Friday, July 30, 2010

VIỆT NAM : RÀO CHẮN MỐI HỌA TRUNG QUỐC

Việt Nam rào chắn mối họa Trung Quốc

Vietnam hedges its China risk

http://www.danchimviet.com/archives/15053

The Hanoist – KD chuyển ngữ
Nguồn: http://thehanoist.wordpress.com

.

Trong khi Việt Nam và Trung Quốc ăn mừng “Năm Hữu Nghị Việt-Trung” đánh dấu kỷ niệm 60 năm bang giao, Hà Nội đã âm thầm theo đuổi biện pháp nhằm quân bình thế lực đối với quốc gia láng giềng phương Bắc. Diễn biến của chiến lược vẫn còn đang chuyển tiến bao gồm việc thiết lập một vị thế chung để đối mặt với Trung Quốc trong khối ASEAN, lôi cuốn Hoa Kỳ, và gầy dựng các mối quan hệ an ninh với những thế lực khác trong vùng [ĐNA].

Tuy nhiên, cách tiếp cận này sẽ tiến triễn như thế nào sẽ tùy thuộc nhiều vào tình hình chính trị quốc nội của người Việt, ngang hàng với việc tùy thuộc những quyền lợi của từng quốc gia liên hệ. Hà Nội đã sử dụng địa vị chủ tịch của 10 quốc gia ASEAN để đặt các tranh chấp lãnh hải biển Đông trong chương trình nghị sự. Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN đã cùng ký một bản quy tắc ứng xử không bó buộc năm 2002 và kể từ đó, Trung Quốc đã tìm cách giải quyết những khác biệt qua các cuộc hội thảo song phương mà trong đó, họ thường xuyên chế ngự đối phương khi đối diện tay đôi.

Trong khối ASEAN, chỉ có Việt Nam mới lên tiếng tranh cãi với Trung Quốc về vấn đề lãnh thổ song song với những tranh chấp lãnh hải ở hay quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông. Phi Luật Tân đồng thời cũng tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trên toàn bộ quần đảo Trường Sa trong khi Mã Lai Á và Brunei cùng công bố chủ quyền trên một phần của quần đảo này. Các quốc gia ASEAN khác từ lâu đã vui lòng để Việt Nam đảm trách gánh nặng áp lực của Trung Quốc trong khi họ thì lo thiết lập các quan hệ mậu dịch đầu tư chặt chẽ với Bắc Kinh.

Cho đến nay thì sự hợp tác giữa Việt Nam và Mã Lai Á có vẻ như có nhiều tiến triển nhất. Năm vừa qua, hai quốc gia này đã cùng đệ trình hồ sơ đến Ủy ban về Giới hạn Thềm Lục Địa trực thuộc Liên Hiệp Quốc (CLCS). Hồ sơ đệ trình phác họa các khu vực kinh tế trực thuộc hải phận của Việt Nam và Mã Lai Á đã nhanh chóng bị Trung Quốc bác bỏ và xem là “bất hợp pháp” vì Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền trên tất cả lãnh hải từ Đài Loan đến Singapore.

Thái độ hung hăng của Trung Quốc đã gây sự chú ý của các quốc gia ASEAN không trực tiếp tranh chấp lãnh hải. Khi Bộ trưởng Bộ ngoại giao Hoa kỳ Hillary Cliton tuyên bố tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) hôm 23 tháng 6 rằng “Hoa Kỳ có quyền lợi quốc gia đối với việc tự do tới lui, mở rộng việc sử dụng ở các vùng lãnh hải chung của Á Châu, cũng như việc tôn trọng các quy định quốc tế trên biển Đông” thì Indonesia, Singapore, Mã Lai Á, Phi Luật Tân, Brunei và Việt Nam nằm trong số 12 quốc gia lên tiếng ủng hộ một “quá trình hợp tác ngoại giao”.

Bằng cánh công khai nhúng tay vào những tranh chấp biển Đông, Hoa Kỳ đã ủng hộ khối ASEAN thiết lập một phản ứng chặc chẽ hơn trong vùng. Việt Nam trong các buổi hội thảo riêng đã từng yêu cầu Hoa Kỳ có một vị thế mạnh mẽ hơn, và Hà Nội sẽ là quốc gia có nhiều lợi ích nhất nếu các quốc gia ASEAN liên hợp chặt chẽ với nhau hơn khi đối phó với Trung Quốc.
Hồ sơ nhân quyền nghèo nàn của Hà Nội sẽ gây khó khăn cho khả năng một cuộc hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam có thể xảy ra. Nhưng hai quốc gia đối lập hiện nay có những cuộc hội thảo an ninh thường niên và thường có những giao tiếp về quân sự. Trong những năm gần đây, hải quân Hoa Kỳ đã có hơn chục chuyến viếng thăm các hải cảng của Việt Nam và những tướng lãnh phía Việt Nam đã bay ra thăm các chiến hạm của Hoa Kỳ ít nhất là hai lần.

Trong lúc lãnh đạo Đảng CS ở Hà Nội vẫn còn rất mâu thuẫn trong việc kết thân với Hoa Thịnh Đốn, nhận thức về việc Hoa Kỳ là then chốt trong quá trình đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc ngày càng gia tăng.

Đồng minh Á Châu

Mặt khác, lãnh đạo Việt Nam không có vấn đề gì với việc hợp tác với Nga, một đồng minh CS cũ trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh. Mối quan hệ an ninh chặt chẽ với Moscow hiện nay giúp Việt Nam có được một thêm một rào chắn đối với Trung Quốc và hiện đại hóa quân đội Việt Nam vẫn còn đang lệ thuộc rất nhiều vào những trang bị quân sự của Nga từ thập niên 1970.

