shiv Shankar Menon và Thống chế Không quân P. V Naik, Đô đốc Nirmal Verma và Tướng V. K Singh, những nhân vật lãnh đạo tương ứng của lực lượng không quân, hải quân và quân đội Ấn Độ. Cuối tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A. K Antony và Hải quân Đô đốc Verma sẽ đến Washington, DC, và Đô đốc Verma cũng sẽ viếng thăm tổng hành dinh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ tại Hawaii.
Ấn Độ dưới thời Jawaharlal Nehru cũng là một sáng lập viên của Phong trào không liên kết năm 1961. Trong suốt 40 năm của Chiến tranh Lạnh, nó chưa bao giờ gia nhập một khối quân sự nào.
Tuy nhiên, bây giờ, nó đang được tuyển mộ bởi Washington, vừa như là một đồng minh quân sự chiến lược song phương và vừa như là một đối tác lớn nhất và quyết định nhất - trong một liên minh quân sự châu Á-Thái Bình Dương do Hoa Kỳ tổ chức, mà nó có vẻ nhỏ bé so với những nỗ lực trước đó của Lầu Năm Góc theo hướng đó từ năm 1951 trở đi.
Việc không có một đối thủ đáng kể thực sự, cho dù là thật sự hoặc tưởng tượng, chưa bao giờ là một trở ngại cho việc mở rộng quân sự của Mỹ trên khắp khu vực châu Á-Thái Bình Dương và quả thực kể cả phần còn lại của thế giới. Trong thực tế, việc thiếu một thách thức (lực lượng quân sự) đáng tin cậy sẽ cho phép sự đẩy nhanh tốc độ mở rộng này. Chưa có bao giờ nhiều hơn so với bây giờ.
.
.
.

No comments:

Post a Comment