Friday, August 27, 2010

VIỆT NAM THAY ĐỔI NHƯNG VẪN LÀ ĐỐI TÁC CỦA TRUNG QUỐC

Báo Trung Quốc: Việt Nam thay đổi nhưng vẫn là đối tác, không phải đối thủ với Trung Quốc

nghiencuubiendong.vn

Thứ sáu, 27 Tháng 8 2010 14:35

http://nghiencuubiendong.vn/tin-ncbd/1019-bao-trung-quc-vit-nam-thay-i-nhng-vn-la-i-tac-khong-phi-i-th-vi-trung-quc

Báo Global Times ngày 26/8 đăng bài “Việt Nam thay đổi nhưng vẫn là đối tác, không phải đối thủ với Trung Quốc” của phóng viên Yu Jincui với nội dung dựa trên trả lời phỏng vấn của Gs. Su Hao thuộc Học viện Ngoại giao Trung Quốc. Nội dung như sau.

Gần đây Việt Nam xích lại gần hơn với Mỹ và xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam ở Nam Hải (Biển Đông) chuyển từ vấn đề tiềm tàng thành nghiêm trọng. Do phát triển về kinh tế, Việt Nam đang tìm kiếm lợi ích biển để phát triển trong tương lai. Để tăng cường vai trò ở Nam Hải (Biển Đông) và có lực để mặc cả với Trung Quốc, Việt Nam hết sức cần có một sức mạnh từ bên ngoài hỗ trợ. Mỹ là nguồn hỗ trợ tốt nhất. Đúng lúc Mỹ đang điều chỉnh chiến lược để tăng cường kiềm chế Trung Quốc ở châu Á.

Tuy nhiên, chúng ta không thể đơn giản định vị Việt Nam như một nước đang đối đầu với Trung Quốc chỉ vì chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện đang nghiêng theo hướng thân Mỹ. Là những nước láng giềng, Trung Quốc và Việt Nam đã xây dựng quan hệ đối tác chiến lược và quan hệ song phương diễn ra trên cơ sở vững chắc. Chúng ta cần triệt để tận dụng cơ sở vững chắc đó để tăng cường và thúc đẩy quan hệ song phương trong khuôn khổ hợp tác hữu nghị. Đứng trước một Việt Nam đang ngả về phía Mỹ, chúng ta nên làm hết sức mình sao cho vị trí của Việt Nam cân bằng trở lại. Một Việt Nam cân bằng giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ có lợi nhất cho Trung Quốc. Trước đây chúng ta cho rằng Trung Quốc và Việt Nam có thể cùng nhau giải quyết các vấn đề với Mỹ vì chúng ta có hệ thống chính trị tương đồng. Tuy nhiên, thực tế lại trái với cách nghĩ đó.

Mặc dù Mỹ thường chỉ trích Việt Nam về các vấn đề dân chủ chính trị và nhân quyền, nhưng đó không phải là trở ngại lớn trong quan hệ Mỹ - Việt và không thể ngăn cản sự phối hợp chiến lược và hợp tác giữa hai nước này.

Việt Nam có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc. Tuy nhiên, bên cạnh hợp tác còn có bất đồng về kinh tế. Một vấn đề nghiêm trọng trong thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam là Việt Nam mất cân bằng thương mại với Trung Quốc. Việt Nam quy cho sự phục hồi và phát triển kinh tế chậm chạp của mình là do nhiều hàng hóa rẻ nhập từ Trung Quốc và chỉ trích Trung Quốc bán phá giá hàng ở thị trường Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của dân chúng và hỗ trợ xây dựng, Việt Nam phải nhập hàng tiêu dùng và nguyên vật liệu từ nước ngoài. Nước cung cấp tốt nhất là Trung Quốc Giữa Trung Quốc và Việt Nam có sự khác nhau về cơ cấu. Chúng ta cần phải làm hết sức để giảm thiểu mâu thuẫn và nhấn mạnh hai bên cần lẫn nhau.

Một trong những vấn đề then chốt trong chiến lược quốc gia của Việt Nam là giành vai trò lãnh đạo ASEAN bằng cách thúc đẩy nhất thể hóa khu vực trong nội khối. Đây là sự lựa chọn chiến lược cơ bản của Việt Nam.

Xét về mặt hợp tác khu vực, Việt Nam cần Trung Quốc vì Trung Quốc đóng vai trò nổi bật trong tiến trình nhất thể hóa khu vực ASEAN, mà không có sự ủng hộ và hợp tác của Trung Quốc thì tiến trình này sẽ rất khó thực hiện được.

Xét về mặt an ninh, bên cạnh tranh chấp truyền thống về chủ quyền trên biển còn có nhiều vấn đề an ninh phức tạp khác mà cả Trung Quốc và Việt Nam đều quan tâm, chẳng hạn như các vấn đề an ninh phi truyền thống.

Mặc dù hiện nay Mỹ đang tiến hành tập trận với Việt Nam dưới danh nghĩa cứu hộ cứu nạn trên biển, nhưng nếu xảy ra hoạn nạn trên biển thì sự giúp đỡ thực sự và khẩn cấp cho Việt Nam sẽ là từ Trung Quốc chứ không phải là Mỹ. Hơn thế nữa, Việt Nam đang đối mặt với những thách thức mà Trung Quốc cũng đang gặp phải như hạn hán, lũ lụt. Chúng ta có thể dành sự quan tâm hỗ trợ cho Việt Nam đồng thời với giải quyết các vấn đề của chính chúng ta. Việt Nam là nước nông nghiệp và là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên, nông nghiệp của Việt Nam còn tương đối kém phát triển. Cũng là một nước nông nghiệp, Trung Quốc có thể cung cấp cho Việt Nam chuyên môn quý báu về sản xuất thâm canh. Có thể tăng cường hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này.

Tư duy chiến lược của Việt Nam là tranh đua với Trung Quốc, nhưng lại phải phụ thuộc vào Trung Quốc do nhu cầu thực tế. Chúng ta cần tìm cách giảm thiểu sự đối đầu từ các khía cạnh khác. Tranh chấp ở Nam Hải (Biển Đông) giữa Trung Quốc và Việt Nam vẫn trong tầm quản lý được và không có khả năng dẫn đến phá vỡ quan hệ song phương. Trung Quốc là một bên liên quan lớn nhất và nước có ảnh hưởng nhất trong tranh chấp này, đồng thời với việc giữ bình tĩnh, nắm chủ động và kiên trì chính sách đã đề ra trong việc giải quyết vấn đề thì tranh chấp sẽ không vượt ra khỏi tầm kiểm soát của chúng ta.

.

.

Bộ ngoại giao Trung Quốc: Việt Nam ‘mong manh như trứng’

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=117829&z=1

.

Carlyle Thayer, Trung Quốc - Mỹ và sự cân bằng quyền lực ở châu Á (nghiencuubiendong.vn)

.

.

.

No comments:

Post a Comment