Tuesday, August 3, 2010

NHỮNG TRẠI GIAM BÍ MẬT ĐỂ THI HÀNH CÁC "LUẬT LỆ BÍ MẬT" CỦA TRUNG QUỐC

Những tri giam bí mt được s dng đ thi hành các "lut l mật" ca Trung Quc

Nguồn: Anthony Kuhn, NPR

Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ

29.07.2010

http://www.x-cafevn.org/node/752

Nếu bạn biết rằng chỉ mới một thế hệ trước đây, Trung Quốc đã không có một luật sư xét xử, cho luật hình sự, thì bạn sẽ hiểu cả nước đã đi một chặng đường dài đến đâu trong việc xây dựng hệ thống pháp luật cho mình.

Nhưng có nhiều trường hợp, trong đó các điều lệ pháp luật trong sách vở chẳng có tác dụng nhiều, và xã hội đã chạy theo một những bộ luật hoàn toàn khác của các quy tắc bất thành văn. Một số người Trung Quốc gọi đó là những "luật lệ bí mật".

Một ví dụ về cách áp dụng các luật lệ bí mật này có thể được tìm thấy chỉ bằng cách đi bộ "vài phút" từ một trong những ngã tư sầm uất nhất tại trung tâm thành phố Bắc Kinh.

Ở đấy có một khách sạn nhỏ được điều hành bởi chính phủ tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc. Các quan chức tỉnh thỉnh thoảng sử dụng các khách sạn bí mật để giam giữ những người đến thủ đô khiếu nại về các lạm dụng của chính phủ địa phương. Họ bị giam giữ dưới một loại quản chế tại gia cho đến khi họ có thể được đưa về nhà.

Trung Quốc đã phủ nhận sự tồn tại của "nhà tù bí mật" trước Uỷ ban Nhân quyền của Liên hợp quốc, nhưng hầu như bất cứ ai từng kiến nghị chống lại chính phủ đều có thể chỉ cho bạn biết tối thiểu là một nhà giam loại này.

.

Câu chuyện của Lưu Tân Dư

Một nhà hoạt động nhân quyền kể lại, bên trong một khách sạn ở Bắc Kinh, là một phụ nữ tên là Lưu Tân Dư, người đã đến thủ đô để khiếu nại rằng một nhà phát triển đã ủi xập căn nhà tổ tiên để lại của cô mà không hề bồi thường cho cô ấy một mức giá công bằng.

Trong hành lang bên ngoài phòng cô, Lưu đứng bên cạnh hai người phụ nữ buồn bã và hoang mang, Lưu nói là họ được thuê để bảo vệ cô - một cô lùn mập mũm mĩm, cô kia cao và gầy.

Lưu tảng lờ hai người phụ nữ này và đi vào trong phòng để nói chuyện riêng "Tôi đã bị đưa vào đây bởi những người do chính quyền tỉnh gởi đến để ngăn chặn tôi kháng cáo", ăn vận một chiếc quần đen, áo thun có đốm đen, cô ngồi trên giường và giải thích.

"Tôi đã không chính xác là có bị giam giữ ở đây hay không, nhưng tôi không được tự do và họ đã không cho tôi đi", cô lo lắng nói.

Các quan chức đã nói với Lưu rằng họ chỉ giúp bảo vệ cô. Nhưng khi cô bước ra cửa, một quan chức trung niên đứng ở hành lang ngăn lại.

"Cô nên để sự việc này cho chúng tôi giải quyết" ông nói. Ông tránh né các microphone và từ chối trả lời các câu hỏi. "Trung Quốc khác", ông nhấn mạnh. "Ở đây chúng tôi có luật lệ của chúng tôi".

Lưu xuống phố, đi đến một cửa hàng thuốc tây, với một viên chức theo dõi đi không xa ở phía đàng sau. Cuối cùng Lưu trở về khách sạn và bám vào hy vọng rằng chính phủ sẽ giúp cô.

Khách sạn nơi Lưu bị giữ là một cơ sở có canh gác an ninh tối thiểu. Có cơ sở tạm giam khác ở những nơi như các khu vườn trại và các nhà nghỉ được canh gác chặt chẽ hơn.

.

Một loại công nghiệp nghèo nàn

Mặc dù pháp luật Trung Quốc cho phép công dân có quyền khiếu nại với chính phủ để giải quyết các bất bình của mình, dân oan cho biết chính phủ đã đối xử với họ như người phạm tội. Và họ nói rằng công an thường đồng lõa với những hoạt động của các nhà tù trá hình.

Zhao FUSHENG, môt người dân đến từ tỉnh Tứ Xuyên, nói rằng ông đã bị giam tại văn phòng liên lạc của chính quyền tỉnh của mình khi ông đến Bắc Kinh để nộp đơn khởi kiện. Ông nói rằng nếu nhìn từ bên ngoài không ai có thể nghĩ rằng đấy là một nhà tù trá hình.

"Một khi các quan chức liên lạc ở tỉnh nắm được bạn, họ sẽ đưa bạn vào tầng nhà hầm của họ", Zhao nói. "Phía trên nhà tầng hầm là một cửa hàng. Một cánh cửa nơi mặt tiền cửa hàng sẽ mở ra, họ thảy bạn vào bên trong, và bạn đang đứng sau một lớp bảo vệ. Nếu bạn không tuân theo, họ sẽ đánh đập bạn".

Zhao nói rằng nhà tù trá hình đã trở thành một loại tiểu thủ công nghiệp ở Bắc Kinh.

