Monday, August 30, 2010

CUỘC TRIỂN LÃM WORKING TOGETHER TẠI MELBOURNE (ÚC)

Working Together - The Shrine of Remembrance 20 August 2010

http://www.lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view=article&id=2962:2962&catid=39:sinhhoatcongdong&Itemid=58

Cuộc triển lãm “Working Together: South Vietnamese and Australian soldiers in the Vietnam War” tại Đài Tưởng Niệm Tử Sĩ (The Shrine of Remembrance) Melbourne đã được ông Bob Elworthy (Chủ Tịch VVAA - Vietnam Veterans Association of Australia - VIC) đọc diễn văn khai mạc, trong đó ông đã nhấn mạnh về ý nghĩa của sự có mặt của Quân Đội Úc tại Việt Nam như sau -

'The Australian presence in Vietnam was explained to the Vietnamese people via a psyops leaflet that was distributed to the local population in parts of South Vietnam. The text in part said:

“We Australian soldiers along with the Vietnamese Army forces are working together to destroy the Viet Cong and their bases. We are here to help you defeat the Viet Cong and to help you build up your country. We are your friends who have come here to fight and die beside you to stop communist aggression. While some of our units are fighting the Viet Cong, others will assist you in your villages and hamlets- we are glad to be able to help you”.'

(xin bấm vào đây để đọc trọn
bài diễn văn của ông Bob Elworthy)

Tiếp theo, để bày tỏ lòng tri ân sâu xa đến quân đội đồng minh Úc, ông Nguyễn Việt Long (Chủ Tịch Hội CQN QLVNCH/VIC - một cựu SQ/HQ QLVNCH) đã vinh danh 504 binh sĩ Úc đã nằm xuống trên chiến trường Việt Nam, và đã không quên nhắc nhở và nói rỏ với cử toạ rằng -

“I would like to take this opportunity to say about the truth of the 2 Vietnam Wars :

Ho Chi Minh and his Communist Party triggered the first VN War (1946-1954) under the slogan “independence” and the 2nd Viet Nam War (1960-1975) under slogans “liberation”, “unification” to exploit the patriotism of Vietnamese people for the main target is to apply the communist doctrine onto the whole country.

Republic of Viet Nam Armed Forces, we fought with our best effort to defend against the aggression of North Communist, we fought to protect freedom and democracy in South Viet Nam .Republic of Viet Nam was a member of South East Asia Treaty Organisation in 1956.

The fall of Saigon in April 1975 ended the Viet Nam War, but the following days, Vietnamese people lost totally human rights under the proletarian dictatorship of communist regime, that is a bitter price. After that, there are concentration camps so called “re-education” camps, where, many of our comrades lost their lives as prisoners, family had no notice, no body knows.”

(xin bấm vào đây để đọc trọn
bài diễn văn của ông Nguyễn Việt Long)

Người sau cùng, ông Bruce Davies (cố vấn cho các Tiểu đoàn thuộc Sư Đoàn 2 Bộ Binh trú đóng tại Quân Đoàn I) đã nói về những mối quan hệ giữa VN và quốc tế, về ảnh hưởng của các biến cố xảy ra tại VN cũng như trên thế giới. Và nằm trong chủ đề "Working Together" (Cùng Nhau Chiến Đấu) ông đã trân trọng nhắc đến tình đồng đội Úc Việt, đến những gì ông học được và hiểu được ở những người lính can trường của QLVNCH -

“I must add here that the advice was not all one way. I believe that most of us learnt something from the Vietnamese too. One of my battalion commanders who had more battle scars than any man should have carried taught me to be calm in battle. Don’t let the enemy draw you into fighting just because he is there. I think this is a lesson that many western soldiers never really understood. Watch and wait, he told me. What is the good of that little hill anyway, he asked one day when we got into a firefight. I was jumping to attack. He said, let’s have a cup of tea and play some Chinese chess. Which was a polite way of telling me not to be stupid. He was of course watching the enemy’s movements very carefully to see when they moved away from their well-prepared position and we could move to cut them off. He then attacked. I have not forgotten him, or his advice.

Finally to the Vietnamese veterans in the audience today, I never feared being with my Vietnamese allies on the battlefield. They protected me as we worked together with the strong hope and belief that some good would come of it all. Sadly, it was a divisive time in our history but I salute you all for your service to your country.”

(xin bấm vào đây để đọc trọn
bài diễn văn của ông Bruce Davies)

Nói đến cuộc Chiến Tranh Việt Nam (Vietnam War) là nói đến một cái nhìn, một sự hiểu biết khiếm khuyết, sai lạc (misled) của đa số những người ngoại cuộc do sự dẫn dắt thiên vị, không đứng đắn, thiếu lương tâm của giới truyền thông thiên tả, cũng như của các cơ quan hoặc những cá nhân bị chi phối hay bị mua chuộc để ngụy tạo và bóp méo nguồn tin theo lệnh trên hay đơn đặt hàng của các thế lực chính trị.

