Saturday, July 24, 2010

TRONG LÒNG HỆ THỐNG TÌNH BÁO CÔNG AN MẬT VỤ CỘNG SẢN

Trong lòng hệ-thống Tình báo Công An Mật vụ Cộng-sản

Nhu dinh Hung
July 21, 2010
0

http://www.vietthuc.org/?p=7523

Gián-điệp bao-trùm toàn-thể các hoạt-động về nghiên-cứu và khai thác thông-tin về mọi loại vì lợi-ích của đệ tam nhân. Mọi quốc-gia đều thực-hành gián-điệp..Dẫu sao cũng có một khác-biệt sâu xa về bản-chất giữa những sở gián-điệp cộng-sản và tây-phương.Trong khi ở tây phương,các sở gián-điệp,phản-gián và các cơ-quan lo về an-ninh như cảnh-sát hay là quan-thuế là những định chế pháp-lý,bị kiểm soát trên bình diện lập pháp,được phân-biệt trên bình-diện cơ cấu và tài-chánh,điều này hoàn toàn khác hẳn trong các nước cộng-sản.

KGB của liên-sô hay Securitate của Lỗ Ma Ni là những “chiếc mộc và lưỡi kiếm” của đảng cộng-sản và được giao cho nhiều nhiệm-vụ .Trong số những nhiệm-vụ này,có an-ninh nội-địa,phản-gián,an-ninh biên-giới,gián-điệp,và cuối cùng họat-động khủng-bố.Dẫu sao tầm vóc kinh tế cũng đã trở thành quan trọng song song với những khó khăn kinh tế mà các nước cộng-sản gặp phải trong thập-niên 1980.


1. CÁC PHÂN-DỞ (1917-1990): Cảnh-sát chánh-trị (thường được hiểu như là công an mật vụ)

Tổ-chức cảnh-sát chánh-trị cổ nhất của cộng-sản là Tcheka [1]. Được tạo-dựng ngày 21/12/1917 theo quyết định của Hội-Đồng Ủy-Viên Nhân-Dân, tổ chức có mục tiêu như là “một bộ-phận của chuyên chánh vô-sản” để bảo-vệ “an-ninh nhà nước”.Đặt dưới quyền điều khiển của một nhà cách-mạng gốc Ba-Lan Félix Dzerjinski cho đến lúc bị giải tán vào năm 1922,sau cuộc mưu-sát Lénine vào tháng 8 năm 1918, Cơ quan nầy đã tổ chức thanh-toán một cách có hệ-thống phe đối lập với chéđộ sô-viết. Trong vài tuần lễ,hơn 50000 người đã bị thanh-toán,trong số đó có những công-nhân đình-công,những người vô chánh phủ,những thành phần thiểu sộ Menchéviks),những thành viên Nga -hoàng;nhưng cũng có cả những nông-dân từ chối đáp-ứng việc trưng thu.

Tcheka vào năm 1918 có 15000 cộng sự viên,năm 1919 có được 37000,xử dụng 260000 vào năm 1921 và đến cuối 1921 còn 120000.Nó đặt trụ sở trung ương ở Moscou trong một toà nhà ở Loubiankia (đường GrandêL oubiankia),cho đến nay vẫn còn được tổ chức mật vụ Nga xử dụng.
Vào năm 1922,nó được thay thế bằng Gúpéou [2]. Được Vlatcheslav Menjinski,, điều-khiển từ 1923 cho đến khi bị giải tán vào năm 1934,tổ chức Guépéou (có 75000 nhân viên vào năm 1924 trong đó có 27000 lính biên phòng) có qui chế ủy ban nhân dân.Nó chịu trách-nhiệm cho đến 1934 về việc theo đuổi chánh sách khủng bố của Staline chống lại nhân dân Liên Bang Sô Viết (ví dụ như người xứ Géorgie,Casaque hay xứ Tchéchénie) và việc thanh-toán một số rất đông các đối lập ở trong và ngoài nước.Nó cũng giám sát việc áp dụng các kế-hoạch ngũ niên và tranh-đấu chống lại việc “phá-hoại kinh-tế” và tái tổ chức, Kế đó phát-triển hệ thống tập-trung thừa kế của chủ nghĩa sa-hoàng (200.000 tù nhân vào năm 1929).Nó có một hệ-thống gián-điệp (Inostrannyjotdel- INO).Năm 1934,OGPU xát nhập vào NVKD.[3]

NVKD (có 500.000 nhân viên vào năm 1941) cho đến khi biến mất vào năm 1946,sẽ là công cụ khủng bố của Staline,đã làm chết nhiều triệu người.Người lãnh đạo chánh là Lavrently Pavlovitch Beria,cũng bị thanh trừng vào năm 1953, áp dụng một sự khủng bố đa dạng (1.500.000 người bị bắt giữ và 700.000 người bị hành-quyết từ 1937-1938) đã nhiều đợt đụng tới bộ máy an ninh và đánh vào mọi tầng lớp trong xã-hội và trong đảng (những vụ án lớn ở Moscou).Chịu trách-nhiệm về các trại tập-trung Goulag,nhưng cũng cả những tù nhân chiến-tranh,NKVD đã hoàn-thiện hệ-thống tập-trung thời sa-hoàng nhằm để tận-diệt,nhưng cũng để dùng trong kinh-tế sô-viết (mỏ ở Kolyma). NKVD cũng chiụ trách-nhiệm về tội ác chiến tranh như việc ám-sát 14552 sĩ-quan Ba Lan ở Katyn vào tháng tư- năm 1940.Vào năm 1943,cơ-quan này để mất quyền quản-trị việc gián-điệp vào tay NKGB (1946 có 115000 nhân viên trong đó 60000 nhân viên của ban thanh toán gián điệp Smersh) và chỉ còn trách-nhiệm về an-ninh nội-vụ của chế-độ và biên-giới..Vào tháng tư 1946,NKVD trở thành MVD[4],Bộ Nội Vụ, đã đổi dạng thay hình vào năm 1954 trở thành một tổ-chức cảnh-sát cổ-điển.NKGB,Ủy Ban Nhân Dân An Ninh Quốc Gia,đã có ngoài việc gián-điệp,nhiệm-vụ phản-gián,an-ninh vận- chuyển,khủng-bố trong những vùng đất chiếm đóng,mật-mã,việc bảo-vệ đảng và những nhân-vật lãnh-đạo của Liên-Bang Sô-Viết.Vào năm 1946,NKGB trở thành MGB,bộ An-Ninh Quốc-Gia,và duy trì các chức năng của nó.Năm 1954,MGB cho ra đời KGB,”ủy ban an ninh nhà nước”,sẽ được giải tán vào năm 1991.

