Wednesday, August 4, 2010

HRW VINH DANH 6 NHÀ VĂN VIỆT NAM DẤN THÂN CHO TỰ DO NGÔN LUẬN

Việt Nam: Các Nhà Văn được Vinh Danh vì Dấn Thân Cho Tự Do Ngôn Luận

Đăng bởi anhbasam on 04/08/2010

http://anhbasam.com/2010/08/04/601-vi%e1%bb%87t-nam-cac-nha-van-d%c6%b0%e1%bb%a3c-vinh-danh-vi-d%e1%ba%a5n-than-cho-t%e1%bb%b1-do-ngon-lu%e1%ba%adn/

Việt Nam: Các Nhà văn được Vinh danh vì Dấn thân cho Tự do Ngôn luận

6 Nhà văn Việt Nam giành Giải thưởng Uy tín mang tên Hellman/Hammett


(New York, ngày 4 tháng Tám, 2010) – Sáu nhà văn Việt Nam nằm trong nhóm 42 nhà văn từ 20 quốc gia giành được giải thưởng uy tín Hellman/Hammett, ghi nhận sự dũng cảm đối mặt với khủng bố chính trị, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tuyên bố hôm nay.

Ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – tổ chức quản lý giải thưởng thường niên Hellman/Hammett, tuyên bố, “Các nhà văn Việt Nam thường xuyên bị sách nhiễu, thậm chí bị bỏ tù, chỉ vì bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa.” “Qua việc vinh danh các nhà văn dũng cảm phải chịu đựng sự khủng bố chính trị, mất việc làm, và thậm chí hy sinh cả tự do, chúng tôi hy vọng sẽ hướng sự chú ý của quốc tế tới những tiếng nói mà chính phủ Việt Nam đang cố gắng bắt phải câm lặng.”


Tất cả những người được giải năm nay từ Việt Nam đều là các nhà văn mà tác phẩm và hoạt động của họ bị chính phủ đàn áp trong nỗ lực nhằm hạn chế tự do ngôn luận, kiểm soát các phương tiện truyền thông độc lập, giới hạn việc truy cập và sử dụng internet.

Các hành động của chính phủ Việt Nam nhằm đối phó với những người được giải bao gồm việc sách nhiễu đời sống cá nhân và việc làm của họ, tấn công các trang web, cắt điện thoại và gây áp lực với gia đình để thúc giục họ chấm dứt các hoạt động của mình. Một vài người thậm chí còn bị côn đồ được hợp thức hóa tấn công và đả thương, hoặc bị đấu tố và làm nhục tại các cuộc họp quần chúng đã được dàn xếp sẵn. Cả 6 người đều từng bị bắt và tạm giữ; bốn người hiện đang ở tù.


Những người đoạt giải năm nay từ Việt Nam gồm có Bùi Thanh Hiếu, người viết blog với bút danh Người Buôn Gió; Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, blogger được biết trên internet với bút danh Mẹ Nấm; nhà hoạt động vì nhân quyền Phạm Văn Trội; nhà thơ cựu chiến binh Trần Đức Thạch; nhà giáo Vũ Văn Hùng, và tiểu thuyết gia Trần Khải Thanh Thủy. Phạm Văn Trội, Trần Đức Thạch, Vũ Hùng và Trần Khải Thanh Thủy hiện đang ở tù. (Xem tiểu sử chi tiết bên dưới).


Giải thưởng thường niên Hellman/Hammett được trao cho các nhà văn trên khắp thế giới từng là nạn nhân của đàn áp chính trị hoặc lạm dụng về nhân quyền. Giải thưởng này bắt đầu vào năm 1989, khi nhà biên kịch người Mỹ Lillian Hellman để lại di chúc dành bất động sản của bà vào việc giúp đỡ các nhà văn đang gặp khó khăn về tài chính vì đã bày tỏ quan điểm của mình.