Để đánh tan những sự mù mờ, để bổ túc cho những thiếu sót, để mang đến một sự hiểu biết rỏ ràng, minh bạch, một cái nhìn trung thực, khách quan, một ý niệm đứng đắn, công bằng về cuộc Chiến Tranh Việt Nam, BTC của cuộc triển lãm "Working Together" đã có một buổi nói chuyện cùng quần chúng với sự tham dự đông đảo của quan khách Úc Việt và các em học sinh ở các trường Kilbreda College (Mentone), Mentone Girls Secondary College, Christian Brothers College (St. Kilda), và Brunswick Secondary College.

Các diễn giả gồm có các vị cựu quân nhân Úc Việt - ông John Vincent, thành viên toán Huấn luyện AATTV (Australian Army Training Team Vietnam), ông Phil White, 1 cựu chiến binh thuộc Lực Lượng 1 Đặc Nhiệm Úc (1st Australian Task Force), ông Trần Như Hùng, 1 cựu SQ/TQLC QLVNCH.

Đứng trước một cử toạ đông đảo mà phần lớn là không ai hiểu rỏ về cuộc Chiến Tranh Việt Nam, các vị ấy đã chia xẽ những kinh nghiệm bản thân về tình đồng đội Úc Việt, về một cuộc sống gian khổ đầy hiểm nguy, những giây phút thập tử nhất sinh trong vòng lửa đạn, những cái chết đến thật bất ngờ, những cuộc thảm sát dã man, những ngày tháng lao tù đày đoạ khổ sai, ...

Ngoài những hình ảnh và chi tiết về Cuộc Chiến Việt Nam, ông John Vincent còn đưa ra những hình ảnh về cuộc sống khổ cực, đầy bất trắc, không có tương lai của các trẻ em ở thôn quê VN để nhắc nhở cho các em học sinh tại Úc (đang có một đời sống bình an, đầy đủ, sung túc) hảy biết quý trọng những gì mình đang có mổi khi nghĩ đến những hình ảnh đó.

Ông Phil White, vẫn còn có cái dáng dấp phong sương của một người lính trận, đã nhắc đến nhiều kỷ niệm vui buồn cá nhân trong thời gian ông phục vụ tại Việt Nam.

Với ông Trần Như Hùng thì không có diễn văn mà thực sự là buổi nói chuyện, tâm tình với người nghe. Ông Hùng đã bắt đầu câu chuyện về cuộc đời mình trong bối cảnh Cuộc Chiến Việt Nam với cuộc di cư năm 1954 khi ông mới được 4 tuổi.

Khi nói về chế độ CS tai Việt Nam những hình ảnh đầu tiên được ông đưa ra là những hình ảnh về cuộc "Cải Cách Ruộng Đất" đẩm máu ở Miền Bắc Việt Nam. Tiếp theo là hình ảnh cuộc đời người lính trận của chính ông khi còn rất trẻ. Sống nay chết mai, ông đã từng đối diện với tử thần, và chứng kiến sự ra đi của rất nhiều đồng đội. Ông đã đề cập đến sự tàn bạo, dã man của quân xâm lăng CS qua các vụ thảm sát tại Huế trong dịp Tết Mậu Thân 1968, trên Đại Lộ Kinh Hoàng trong Mùa Hè Đỏ Lữa 1972, ... để nói cho mọi người hiểu rỏ lý do tại sao Miền Nam Việt Nam đã phải chiến đấu ròng rã trong bao nhiêu năm rồi.

Cái dã man, tàn bạo của CSVN không ngừng ở đó mà vẫn còn tiếp tục sau ngày cưởng chiếm Miền Nam Việt Nam. Cái bản chất phi nhân, dã thú của CSVN đã được thấy rỏ qua cách đối xử với người sống và ngay cả với người chết – đuổi tất cả các thương bệnh binh ra khỏi bệnh viện khi các vết thương của họ còn đang rĩ máu; tập trung hơn 1 triệu quân dân cán chính vào các trại lao tù "cải tạo" khổ sai; lùa dân Miền Nam vào các vùng rừng thiên nước độc, khô cằn sỏi đá gọi là "kinh tế mới"; đối xử kỳ thị, cướp đoạt tài sản của dân Miền Nam một cách công khai hay qua các hình thức đổi tiền, kiểm kê tài sản; đào mồ cuốc mã, phá hoại, sang bằng hoặc chiếm cứ đất đai của các nghĩa trang nhất là Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà!

Và đã có bao nhiêu người phải trốn chạy chế độ CSVN, đã có bao nhiêu người đã bị sát hại trong ngục tù CS mà mãi đến tận bây giờ gia đình và thân nhân của họ cũng vẫn không biết được thân xác của những người ấy đã bị vùi lấp nơi đâu?!

Xin hảy đừng bao giờ quên những điều đó (Lest we forget)!

(xin bấm vào đây để đọc trọn
bài nói chuyện của ông Trần Như Hùng)


Ly Hương
(23/08/2010)

I was only nineteen

http://www.youtube.com/watch?v=Urtiyp-G6jY

Picture link

http://picasaweb.google.com/n.9oo9le/WorkingTogether#

.

.

.

No comments:

Post a Comment