KGB đã duy trì trong những thập niên này hầu như cùng một tổ chức thành phân đội (gián-điệp,phản gián,và phản gián quân sự). Nó cũng có nhiệm vụ chống tham nhũng và hình-sự kinh-tế và duy trì một hệ thống to lớn nhằm kiểm soát nhân dân bằng kỹ thuật và xuyên qua các điềm chỉ viên..Có được các toán tinh nhuệ,KGB cũng có trách nhiệm bảo vệ an ninh biên giới,truyền tin,giao thông,nhưng cũng cả việc quản trị các trại và các trung tâm đàn áp chuyên môn(nhà tù đặc biệt và nhà thương điên).Nó vừa là một thứ cảnh sát chánh trị và một sở tình báo có một hiệu quả rất cao.

Các tổ-chức và phương-pháp của cảnh-sát chánh-trị những quốc-gia cộng-sản theo sô-viết hay độc-lập như Roumanie,Yougoslavie và Albanie cũng giống nhau.Mẫu- mực tchékiste sô viết (Tcheka, NKVD và KGB) đã được dùng làm khuôn-mẫu về tổ- chức và ý-thức-hệ.

Liên-Bang Sô-Viết trong suốt thời gian hiện hữu luôn luôn cảm thấy sự đe doạ thường xuyên bởi các kẻ thù ở trong và ngoài nước.Các chế-độ cộng-sản được tạo dựng không có tính cách hợp pháp dân chủ sau năm 1945 ở Âu Châu cũng chia sẻ sự tin tưởng này. Các giới chánh trị ưu tú cộng sản e dè đối với nhân dân và thấy ở đâu cũng có những âm-mưu và những hình-thức chống đối mà họ cần phải loại trừ không thương xót. Cac phương-pháp sô-viết được áp dụng ở mọi nơi mọi chỗ/ tạo ra hay tái phục hoạt các trại tập trung,lưu đày sang LBSV,thanh toán các trí thức đối lập 5 như ví dụ ở Tiệp Khắc đã có hơn 100000 người từ 1948 đến 1954,ở Ba Lan từ 1944 đến 1956 có 243.066 người bị bắt giữ, khoảng 73000 người bị kết án ở nước Roumanie từ 1950 đến 1958).

Sự bạo-ngược này một phần là do các kinh nghiệm sống của những nhà lãnh-đạo cộng-sản được đưa lên cầm quyền ở Cộng Hoà Dân Chủ Đức(RDA),ở LõMâNi,ở Bảo Gia Lợi,Ba-Lan,ở Tiệp Khắc…Một số trong bọn họ như Erich Honecker đã nếm mùi trại tập trung của quốc-xã,những người khác đã sống sót ở Moscou sau những tố giác và thanh trừng từ năm 1936 đến 1938.Bọn họ biết là bị Staline trông chừng và sẵn sàng hi-sinh họ trong trường-họp nguội lạnh ý-thức-hệ.Các cuộc kháng-chiến quân-sự như các du-kích ở Ukraine hay ở Lỗ Ma Ni mặc dù bị nghiền nát,đã chứng tỏ trội hẳn là các dân tộc có khả năng trỗi dậy chống lại chủ-nghĩa cộng-sản. Cuộc nổi dậy ở Bá Linh năm 1953 đã xác nhận điều này.Cuộc nổi dậy này đã hằn sâu vào tâm lý an-ninh của giới lãnh đạo cộng-sản và cảnh sát chánh-trị.( cơ quan Stasi đã hoàn toàn không ngờ tới) và rõ ràng là đã đúng mức thuyết phục điều chẳng có gì bảo đảm sự an-toàn của hệ-thống cộng-sản cả.

Sự đe doạ hai mặt ở nước ngoài (chiến tranh lạnh) và ở trong nước (các đối kháng xã-hội) đã đưa đến việc cảnh sát chánh trị mở rộng các đặc-quyền,chuyên biệt hoá các môi trường hoạt động và tăng cường trên bình diện tổ chức.Sau khi đè bẹp cuộc nổi dậy năm 1953,cảnh sát chánh-trị hiểu được là họ phải đạt tới việc kiểm soát dân chúng,không phải chỉ bằng đàn áp hay bằng sự thường xuyên đe dọa đàn áp,nhưng cũng còn bằng việc xâm nhập vào mọi từng lớp,để khả dĩ biết được có sự nguy hiểm trỗi ra.Chính ở thời điểm này hệ thống cộng tác viên và điềm chỉ viên được lập ra và sẽ được tiếp tục hoàn-hảo -hoá cho đến năm 1989.