Ý tưởng của Hellman tạo ra chương trình trợ giúp các nhà văn bắt nguồn từ sự khủng bố mà chính bà và bạn đồng hành lâu năm của bà, tiểu thuyết gia Dashiell Hammett, từng phải gánh chịu trong thời kỳ săn lùng cộng sản ở Mỹ vào thập niên 1950, khi mà cả hai bị các ủy ban quốc hội truy vấn về niềm tin chính trị và liên hệ với các nhóm phái. Hellman chịu thiệt thòi về nghề nghiệp và gặp khó khăn khi kiếm việc làm. Hammet phải vào tù một thời gian.
Năm 1989, những người chịu trách nhiệm điều hành bất động sản của Hellman đề nghị Tổ chức Theo dõi Nhân quyền thiết lập một chương trình nhằm giúp đỡ các nhà văn bị đàn áp vì bày tỏ những quan điểm mà chính phủ của họ phản đối, vì chỉ trích các quan chức hoặc các hành động của chính phủ, hoặc vì viết về những đề tài mà chính phủ của họ không muốn đưa ra trước ánh sáng. Trong 21 năm qua, hơn 700 nhà văn từ 92 nước đã nhận giải Hellman/Hammett với giá trị có thể lên tới $10,000 một người, tổng cộng hơn 3 triệu đô la. Chương trình này cũng trao những khoản tài trợ khẩn cấp nhỏ cho những nhà văn đang cần cấp tốc rời khỏi đất nước của họ, hoặc những người cần được điều trị y tế ngay sau khi ra tù hoặc bị tra tấn. “Giải Hellman/Hammett nhằm mục đích giúp đỡ những nhà văn đã dũng cảm bày tỏ ý kiến chỉ trích các chính sách công khai chính thức hoặc những người cầm quyền,” Marcia Allina, điều phối viên của chương trình, tuyên bố. “Nhiều nhà văn chia sẻ mục đích chung với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền: Bảo vệ nhân quyền cho những người dễ bị tổn thương bằng cách đưa ra trước ánh sáng những vụ lạm dụng và xây dựng áp lực công chúng để thúc đẩy những thay đổi tích cực và lâu dài.”


Tiểu sử tóm tắt của những người đoạt giải từ Việt Nam năm nay:


Bùi Thanh Hiếu
, viết blog dưới bút danh “Người Buôn Gió”, là một trong những blogger nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Trang blog của anh chỉ trích chính phủ về chính sách đối với Trung Quốc, về việc chấp thuận cho khai thác bauxite gây nhiều tranh cãi, và về đối sách bất hợp lý về những buổi cầu nguyện của những người Công giáo. Hiếu bị bắt vào tháng Tám năm 2009 và bị giam giữ hơn một tuần vì tội “lạm dụng tự do dân chủ.” Nhà anh bị khám và máy tính bị thu giữ. Vào tháng Ba năm 2010, Hiếu bị công an triệu tập và thẩm vấn suốt mấy ngày. Hiện giờ anh luôn bị theo dõi và có thể bị bắt và tống giam bất kỳ lúc nào.

.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người viết blog với bút danh Mẹ Nấm, bị tạm giữ và thẩm vấn vào năm 2009 sau khi bị chụp ảnh mặc chiếc áo với khẩu hiệu “Không Bô Xít, Không Trung Quốc: Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam.” Vào tháng Chín năm 2009, cô bị công an bắt giải khỏi nhà vào nửa đêm và bị thẩm vấn về những bài viết trên trang blog chỉ trích chính sách của chính phủ liên quan đến Trung Quốc và những tranh chấp về Quần đảo Trường Sa. Cô được thả sau 10 ngày bị giam giữ, nhưng vẫn bị theo dõi; công an tiếp tục gây áp lực nhằm buộc cô đóng cửa trang blog. Đơn đề nghị cấp hộ chiếu của cô bị bác bỏ.

.

Phạm Văn Trội sử dụng nhiều bút danh khác nhau để viết về nhân quyền, dân chủ, quyền sử dụng đất đai, tự do tôn giáo và những tranh chấp về lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ông là thành viên tích cực trong Ủy ban Nhân quyền Việt Nam. Ông cũng viết cho tập san bất đồng chính kiến Tổ Quốc. Kể từ năm 2006, ông bị công an sách nhiễu và triệu tập nhiều lần. Ông bị bắt vào tháng Chín năm 2008 và bị truy tố với tội danh phát tán tài liệu tuyên truyền chống chính phủ. Vào tháng Năm năm 2009, Nhóm Công tác Liên hợp quốc chuyên Giám sát việc Giam giữ Tùy tiện (the UN Working Group on Arbitrary Detention) xác định rằng Phạm Văn Trội đã bị giam giữ một cách sai trái. Bất chấp kết luận của nhóm này, vào tháng Mười năm 2009, ông bị kết án bốn năm tù giam và bốn năm quản chế.