"Các văn phòng liên lạc tỉnh trả cho những người điều khiển các trại gian trá hình một số tiền tương đương với 36 Mỹ kim cho mỗi tù nhân mỗi ngày. Trong số đó, khoảng 15 đồng để thuê một người bảo vệ, và 15 đồng kia cho thực phẩm. Phần còn lại cho các khách sạn" Zhao nói.

Joshua Rosenzweig, giám đốc nghiên cứu Hồng Kông cho nhóm nhân quyền Dui Hua Foundation, nói rằng trong khi chính quyền trung ương muốn công dân thông báo về nạn quan chức tham nhũng, họ cũng mong các quan chức địa phương duy trì được trật tự và giữ cho dân oan ra khỏi khu thủ đô.

"Nếu bạn có các dân oan từ khu vực của mình lũ lượt kéo đến Bắc Kinh," Rosenzweig nói, "đó chính là một dấu hiệu cho thấy bạn đang không thi hành công việc của bạn được tốt đẹp ở cấp địa phương. Và do đó, là một quan chức địa phương, bạn sẽ phải làm tất cả mọi thứ để ngăn chặn những người có thể khiến mình trông xấu xí".

Nhiều chính quyền địa phương cũng duy trì những trung tâm giam giữ không chính thức. Người khởi kiện Jin Hanyan, từ tỉnh Hồ Bắc miền Trung, nói rằng cô tố cáo viên bí thư quận ủy của cô về tội tham nhũng. Vì điều này, cô nói, cô đã được gửi đến một lớp “học tập" trong một nhà máy bị bỏ hoang. Cô nói, tất nhiên là chả có nghiên cứu học tập gì diễn ra ở trong đó cả.

"Mỗi sáng, họ sẽ hò hét lên để đánh thức chúng tôi dậy" Jin nói. "Họ yêu cầu chúng chúng tôi làm thể dục mềm dẻo và đi nhổ cỏ dại. Nếu không tuân theo, họ sẽ đánh bạn sống chết và sẽ không cho thuốc men gì nếu bạn bị đau. Họ nói, vị bí thư quận ủy bảo họ rằng nếu đánh chết chúng tôi là không hợp pháp".

Sau cuộc phỏng vấn ấy, có tin rằng Jin đã bị ép buộc phải giam giữ trong một bệnh viện tâm thần nơi chính quyền địa phương của mình.

.

“Những luật lệ bí mật”

Ngô Sĩ, một nhà báo ở Bắc Kinh nói rằng nhà tù trá hình là một biểu hiện của một hiện tượng ông từng khám phá vào năm 2002 trong cuốn sách “Luật lệ bí mật” của mình. Chính phủ đã kiểm duyệt và cấm cuốn sách này, nhưng hiện nay xã hội đang sử dụng rộng rãi thuật ngữ “Luật lệ bí mật” để mô tả phương cách mọi việc thực sự diễn ra tại Trung Quốc ngày nay.

"Trong hiện tại và trong lịch sử Trung Quốc, đã có nhiều nơi như thế này”, Wu nói. "Đấy là một biểu hiện quyền lực của cán bộ" để có thể gây tổn thương hợp pháp đến các công dân. Chúng tôi gọi đó là những “nhà tù màu xám”. Chúng không phải các nhà tù chính thức, cũng không phải là cái gì hoàn toàn bất hợp pháp. Chúng đang là một sự kỳ quặc tồn tại trong một khu vực tranh sáng tranh tối ".

Wu nói rằng đây là thứ luật lệ bí mật khiến tất cả những người khác bối rối: Các quan chức có quyền lực trừng phạt các công dân theo ý muốn, hoặc để thách thức quyền lực của mình, hoặc chỉ để tống tiền.

Trung Quốc chắc chắn không phải là xã hội duy nhất có các luật lệ bí mật. Cũng không phải là xã hội duy nhất có các quy định pháp luật chỉ giá trị như một cái lá đa không hơn không kém để mà cai trị dân chúng. Nhưng các luật lệ bí mật của Trung Quốc đặc biệt công phu. Chúng cũng mâu thuẫn rõ ràng với luật pháp của đất nước và các nhân đức Nho giáo mà chính phủ Trung Quốc từng tán thành qua nhiều thế kỷ.

"Những luật lệ chính thức thường nói rằng các quan chức quận hạt nên hành động như cha mẹ của nhân dân", Wu nói. "Trong thực tế, họ đã hành động như người chủ hống hách với dân thường. Những người thấp kém dưới chân họ phải thể hiện lòng tôn kính, quỵ luỵ trước họ và thường phải dâng cho họ tất cả các loại thức ngon vật lạ".

.

Gốc rễ của vấn đề

Một thời gian sau khi phỏng vấn NPR với Lưu Tân Dư tại khách sạn ở Bắc Kinh, các nhà hoạt động nhân quyền địa phương đã giải thoát cô.

Đứng bên ngoài, Lưu nói rằng bây giờ cô nhìn những người bắt giữ mình trước đây như đáng thương.

"Nếu chính quyền địa phương chỉ cần cố gắng giải quyết vấn đề của chúng tôi thì chúng tôi đã không phải thưa kiện đến cấp chính quyền cao hơn", Lưu nói. "Đã có lúc chúng tôi tin tưởng chính phủ sẽ giải quyết vấn đề của chúng tôi Nhưng họ đã không đáp ứng với sự chân thành".

Rosenzwieg của Dui Hua Foundation đã vạch ra rằng lẽ ra các quan chức địa phương có thể hành động tại gốc ngọn của vấn đề bằng cách giải quyết khiếu nại của dân oan. Nhưng không may, đó không phải là cách thức mà các luật lệ bí mật được thi hành, và vì lẽ đó, họ đã cống hiến năng lực của mình để bịt miệng những người dân oan.

.

.

.

No comments:

Post a Comment