Về phiá bên ngoài,cảnh sát chánh-trị phát triển hoạt động gián-điệp quân-sự,kinh-tế và chánh-trị,nhưng cũng trang bị các phương tiện để thanh-toán các thành phần đối lập bên ngoài như (từ năm 70 trở đi) các chi-bộ yểm trợ hay hoạt động khủng-bố.

Ngay từ đầu những năm 50, cảnh sát chánh trị cộng sản có những cách hành-động như nhau.Nó tạo thành một yếu tố trung tâm của hệ thống thống trị và quyền lực của đảng cộng sản,nhưng không bao giờ giữ độc quyền các phương tiện cưỡng chến, Tất cả các Nhà Nước cộng-sản đều có những lực lượng cảnh-sát thường trực,có nhiệm vụ duy trì trật tự thường nhựt và chiến đấu chống lại các hình sự thông thường.Tuy nhiên,tương-quan giữa đảng cộng-sản lãnh đạo và cảnh-sát chánh-trị chẳng bao giờ đơn phương.Cảnh sát chánh trị vừa là kẻ tuỳ thuộc vừa là diễn viên của hệ thống chánh-trị.Những định chế này càng ngày càng trở nên thư lại,đi từ chức năng quan trọng lớn dần của việc gián-điệp kinh-tế đối với sự ổn định của hệ thống cộng sản,đã đòi hỏi và luôn luôn đạt được ngày càng nhiều phương tiện.

Pháp luật để phục vụ chánh-trị và đảng cộng-sản lãnh-đạo.Các cộng-sự-viên của cảnh-sát chánh-trị thực ra trên hình-thức phải tôn trọng luật lệ và các nguyên tắc hiến-định,nhưng trên nguyên tắc luôn luôn dành ưu tiên cho quyền lợi đảng!

Tất cả mọi loại cảnh sát chánh-trị đều được coi là “chiếc mộc và lưỡi kiếm của đảng” và chỉ bị kiểm soát bởi thành phần cốt lõi và những ban chấp hành của đảng cộng sản,các cơ quan tư pháp chẳng mảy may ảnh hưởng đến các cuộc điều tra,những vụ bắt giữ,điều kiện giam cầm…Cảnh sát chánh trị có thể bắt giữ – sau khi được sự chấp thuận của đảng – bất kỳ người nào và giam giữ họ trong những nhà tù đặc biệt,chẳng để cho họ được hưởng các quyền tư pháp được cam đoan. Các phương pháp điều tra để tuỳ ý cảnh sát chánh trị,cho đến năm 1991 sự tra tấn và sự hành quyết.Cho đến năm 1986,cảnh sát chánh trị không có quyền tự động hoạt động và chẳng bao giờ là một “nhà nước trong một nhà nước”.Sự tuỳ thuộc vào đảng vẫn còn trọn vẹn,ngay cả trong thời kỳ đổi mới perestrôïka,các cảnh sát chánh-trị (dưới áp lực của sô viết) giữ một vai trò trong việc lật đổ một số ban lãnh đạo chánh trị bảo thủ (RDA,Tchélosvaquie,Roumanie…)

Ở mức độ tổ chức,trong lúc ở RDA,tổ chức MIS có qui chế một bộ,các cảnh sát chánh trị trong những nước cộng sản thuộc về Bộ Nội Vụ.Các thủ lãnh của họ thông thường mang cấp thứ trưởng nội vụ.Trong mỗi nước khu vực quân sự có hệ thống gián điệp và an ninh của nó, Ở URSS có GRU.Tất cả các cảnh sát chánh trị có hai chức năng nội vụ lo việc gián-điệp và bộ máy an ninh nội vụ (kể cả phản gián) thường được chia làm nhiều phân bộ hay khu vực can thiệp đặc biệt giữ việc hợp tác với nhau.Sở gián điệp chẳng hạn giúp việc duy trì an ninh nội vụ bằng cách để cho xử dụng các nguồn tin.Sở phản gián thường xuyên tác động ở hải ngoại.

Theo kiểu mẫu Sô-viết,các cảnh sát chánh trị được chuyên-nghiệp hoá rất sớm.Các lực lượng này có các trường học và đại học,các đội chuyên môn như đội phòng vệ Felix Dzerjinski,có cư xá,nhà giữ trẻ,câu lạc bộ thể thao (ví dụ Dynamo Berlin).Người ta cũng ghi nhận một tỉ lệ lớn việc kết hôn trong nội bộ và sự hiện hữu nhiều thế-hệ tchékiste,thế hệ đầu tiên vào năm 50 gồm rất nhiều đảng viên (ngoại trừ ở R.D.A.Xã hội học về cảnh sát chánh trị cho thấy – ngoài việc thuộc về một giai cấp – có một phần tăng tiến về người có bằng cấp.Theo chiều hướng này,cảnh sát chánh trị tạo thành một giới thượng lưu được ưu đãi.

Có sự khác biệt rất lớn về tầm vóc của các phân sở,nhưng cũng đối với cả việc bủa lưới bọc dân chúng.MIS chiếm kỷ lục với 91O15 cộng tác viên vào năm 1989,tức là 1 tchékiste cho 180 người dân ở Cộng Hoà Dân Chủ Đức(RDA hay Đông Đức).Ở LBSV,tỉ lệ này là 1 cho 595.