.

Trần Đức Thạch là tác giả của một tiểu thuyết, hàng trăm bài thơ, bài báo và các báo cáo lên án tham nhũng, bất công và các vụ lạm dụng nhân quyền. Là cựu chiến binh Quân đội Nhân dân, ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Nghệ An. Tiểu thuyết Đôi Bạn Tù hoàn thành năm 1988 mô tả bản chất tùy tiện của hệ thống pháp lý và tình trạng phi nhân của nhà tù ở Việt Nam. Các bài thơ xuất bản với tiêu đề Những Điều Chưa Thấy viết về cuộc sống không có tự do và công lý. Trần Đức Thạch thường xuyên bị sách nhiễu kể từ năm 1975. Vào năm 1978, áp lực trở nên thô bạo tới mức ông phải tự thiêu và bị bỏng nặng. Kể từ đó, ông đã bị bắt 10 lần và bị đưa ra tòa bốn lần, lần nào tòa cũng phải thả vì thiếu chứng cứ. Năm 2009, Nhóm Công tác Liên hợp quốc chuyên Giám sát việc Giam giữ Tùy tiện xác nhận rằng ông bị giam giữ sai trái và tùy tiện vào lần bị bắt sau cùng hồi tháng Chín năm 2008. Bất chấp điều đó, ông bị kết án ba năm tù giam và ba năm quản chế.

.
Trần Khải Thanh Thủy
là một tiểu thuyết gia và một nhà báo nổi tiếng; bà viết về quyền sử dụng đất của nông dân, nhân quyền, nạn tham nhũng, và đa nguyên chính trị. Bà thường chỉ trích chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam. Vào tháng Mười năm 2006, bà bị đấu tố tại một phiên tòa dàn dựng trước hàng trăm người. Tháng sau, bà bị đuổi việc và bị quản chế tại gia. Vào tháng Tư năm 2007, bà bị bắt tại nhà và bị biệt giam tại trại giam B14 ở Hà Nội trong chín tháng. Vào năm 2008 và năm 2009, bà thường xuyên phải chịu sự sách nhiễu của công an và của các băng nhóm khu phố được sắp đặt, bao gồm ít nhất là 14 lần bị côn đồ ném phân và chuột chết vào nhà. Tháng Mười năm 2009, bà bị bắt sau khi cố gắng tới dự phiên tòa xử các nhà bất đồng chính kiến khác và bị kết án 42 tháng tù giam. Bà bị bệnh lao và bị tiểu đường, nhưng không được nhận chăm sóc y tế trong tù.

.
Vũ Văn Hùng
là một nhà giáo và cộng tác viên của tập san bất đồng chính kiến Tổ Quốc. Ông bị cơ quan sa thải vì có quan hệ với các nhà hoạt động dân chủ và các nhà văn bất đồng chính kiến. Ông bị tạm giữ chín ngày vào ngăm 2007 và sau đó bị quản chế tại gia. Ông viết Chín Ngày trong Tù, kể lại việc mình bị thẩm vấn. Vào tháng Tư năm 2008, ông bị bắt và bị đánh đập thậm tệ vì tham gia cuộc biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc trong thời gian rước đuốc Olympic Bắc Kinh qua Thành phố Hồ Chí Minh. Vào tháng Chín năm 2008, ông lại bị bắt vì đã treo khẩu hiệu trên cầu kêu gọi dân chủ đa đảng. Hiện ông đang chịu án tù giam ba năm, và sau khi ra tù sẽ chịu thêm ba năm quản chế tại gia. Phiên tòa xử ông vào năm 2009 diễn ra chỉ vài tháng sau khi Nhóm Công tác Liên hợp quốc chuyên Giám sát việc Giam giữ Tùy tiện xác nhận rằng ông là nạn nhân của việc giam giữ sai trái và tùy tiện. Có tin rằng ông hiện đang bị giam tại Trại giam Hỏa Lò 2 ở Hà Nội; ông gặp nhiều vấn đề về sức khỏe sau khi bị đánh đập thậm tệ trong khi thẩm vấn và sau một tháng tuyệt thực.


