Thursday, September 30, 2010

BẦU TRỰC TIẾP ... KIỂU CSVN

talawas blog
30/09/2010 | 12:21 chiều

Báo Lao Động đưa tin về kết quả bầu cử bí thư tỉnh ủy như sau:
“Đồng chí Lò Văn Giàng được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu.”
“Đồng chí Nguyễn Công Ngọ tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh”
“Đồng chí Thào Xuân Sùng tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Sơn La”
“Đồng chí Bùi Quang Bền được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang”

Chỉ có hai ông Nguyễn Tấn Quyên (Cần Thơ) và Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng) không phải là đồng chí.

Được biết, ông Nguyễn Tấn Quyên có thành tích vẻ vang là vụ “Nông trường sông Hậu”, còn ông Nguyễn Bá Thanh là vụ Cồn Dầu.

Về sự kiện ông Nguyễn Bá Thanh tái đắc cử, blogger Người Buôn Gió bình luận,
“Cuộc bầu cử ở Đà Nẵng diễn ra trong bầu không khí dân chủ. Và đặc biệt gay go nhất ở lúc chưa bầu cử. Đó là các ứng cử viên rút hết chỉ để lại đúng mình Nguyễn Bá Thanh ứng cử. Đại hội mà không bầu được lãnh đạo thì không thể gọi là thành công tốt đẹp, cho nên một ứng cử viên thì chúng ta bầu cả cho ứng cử viên đó có sao. Bởi lẽ thế mà Nguyễn Bá Thanh ứng cử 99,66 phần trăm. Con số đẹp về duy tâm.
Anh Nguyễn Bá Thanh làm quan đầu tỉnh, quyền sinh sát trọn gói trong tay. Vậy mà để xảy ra vụ Cồn Dầu, người chết, người đi tù, mấy chục người vượt biên trốn sang Thái Lan tị nạn như hồi năm 1975. Đến nay vụ việc còn um xùm chưa giải quyết xong. Uy tín của anh vẫn được chi bộ tín nhiệm cao chót vót.”
.
.
.
Mr. Đỗ
September 30, 2010 • 3:31 pm
Ông Nguyễn Bá Thanh tái đắc cử Bí Thư Thành Ủy Đà Nẵng trong một cuộc bầu bán chỉ có một ứng cử viên duy nhất…
Tin cho hay ông Nguyễn Bá Thanh vừa được bầu lại vào chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, một trong những thành phố to nhất Việt Nam.
Tin cũng cho hay đây là địa phương thứ hai bầu trực tiếp bí thư thành ủy/tỉnh ủy.
Cái cụm từ “bầu trực tiếp” mang sắc thái dân chủ rất phê.
Tuy nhiên, có lẽ cũng nên lưu ý là bầu cử trực tiếp ở đây là đại biểu đảng viên bầu cho lãnh đạo của mình. Không phải bầu cử kiểu Mỹ, càng không phải dân trực tiếp bầu ra tổng thống như ở Nga.
Chưa hết.

Thường thì các kiểu bầu bán này đều đi theo một kịch bản.
Trước đại hội chính thức luôn có đại hội trù bị. Trước trù bị luôn có hàng tá “cuộc họp trù tính” để chọn lãnh đạo. Thành ra, thực chất thì nhân vật sẽ đắc cử đã được quyết trước, thông qua “công tác tư tưởng” với các đảng-viên-cử-tri và với những người ôm ấp mộng tưởng.
Nhưng để cho có vẻ dân chủ, người ta giới thiệu một số ứng viên đóng vai trò lót đường xoay quanh ứng viên chính.
Đến khi đại hội diễn ra, những ứng viên lót đường sẽ tự động tuyên bố rút lui, vì lý do sức khỏe, công việc, năng lực… Để còn lại một ứng viên duy nhất.
Một mình một ngựa thì chắc chắn là thắng rồi, khỏi phải bàn cãi.

Vietnamnet viết: “Ở khâu lấy phiếu giới thiệu ứng viên cho chức Bí thư Thành ủy, ngoài ông Nguyễn Bá Thanh, còn có 3 ứng viên khác là Phó Bí thư, Chủ tịch UBND TP Trần Văn Minh, Phó Bí thư thường trực Trần Thọ và Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Bùi Văn Tiếng.
Tuy nhiên, cả 3 ứng cử viên này đều cảm ơn sự tín nhiệm của đại hội và xin rút khỏi danh sách đề cử.
… chính là đã đi vào bản chất của hình thức “bầu cử trực tiếp” này.

Đến đây, câu hỏi được đặt ra là tại sao không cho nhiều ứng viên ra tranh cử và đồng thời làm “công tác tư tưởng” thật tốt để cử-tri-đảng-viên chỉ bầu cái ông/bà được cơ cấu thôi? Như vậy sẽ “có vẻ dân chủ” hơn nhiều.
Tôi nghĩ là tổ chức đảng cũng chưa tự tin lắm về chuyện này, sợ có “biến” xảy ra khi có hơn một ứng viên tranh cử. Thế nên, cứ làm theo hình thức “cảm ơn, nhưng tôi xin rút” để còn lại một ứng viên là chắc cú nhất, tránh được tình trạng phiếu bầu phân tán “ngẫu hứng”, sai kịch bản.
Mới đây, nghe ông Vũ Mão nói thế này: “Đã là dân chủ thực sự thì phải có tranh cử. Nên khuyến khích tranh cử; khuyến khích vượt qua tâm lý e ngại, khách khí; bởi nếu không có chủ trương, khi giới thiệu đồng chí A thì đồng chí B nhất định từ chối vì vẫn nghĩ mình khó thể trúng cử. Tình huống tiếp nữa là làm sao để người tham gia tranh cử không còn lo sau này mình bị đánh giá về ý thức kỷ luật, ví dụ như, Đảng chỉ giới thiệu một người mà mình còn tiếp tục ở lại, không chịu rút…“.
Ông Vũ Mão đã nói đúng bản chất vấn đề. Có điều cái ý “nghĩ mình khó thể trúng cử” có lẽ cần phải bàn thêm. Theo tôi, một phần lý do khiến các ứng viên lót đường kia rút là vì họ buộc phải rút, như một nhiệm vụ Đảng giao.
.
.
.

No comments:

Post a Comment