Cảnh sát chánh trị dựa trên một màng lưới mật báo viên rộng lớn đến từ mọi khu vực của xã hội,ngoại trừ các phân sở tự họ đã có một hệ thống nội bộ canh chừng các thành viên của họ.Tại Cộng Hoà Dân Chủ Đức,hệ thống mật báo viên chánh thức lên khoảng 170000 người,tổ chức Stasi có hơn 4 triệu hồ sơ cá nhân về các người thù nghịch hoặc có thể thù nghịch chống lại việc “xây dựng chủ nghĩa xã hộỉ

Một trong những thành công chính của cảnh sát chánh trị là các thành phần xã hội tự kết-hợp vào việc canh chừng của họ.Các mật báo viên(cả hai phái,nhưng cũng còn cả trẻ con nữa) được tuyển dụng sau một cuộc điều tra cẩn thận về cá nhân và về việc hữu dụng trong công tác.Các hình thức hợp tác đa dạng cũng như các nguyên động lực.Một phần các mật báo viên bị cưỡng bách phải làm việc với cảnh sát chánh trị,những người khác đã làm việc vì muốn tham gia vào hệ thống.Cuối cùng,người ta tìm thấy một thành phần gia tăng những người muốn thăng tiến nghề nghiệp hay những kẻ lợi dụng, hi vọng rằng việc cộng tác của họ sẽ giúp thăng tiến xã hội hay nghành nghề nhanh chóng hơn và có được những đặc quyền.Việc bủa lưới trong xã hội có cái lợi là ít tốn kém cho cảnh sát chánh-trị và gia tăng các nguồn tin tức,kể cả các tin tức riêng tư, làm phong phú hơn cho những thủ đắc kỹ thuật (nghe và kiểm soát bưu chính). Cuối cùng,nó tạo ra tình trạng kỷ luật tự động của các hội-xã,ai cũng biết là có một hệ thống mật báo viên và các thứ này lúc nhúc trong môi trường sinh hoạt.

Trong những nước theo Minh Ước Varsovie,các phân sở qủa thực đã sao chép mô hình an ninh sô-viết,nhưng sự hiện diện của “người anh lớn” cũng tiến triển cùng với thời gian.Từ 1953 đến 1957,sô viết thấy rất rõ trong các cảnh sát chánh trị các núớc đàn em và tuyển chọn hay ảnh hưởng rộng rãi trong việc lựa chọn nhân vật trách nhiệm.Sau thời điểm này,các đảng cộng sản đã nắm lấy việc thực hiện việc lựa chọn các cán bộ an ninh của họ.Vào năm 1957,đã có hơn 57 cố vấn trong lòng tổ chức MIS. Những cố vấn nàỵ một sĩ quan có một thông dịch viên,một tài xế và một thư ký) được đặt trong những cơ sở quản trị an ninh các quản hạt ở R.D.A. Tổ chức HVA,trách nhiệm việc do thám Tây Đức đã có 4 cố vấn vào năm 1986, đặc trách bảo đảm việc chuyển tin thu thập được về Moscou.

Dẫu sao cũng đừng có ảo tưởng về con số 57 cố vấn.KGB đã phối hợp và cân nhắc các hoạt động của những phân sở bạn cho đến năm 1989. Cho đến thời điểm này đã có những cuộc gặp gỡ trung tâm thường xuyên,các hội thảo chung cho nhiều khu vực an ninh khác nhau,tất cả được kèm theo các cuộc thực tập và du hành thông tin các loại,các ứng-dụng mà người ta thấy được ở Bảo-gia -lợi,Ba-Lan,Tiệp Khắc,Hung-gia-lợi.

Nếu như cảnh sát chánh-trị cộng-sản vào những năm 1919 và 1953 là những công cụ của “khủng-bổ » ,sau cái chết của Staline người ta nhận thấy có một tiến triển đồng qui và phức tạp.Người ta đi từ một tình trạng đàn áp dữ dội,thường nhật và thấy được sang những hình thức giám thị kín đáo hơn,chỉ dùng đàn áp một cách có mục tiêu.

Từ 1945 đến 1949,NKVD với những liên lạc cùng các cán bộ cộng sản đã tổ chức trên toàn thể các nước bị chiếm đóng một chánh sách tiêu diệt các đối lập thực sự hoặc có thể trở thành đối lập,việc thanh toán các cộng tác viên,những đại kỹ nghệ gia hay những đại điền sản cũng như hàng giáo phẩm.
Việc xử dụng các nhà tù đặc biệt (như kiểu Sighétul ở Lỗ-ma-ni) hay việc mở lại các trại tập trung và tận-diệt(camps de concentration et d’extermination) như kiểu Buchenwald ở R.D.A,các cuộc lưu đày vào các Goulag hay những vụ hành quyết đã là luận cứ cho các cuộc đàn áp. Phần lớn các trại đã được đóng cửa từ 1950 ở Âu Châu,nhưng cảnh sát chánh trị còn áp dụng cho đến cuối thập niên 50 một sự đàn áp gọi là « tập trung » nhắm vào một tầng lớp dân chúng càng ngày càng rộng.Tất cả mọi hình thức đối kháng chánh-trị,văn-hoá,kinh-tế đối với chế độ cộng-sản được thiết-lập đều bị theo dõi.Những kẻ phá hoại và những kẻ phản bội khác chống lại việc xây dựng xã hội chủ nghiã đều bị bắt giữ và bị kết những bản án tù nặng nề,các án tử hình ngày càng hiếm và được dùng như những “gương” giáo dục.Trong giai đoạn này,cường độ sự đàn áp tuỳ theo bối cảnh địa lý.Đông Đức khi chưa bị ngăn cách bằng một bức tường đã có một chánh sách đàn áp ít tàn bạo hơn Lỗ-ma-ni hay Bảo-gia-lợi.Vào cuối năm 1950,hầu như tất cả các người đối lập với chế độ cộng sản đều bị thanh-toán,phần còn lại hoặc câm lặng hoặc đào tẩu.