Để biết thêm thông tin, đề nghị liên hệ:

Tại New York, Marcia Allina (tiếng Anh): +1-212-216-1246
Tại Bangkok, Phil Robertson (tiếng Anh, tiếng Thái): +66-85-060-8406 (di động)
Tại Washington, DC, Sophie Richardson (tiếng Anh, tiếng Hoa phổ thông): +1-202-612-4341; or +1-917-721-7473 (di động)

.
* * * * * * * *

.

For Immediate Release

Vietnam: Writers Honored for Commitment to Free Speech

6 Vietnamese Win Prestigious Hellman/Hammett Award

August 4, 2010

http://www.hrw.org/en/news/2010/08/03/vietnam-writers-honored-commitment-free-speech

(New York, August 4, 2010) – Six Vietnamese writers are among a diverse group of 42 writers from 20 countries who have received the prestigious Hellman/Hammett award, which recognizes courage in the face of political persecution, Human Rights Watch announced today.

“Vietnamese writers are frequently harassed, or even jailed, for peacefully expressing their views,” said Phil Robertson, deputy Asia director at Human Rights Watch, which administers the annual Hellman/Hammett awards. “By honoring courageous writers who have suffered political persecution, lost their jobs, or even sacrificed their freedom, we hope to bring international attention to voices that the Vietnamese government is trying to silence.”

All of this year’s awardees from Vietnam are writers whose work and activism have been suppressed by the government in its efforts to restrict free speech, control independent media, and limit open access and use of the internet.

The Vietnam government’s actions against some of the awardees include disrupting their personal and professional lives, hacking their websites, cutting their telephone lines, and pressuring family members to urge the awardees to cease their activities. Some awardees have even been attacked and injured by officially sanctioned mobs, or denounced and humiliated in orchestrated public meetings. All have been arrested and detained, and four are currently in prison.

This year’s awardees from Vietnam include Bui Thanh Hieu, who blogs under the name “Nguoi Buon Gio” (Wind Trader); Nguyen Ngoc Nhu Quynh, a blogger known on the internet as “Me Nam” (Mother Mushroom); Pham Van Troi, a human rights activist; Tran Duc Thach, a poet and military veteran; Vu Van Hung, a teacher; and Tran Khai Thanh Thuy, a novelist. Pham Van Troi, Tran Duc Thach, Vu Hung, and Tran Khai Thanh Thuy are currently in prison. (Detailed biographies follow below.)

The Hellman/Hammett grants are given annually to writers around the world who have been targets of political persecution or human rights abuses. The grant program began in 1989, when the American playwright Lillian Hellman stipulated in her will that her estate should be used to assist writers in financial need as a result of expressing their views.

Hellman was prompted to create the assistance program for writers by the persecution that she and her longtime companion, the novelist Dashiell Hammett, experienced during the 1950s anti-communist witch hunts in the US, when both were questioned by congressional committees about their political beliefs and affiliations. Hellman suffered professionally and had trouble finding work. Hammett spent time in prison.

In 1989, the executors of Hellman’s estate asked Human Rights Watch to devise a program to help writers who were targeted for expressing views that their government opposed, for criticizing government officials or actions, or for writing about things that their government did not want to come to light.

Over the past 21 years, more than 700 writers from 92 countries have received Hellman/Hammett grants of up to $10,000 each, totaling more than $3 million. The program also gives small emergency grants to writers who have an urgent need to leave their country or who need immediate medical treatment after serving prison terms or enduring torture.

“The Hellman/Hammett grants aim to help writers who dare to express ideas that criticize official public policy or people in power” said Marcia Allina, Hellman/Hammett grant coordinator. “Many of the writers share a common purpose with Human Rights Watch: to protect the human rights of vulnerable people by shining a light on abuses and building public pressure to promote lasting, positive change.”

Short biographies of this year’s Hellman/Hammett awardees from Vietnam:

Bui Thanh Hieu, who blogs under the name “Nguoi Buon Gio” (Wind Trader), is one of Vietnam’s best known bloggers. His blog critiques the government’s China policy, its approval of controversial bauxite mines, and its mishandling of Catholic prayer vigils. Hieu was arrested in August 2009 and held for more than a week on charges of “abusing democratic freedom.” His house was searched and his laptop confiscated. In March 2010, Hieu was summoned and questioned by police for several days. He remains under surveillance and could be arrested and jailed at any time.