Hà Nội hiện nay nằm trong số các thân chủ hàng đầu thu mua vũ khí của Nga, bao gồm giao kèo vừa ký để tậu 6 tàu ngầm hạng Kilo và 20 chiến đấu cơ đa năng Sukhoi Su-30. Cuối năm nay, Việt Nam sẽ làm chủ 2 tàu chiến hạng Gepard của Nga và các cuộc thảo luận đang diễn ra nhằm để Nga giúp xây và bảo trì một căn cứ tàu ngầm tại Việt Nam, rất có thể sẽ nằm trong trọng điểm quân sự Vịnh Cam Ranh.

Ấn Độ là một quốc gia khác trong vùng có mục đích chiến lược chung với Việt Nam. Ngày 27 tháng 7 vừa qua, hai quốc gia này đã đồng ý tăng cường hợp tác phòng thủ trong chuyến viếng thăm Việt Nam của Đại tướng quân đội Ấn V K Singh. New Delhi hiện rất thận trọng với nổ lực bành trướng của Bắc Kinh nhằm vớ đến vùng lãnh hải của Ấn Độ Dương. Trung Quốc và Ấn cũng đang có những tranh chấp lãnh thổ lâu đời, lý do chiến tranh bùng nổ giữa 2 quốc gia này năm 1962.

New Delhi và Hà Nội cùng chia xẻ những quan ngại chiến lược liên quan đến Trung Quốc và trong lịch sử đã cùng có nhiều quan hệ thân mật thiết lập qua những cuộc đấu tranh chống thuộc địa. Quân đội của hai quốc gia này cũng sử dụng trang bị giống nhau chế tạo bởi Nga Sô.

Một mối giao dịch thương mại bề ngoài có thể siết chặt các quan hệ chiến lược Việt-Ấn. BP, tập đoàn dầu khí của Anh hiện đang lo tiền để trang trãi giá cả trong việc thu dọn số dầu tràn ở Vịnh Mexico, đã quyết định bán một số vốn đầu tư bao gồm nguồn đầu tư ở Nam Côn Sơn, ngoài bờ biển phía Nam Việt Nam. Phỏng theo các thông cáo báo chí, chính phủ Việt Nam đã chấp thuận cho liên đoàn bao gồm các công ty quốc doanh của Ấn và Petro ViệtNam thu mua tài sản của BP.

Đáng chú ý hơn, dự án dầu khí vĩ mô này nằm trong vùng lãnh hải thuộc Nam Côn Sơn mà trong tháng 3 năm vừa qua, BP đã tuyên bố sẽ ngưng khai thác vì những áp lực từ Trung Quốc. Khi chấp thuận giao bán cho các công ty dầu khí của Ấn với ít khả năng bị Trung Quốc gây áp lực hơn, Việt Nam đã xác nhận quyền lợi năng lượng của mình trong khu vực đặc quyền kinh thế thuộc 200 hải lý cách bờ biển quốc gia.

Trong cùng thời điểm, Việt Nam và Nhật đã tuyên bố thiết lập một cuộc hội thảo an ninh song phương với sự có mặt của viên chức nước ngoài và viên chức thuộc bộ quốc phòng. Cuộc hội thảo an ninh này tượng trưng cho một tiến trình đáng kể trong quan hệ song phương giữa hai nước, một mối quan hệ mà cho đến nay vẫn chú trọng về mậu dịch và tài trợ. Nhận gần đây cũng đã có những cuộc hội thảo tương tự với Hoa Kỳ, Úc, và Ấn.

Việc Việt Nam rào chắn mối nguy chiến lược của Trung Quốc cũng không có gì là ngạc nhiên cả. Hai quốc gia này trong lịch sử đã có những xung đột lâu đời, kể cả việc Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam năm 1974. Hai quốc gian láng giềng này cũng đã có một chiến tranh biên giới xảy ra nhanh chóng vào năm 1979 và đã đánh một trận hải chiến ngắn ngủi tại quần đảo Trường Sa năm 1988. Dựa theo các nguồn tin ngoại giao, hai phía cũng đã có những xung đột quân sự trên biển gần nhất là vào năm 2005 và có thể đã tái diễn vào năm 2008.

Để rõ ràng hơn, Việt Nam không có vị thế ngoại giao hoặc địa lý nào để dẫn đầu một liên minh quốc tế chống lại Trung Quốc. Trong giới lãnh đạo của Đảng CS, đặc biệt là trong số các lực lượng nòng cốt chịu trách nhiệm cho an ninh và tư duy, có nhiều người đang muốn theo đuổi mô hình kinh tế mở và chính trị mật của Trung Quốc. Phe phái thân Trung Cộng gần đây đã hổ trợ một chiến dịch đàn áp các bloggers và những nhà tranh đấu đã biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm lãnh hải và lãnh thổ thuộc tuyên bố chủ quyền của Việt Nam.

Tuy nhiên hiện nay, hình như có một sự đồng thuận trong giới lãnh đạo của Việt Nam về việc quân bình sự ảnh hưởng của Trung Quốc bằng cách nuôi dưỡng quan hệ với những thế lực khác trong vùng, kể cả Hoa Kỳ, Nga, và Ấn. Sự đồng thuận này, cùng với các mối quan hệ chiến lược, sẽ tiến triển như thế nào phần lớn tùy thuộc vào việc quyền lực giữa các bè phái trong Đảng CS sẽ được phân chia như thế nào trong Đại Hội Đảng mong đợi sẽ xảy ra năm tới.

© The Hanoist.

.

.

.

No comments:

Post a Comment