“Giáo dục xã hội chủ nghĩa” đem lại các thành-quả,cảnh sát chánh trị sẽ được hoàn bị và thích ứng các phương pháp.Nếu như việc đàn áp là một phương tiện có thể dùng và được dùng trong những trường hợp “phản bội” hay phá hoại, guồng máy giám thị và kỹ luật đối với những người chỉ trích đã có thêm được các hình thức áp lực tâm lý và xã hội (bị mất việc,con cái bị loại ra khỏi đại-học,phá hoại tâm lý như cách ly xã hội,ly dị..). Khiêu khích,xuyên tạc và nhục mạ được coi như chuyện thường ngày và cho nhân dân cảm giác là cảnh sát chánh trị có mặt ở mọi nơi mọi chỗ.Thực ra vào cuối thập niên 70,các xã hội nằm dưới chế độ cộng sản đã hoàn toàn bị nằm trong lưới của các điềm chỉ viên của cảnh sát chánh trị.

Việc cải thiện điều kiện kinh tế trong những nước Đông Âu và thế lực quân sự của khối cộng sản đã khiến một phần lớn nhân dân mất hi vọng và đã liên kết hay tham gia vào chủ nghĩa xã hội một cách chân thành.Các đối lập chưa hoàn tàn biến mất nhưng nằm trong các khu vực giới hạn như giáo hội,được hưởng qui chế một kẻ thù ưu đãi.Trên bình diện kỹ thuật,các cảnh sát chánh trị có được khả năng kiểm soát bưu chính và liên lạc điện thoại,và kiểm soát ngay từ chóp bu những kiểu liên lạc gia đình với nước ngoài.Việc tăng cường an ninh biên giới khiến các mưu toan đào tẩu ra nước ngoài hiếm dần đi và việc có được các tài liệu và tin tức để phản đối trở nên khó khăn.Dầu thập niên 80,vào lúc hệ thống cộng sản đi vào giai đoạn cuối,cảnh sát chánh trị ở cùng khắp và quan sát hầu như toàn bộ xã hội và văn hoá.

Những diễn tiến khác nhau cũng đã thấy được sau việc “gẫy đổ ở Helsenkỉ.Nhiều công dân bắt đầu tổ chức để đòi hỏi việc tôn trọng các tiêu chuẩn hiến định (như nhân quyền) trong quốc gia họ.Ở Lỗ-ma-ni và Ba-Lan,người ta thấy có việc xử- dụng trở lại cách đàn áp cổ điển và cứng rắn,trong khi ở LBSV và trong nhiều nước cộng-sản khác,các tổ chức, đối lập bị xâm nhập và phần nào bị xáo trộn,chẳng cần đến việc thanh toán nhân sự.

Trong thập niên 80,cảnh sát chánh trị với tư cách là một cơ quan,đã có những tiến bộ chung hướng về việc phi-chánh -trị-hoá và thư-lại-hoá. Hầu như bị tràn ngập dưới những luồng tin tức thu thập,cảnh sát chánh trị chờ đợi ban lãnh đạo các chỉ thị để “xem xét ” một khối đối lập lớn dần dưới bóng của chủ nghiã Gorbatchev.Không có trả lời, một phần của cảnh sát chánh trị đã phản ứng để cứu vãn hệ thống cộng sản và đặc quyền của họ và đóng góp với sự hỗ trợ tích cực của KGb để loại trừ một số lãnh đạo chánh trị cộng sản bị coi là không có khả năng .Việc vỡ vụn của guồng máy an ninh, như là điều đương nhiên do việc suy thoái tinh thần tchékiste,đã khiến cho guồng máy tốt đẹp này trở thành bất lực trong việc chống lại các áp lực đường phố.

.

2. VŨ KHÍ KHỦNG BỐ: Kể từ khi được thành lập,về chánh trị và chiến lược,Liên Bang Sô Viết (LBSV) đã sống trong niềm tin sẽ phải ở trong tình trạng chiến tranh với các nước tư bản. Loại trừ theo mục tiêu các “kẻ thù” là một hiệm vụ của những phân sở cộng sản.

Trong bối cảnh tổng quát đối đầu giữa các khối và chiến tranh lạnh,việc đả thực (anti-colonialisme) và phản-đế (anti-impéralisme) bao gồm việc lựa chọn xử dụng chủ nghĩa khủng bố và sự hỗ trợ các phong trào cách mạng như là đáp ứng cho nhữ gây hấn.Điều này cũng đúng cho Trung-Hoa đỏ sau năm 1945 và mọi nước cộng sản phi liên kết. Việc ám sát chánh trị là một áp dụng chung cho các xã hội chánh trị.Tuy thế,nó đã có một hình thái và một mở rộng đặc biệt trong hệ thống quyền lực cộng sản được thiết lập kể từ 1917.
Việc thanh toán,”một hoạt động chiến đấu của tchékistes” những” phương pháp và phương tiện đặc biệt” “những xử-lý chiến dịch” như là đã được viết trong các văn bản và sách của những phân sở đặc biệt cộng sản như GPU,Stasi hay KGB đã được đặt trên các lý luận được tiến triển cùng với thời gian.

Trong giai đoạn củng cố,đó là thời kỳ Lénie/Staline hay sau năm 1945 ở những quốc gia bị sát nhập,các cuộc ám sát được hiểu như phương tiện để loại trừ các người đối kháng trong nước (ngay cả khi đã đào tẩu ra nước ngoài) được ban lãnh đạo cộng sản coi như một yếu tố nguy hại trong tiến trình thiết lập xã hội dân sự. Các cuộc ám sát như thế mang vẻ “khủng bố” chánh trị.Sau khi Staline chết, các cuộc ám sát chánh-trị do các phân sở cộng sản thực hiện nhắm vào các nhân vật được coi là thù nghịch với hệ-thống cộng sản và như vậy thuộc về bên ngoài.