Nguyen Ngoc Nhu Quynh, who blogs under the name “Me Nam” (Mother Mushroom), was detained and questioned in 2009 after being photographed wearing a T-shirt with the words “No Bauxite, No China: Spratly and Paracel Islands belong to Vietnam.” In September 2009, she was taken from her home in the middle of the night by police and questioned about blog postings that criticized government policies on China and its disputed claims to the Spratly Islands. She was released after 10 days, but remains under surveillance by police, who continue to pressure her to shut down her blog. Her application for a passport was rejected.

Pham Van Troi has used various pen names to write about human rights, democracy, land rights, religious freedom, and territorial disputes between China and Vietnam. He was an active member of the Committee for Human Rights in Vietnam and also wrote for the dissident bulletin To Quoc (Fatherland). Since 2006, he has been repeatedly harassed and summoned by police. He was arrested in September 2008 and charged with disseminating anti-government propaganda. In May 2009, the United Nations Working Group on Arbitrary Detention determined that Pham Van Troi had been wrongfully detained. Despite its conclusion, he was sentenced in October 2009 to four years in prison, followed by four years of house arrest.

Tran Duc Thach has written a novel, hundreds of poems, and articles and reports that condemn corruption, injustice, and human rights abuses. A veteran of the People’s Liberation Army, he is a member of the Nghe An Writers Club. His 1988 novel, Doi Ban Tu (Two Companions in Prison), described the arbitrary nature of Vietnam’s legal system and the inhuman conditions in Vietnamese prisons. Poems published under the title Dieu Chua Thay (Things Still Untold) speak about life without freedom and justice. Tran Duc Thach has been repeatedly harassed since 1975. In 1978, the pressure became so harsh that he set himself on fire and was badly burned. Since then, he has been arrested 10 times and brought to court four times, each time released for lack of evidence. In 2009, the UN Working Group on Arbitrary Detention determined that he had been wrongfully and arbitrarily detained after his last arrest in September 2008. Despite this he was sentenced to a three-year prison term, which will be followed by three years of house arrest.

Tran Khai Thanh Thuy, a prominent novelist and journalist, writes about farmers’ land rights, human rights, corruption, and political pluralism. She is often critical of the government and the Vietnamese Communist Party. In October 2006, she was denounced in a show trial before hundreds of people. The next month she was fired from her job as a journalist and placed under house arrest. In April 2007, she was arrested at her home and held incommunicado in B14 prison in Hanoi for nine months. In 2008 and 2009, she endured repeated harassment from police and orchestrated neighborhood gangs, including at least 14 attacks by thugs throwing excrement and dead rodents at her house. Then in October 2009, she was arrested after trying to attend the trials of fellow dissidents and is serving a 42-month prison term. She has diabetes and tuberculosis but has been refused medical care while in prison.

Vu Van Hung is a teacher and contributor to the dissident bulletin To Quoc (Fatherland) who was dismissed from his job because of his involvement with democracy activists and dissident writers. He was detained for nine days in 2007, then placed under house arrest. He wrote Nine Days in Jail to tell the story of his interrogation. In April 2008, he was arrested and severely beaten for joining a peaceful demonstration against China when the Beijing Olympic torch passed through Ho Chi Minh City. He was arrested again in September 2008 for hanging a banner on a bridge calling for multi-party democracy and is currently serving a three-year prison term, which is to be followed by three years of house arrest. His 2009 trial took place just months after the UN Working Group on Arbitrary Detention determined that he was a victim of wrongful and arbitrary detention. He is thought to be imprisoned at Hoa Lo 2 Prison in Hanoi, where he is suffering from health problems as a result of severe beatings during interrogation and a one-month hunger strike.

For more information, please contact:
In New York, Marcia Allina (English): +1-212-216-1246
In Bangkok, Phil Robertson (English, Thai): +66-85-060-8406 (mobile)
In Washington, DC, Sophie Richardson (English, Mandarin): +1-202-612-4341; or +1-917-721-7473 (mobile)

.

.

.

No comments:

Post a Comment