Kể từ năm 80,phần lớn các cuộc ám sát chánh trị là nhắm vào các “kẻ phản-bội” hay “chiêu hồỉ (transfuges),đó là những trí thức đã bỏ nước ra đi hay là các nhân viên các phân sở chạy sang hàng ngũ “địch”.Việc quyết định ám sát chánh trị luôn luôn là quyết định của ban lãnh đạo cộng sản cấp cao nhất,ngay cả khi đó là việc thanh toán một tên”chiêu hồỉ của sở mật vụ. Các “xử lý chiến dịch ” này cần những tiếp liệu quan trọng, bao gồm phương tiện kỹ thuật và chuyên gia.Về mặt kỹ thuật,từ năm 1920 Lénine đã ra lệnh cho tạo ra một phòng thí nghiệm về chất độc và đến năm 1937 hội nhập vào NKVD thủy tổ của KGB
.Được biết đến dưới tên “phòng thí nghiệm về chất độc n°12″ và địa điểm sát cạnh Mạc Tư Khoa, phòng thí nghiệm này chuyên chú vào việc chế tạo các độc dược rất mạnh và dễ dàng đầu độc. Ông Guenrikh Iagoda (1981-1938) một dượccsĩ chuyên khoa và điều khiển NKVD từ tháng bảy 1934 đến tháng 9/1936,cũng như các người kế vị ông cầm đầu phân sở này đãc xử dụng một cách có hệ thống các độc dược để ám sát các người đối lập với chế độ bolchévique.

Như vào năm 1938,Lev Sedov,con trai của Léon Trotski đã chết sau khi giải phẫu ruột dư trong một b ệnh viện ở Paris do các người do những người di cư Nga điều khiển, nhưng họ đã làm việc cho NKVD. Những bệnh viện kiểu này cũng được hiện diện trong các phân sở ở Lỗ Ma Ni hay ở Đông Đức.

Những người đảm trách công việc ám sát được chia làm hai loại:những đơn vị đặc biệt kiểu xung kích thuộc các phân sở hoạt động ở trong khối cộng sản và ngoài nước; một loại điệp viên người nước ngoài được tuyển dụng để hoạt động trong đất tổ của họ, Một ví dụ như lực lượng quân sự cuả đảng CS Tây Đ ức trong đó có hăng trăm người đã được huấn luyện về khủng bố và ám sát chánh trị!
Việc giải mật một phần các tài liệu của cộng sản đã cho phép thiết lập một danh mục dù chưa đầy đủ,các cuộc ám sát hay các dự định ám sát kể từ 1917.

Trong thời kỳ ổn định của chế độ cộng sản,ngoài việc thanh trừng trong nội bộ đảng,người ta còn tìm thấy việc bắt cóc các tướng của bạch quân tại Paris trong những năm 30,nhưng trước hơn hết là việc ám sát Leon Trotsky vào tháng 8 năm 1940 tại Mễ Tây Cơ bởi một điệp viên của Staline là Ramon Mercader. Những người trốt-kít vẫn sẽ là mục tiêu ưu tiên của các phân sở cộng sản đã đuổi tận giết tuyệt cho đến khoảng đầu thập niên 50.

Kể từ 1945,sau khi có nhiều nước bị đặt dưới sự kiểm soát của cộng sản,một phần giơi trí thức đã bỏ chạy và tổ chức những phong trào đối kháng quốc gia như ở Ukraine với cuộc chiến của các thân binh (partisan) hay quốc tệ tạo lập khối các quốc gia antibolchévique. Các ban lãnh-đạo cộng sản lúc đó ra lệnh thanh toán những phe đối lập Ví dụ nhu.vào năm 1947,Kroutchev ra lệnh ám sát Tổng Giám Mục của Giáo Hội Hợp Nhất Ukraine, ông này chết vì bị chích chất curare. Vào tháng 10/1957, Lev Rebet, rồi đến 10/1959,Stefan Bandera, thủ lãnh kháng chiến người Ukraine đều đã bị thanh toán ở Cộng Hoà Liên Bang Đức (RFA hay Tây Đức) bằng súng bắn chất cyanure do phòng thí nghiệm n°12 chế tạo. Một trường hợp ám sát khác được biết là việc xử dụng một chiếc dù chích chất ricine vào một người chống đối gốc Bảo gia Lợi Georgi Markov ngày 7 tháng 9 năm 1978. Một dự định ám sát có tính cách lịch sử. Vào năm 1981,Leonid Brejnev ra lệnh ám sát giáo Hoàng Jean Paul II, mà ông ta biết quá rõ là có quyết tâm chống cộng. Lúc đó GRU,sở tình báo quân sự của Liên Sô được giao cho việc trù liệu một hoạt động phối hợp với Stasị phản tuyên truyền, và với phân sở Bảo gia lợị hành động Ngày 13 tháng 5 năm 1981,người Thổ Mehmet Ali Agca bắn vào Giáo Hoàng và đã làm ông này bị thương nặng!

Các ban lãnh đạo Cộng sản,như trường hợp Cộng Hoà Dân Chủ Đức (RDA:Đông Đức) đã tìm cách thanh toán một cách có hệ thống các kẻ phản bội và các tay chiêu hồi .Các hồ sơ cho thấy nhiều trường hợp trong những năm 1950 và 60, trong số đó có “những biện pháp tích cực” nhằm chống lại hạ sĩ quan đào ngũ Rudi Thurow;những biện pháp dùng để chống lại người “tổ chức trốn” (passeur) Wolfgang Welsch và gia đình ông ta đã bị đầu độc,và cuối cùng vào những năm 80,việc thanh trừng cầu thủ của BFC Dynamo và thành viên của đội túc cầu R.D.A đã đào thoát sang Tây Đức.
.
Một cách cơ bản,chủ nghĩa khủng bố của người cộng sản được các quốc gia như Liên Sô hay Trung Cộng hỗ trợ không có mục đích tiên quyết là truyền bá chủ nghĩa mác-xít lê-ninh-nít.Các phong trào khủng bố trước hết là một bộ máy chiến tranh nhằm chống lại phe tư bản,điều này giải thích có những sự hỗ trợ quốc gia đa hình đa dạng cho các phong trào khủng bố cộng sản mà còn cả cho các phong trào quốc gia,phong trào sắc tộc,cực hữu. Mục tiêu là làm suy yếu kẻ thù tư bản bằng cách áp dụng “một cuộc chiến tranh nóng” trong một khung cảnh giới hạn và thiết lập một tương quan lực lương thuận lợi trên bình diện quốc tế cho “các thế lực tiến-bộ”. Chiến lược xữ dụng và thi hành chủ nghiã khủng bố đặt trên các yếu tố địa phương trong những quốc gia liên hệ (phong-trào cộng sản có tổ chức,chủ nghĩa quốc gia cách mạng,căng thẳng chủng tộc,độc tài chánh trị )..Bên cạnh “khốỉ” nhà nước này , sau khi có sự tan rã của cộng sản Liên sô và sau khi Mao chết, đã biến mất một phần lớn, người ta đã thấy đủ các hình thức khủng bố bắt nguồn từ chủ nghĩa mác-xít qua thiên hình vạn trạng cho tới ngày hôm nay,từ khủng bố chánh trị tới du-kích (ví dụ như maoít ở Népal,PKK-Kadex của dân kurde,FARC ở Colombie,Con Đường Sáng ở Pérou…)

Trên bình diện thời-biểu,người ta nhận thấy từ đầu những năm 60, có sự tăng cường trên bình diện quốc gia cũng như quốc tế của khủng bố chánh trị và du kích,kéo dài cho đến đầu những năm 80.Giai đoạn này có nét đặc biệt vừa bằng sự hợp tác giữa những phong trào cộng sản và chống đế quốc khác nhau,nhưng cũng còn bởi sự dấn thân của Trung Hoa,Liên Sô và các chư hầu chánh trị,đặc biệt là Cuba.Sự việc này dưới hình thái tài chánh,yểm trợ tiếp liệu về vũ khí và vật dụng đủ loại,việc chuyển tin,huấn luyện cán bộ trong các trại huấn luyện và cũng cả việc hội nhập các quân nhân hiện dịch vào trong các nhóm khủng bố. Từ 1969 đến 1977,các binh đoàn Venceremos đã được quân đội và mật vụ cuba huấn luyện,được KGB kín đáo điều khiển nhằm thực hiện các hoạt động du-kích ở Mỹ Châu. Người ta lương định có đến 2500 quân du kích là do Cuba huấn luyện.Trong những năm 70, Liên Sô và Trung Cộng đã cung cấp ào ạt vũ khí và đạn dược cho những phong trào khủng bố chánh trị,cho du kích và quân giải phóng.Liên Sô trước tiên đã tán trang lại các vũ khí của quân Mỹ bỏ lại ở chiến trường Việt Nam,sau đó cung cấp các vũ khí chế tạo ở Đông Âu.Lybie cũng là một nhà cung cấp vũ khí quan trọng trên thị trường quốc tế và phân phối cho mãi đến tân năm 80 như trường IRA chẳng hạn. Những cuộc hội thảo quốc tế để phối hợp được thực hiện đều đặn,được biết nhiều nhất là cuộchội thảo Tam Lục Địa ở La Havane vào tháng giêng 1966.Trong dịp này,Che Guerava đã phát biểu trước đại diện 83 phong trào khủng bố khẩu hiệu “Hai hay Ba Việt Nam trên mặt địa cầu” đã là nguồn hứng khởi trong suốt hai thập niên cuộc chiến võ trang cộng sản,đặc biệt là ở châu Mỹ La Tinh.Kể từ những năm 70,Liên Sô và Cuba đã bỏ cách gặp gỡ này thay vào đó bằng một sự quản lý kín đáo bởi quân đội và những sở khủng bố mật vụ.

Trong năm 2007, Cuba vẫn còn nằm trong danh sách của Mỹ về những nước hỗ trợ cho khủng bố quốc tế,nhưng kể từ khi Liên Sô bị sụp đổ,nước này gặp một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng và xem chừng đã ngừng viện trợ tài chánh và tiếp liệu cho khủng bố.Các trung tâm huấn luyện đã được đóng cửa và không còn quân cuba chiến đấu ở ngoài nước.Việc hiện diện các văn phòng đại diện của Lực Lượng Quân Sự Cách Mạng Colombie (FARC) và quân đội giải phóng Colombie (ALN) trên đất Cuba dù sao cũng còn là vấn đề.

Lybie là một trong các nước bảo trợ (bố già) của khủng bố quốc tế,điều này nhân danh xã hội chủ nghĩa hồi giáo và cuộc chiến chống đế quốc tây phương.Bằng cách phối hợp rộng rãi các hoạt động với những phân sở cộng sản,nước này đã cung cấp không phải chỉ là tài chánh mà còn cả tiếp liệu cho hơn 30 phong trào du kích và khủng bố trên khắp thế giới,dù là mác-xít hay không.Trong số này có ASALA,ARJ,PARA,MILF,MRTA,nhiều nhóm của FPLP,ETA và Hamas.Cuộc không tập của Hoa Kỳ vào Tripoli năm 1986 đã khiến đại-tá Kaddafi từ bỏ dần dần việc yểm trợ cho khủng bố. Liên Sô đã huấn luyện cho nhiều thế hệ khủng bố người Palestine từ 1974 đến 1980 trong các trại đặt tại Trung Á,Ukraine và Mạc Tư Khoa..Cộng Hoà Dân Chủ Đức đã huấn luyện về phần họ khoảng 200 quân Palestine một năm,ở Yougoslavie và Roumanie khoảng vài chục người.Nhiều người Phi Châu cũng được huấn luyện ở Cuba và ở Liên Sô. Đông Đức cũng lãnh trách nhiệm cho một phần còn lại của Arnée Rouge hiến một căn cứ triệt thoái cho các chiến đấu quân của RAF cung cấp cho họ vũ khí,tiền bạc và tin tức. Stasi cũng giúp cho các chi bộ cộng sản chiến đấu ở Bỉ trong những hoạt động tấn công chống lại OTAN (Minh Ước Bắc Đại Tây Dương).

3. HOẠT ĐỘNG GIÁN ĐIỆP: Tất cả mọi phân-sở cộng-sản ,trong khuôn-khổ hoạt động về lãnh vực tình-báo,đã lo việc kiếm các tin tức khác nhau đủ mọi loại.Người ta tìm thấy phần thiết yếu là những tin tức căn bản,bao gồm việc tập hợp bao quát tất cả các tin tức và sự kiện liên quan đến một nước ngoài,điều này dù trong lãnh vực xã-hội,kinh-tế,văn-hoá,chánh-trị hay quân-sự.

Các điều thu thập này sẽ được xử dụng trong những quyết định nhà nước.Các tin tức lịch sử nhằm tập hợp các thông-tin cho phép giải thích một biến cố trong quá khứ,như thế việc thông-giải sẽ hữu ích cho việc lấy quyết định.Các tin tức về lý lịch nhằm tìm kiếm một dung mạo chi tiết của một nhân vật quan trọng hay đáng lưu tâm trong khuôn khổ có thể được tuyển chọn.Các tin tức về quốc phòng nhằm lượng định khả năng đe dọa quân sự của những quốc gia khác,cũng như việc tìm kiến để có các kỹ thật quân sự tột đỉnh.Các tin tức kinh tế lưu tâm tới khả năng kinh tế của một quốc gia, chẳng những đặc biệt trong lãnh vực nghiên cứu mà còn cả trong lãnh vực trao đổi thương mại..Các nguồn tin kỹ thuật thường có được bằng cách bất hợp pháp,nhưng cũng có thể hợp pháp trong khuôn khổ hiệp ước hợp tác kỹ thuật giữa các nước hay các công ty (hợp doanh: joint-ventures) và bằng sự khai thác các ấn phẩm.Nó cũng thiết-yếu nhắm vào việc thu thập các kỹ thuật tuyệt đỉnh,trong các kỹ thuật mà một sự chậm phát triển được cảm nhận.Các tin tức điện tử gồm cả việc nghe các cuộc truyền tin.

Trên bình-diện kỹ-thuật, các sở do-thám cộng-sản xữ dụng nhiều hệ thống khác nhau: những hệ thống “hợp pháp” gồm những điệp viên hợp pháp kiểu nhân viên ngoại-giao hay tuỳ-viên quân-sự hoặc văn hoá (được hưởng qui chế ngoại-giao);những hệ-thống “bất hợp pháp” gồm các điệp viên bất hợp pháp.

Những tùy viên quân sự những nước cộng sản nằm trong các toà đại sứ là những chuyên viên do thám về quân-sự kỹ nghệ và quân-sự, được hưởng qui chế ngoại giao.Trong những sứ quán của Sô Viết,họ chỉ tuỳ thuộc vào trung ương của GRU. Cơ quan GRU chịu trách nhiệm về chu kỳ tình báo quân sự,chiến lược và sự hoạt động. Nó liên hệ chặt chẽ với KGB và toàn bộ các phân sở tình báo cộng sản trong mục tiêu đánh giá và đáp ứng các đe doạ đè lên Liên Sô và các quốc gia thành viên khối Varsovie.KGB và các phân sở khác lo về tất cả mọi hình thức gián điệp khác!

Tát cả những hệ thống điệp báo “phi pháp “ của cộng sản đều được xây dựng trên cùng một kiểu mẫu. Nhân viên chịu trách-nhiệm,có thể là một điệp viên “hợp pháp” hoặc “bất hợp pháp”, có nhiệm vụ liên lạc với trung ương,như nhân viên tuyển chọn và cho hội nhập vào trong hệ thống những điệp viên mới. Việc tuyển chọn một điệp viên mới phải trải qua giai đoạn được nhân viên tuyển chọn điều tra về đối tượng nhân loại. Sau đó,đối tượng này được một sĩ quan thụ lý hồ sơ tiếp xúc.Dưới danh xưng điệp viên,các phân sở cộng sản bao gồm tất cả những ai có thể thu thập những nguồn tin khai thác được sau khi đã xếp loại và phân tích. Một hạng điệp viên giữ một vai trò quan trọng:những người cung cấp tin tự nguyện hay là làm công việc này vì lý do ý thức hệ (mác-xít hay chủ hoà,ví dụ). Các hệ thống tình báo cộng sản hợp pháp cung cấp thường xuyên cho các hệ thống không hợp pháp những hỗ trợ về kỹ thuật (như truyền tin chẳng hạn) Những tin tức thu thập trong khuôn khổ hoạt động bất hợp pháp được chuyển đi bằng những hệ thống hợp pháp về trung ương. .Những cuộc truyền tin này thực hiện bằng truyền thanh (thông điệp mã hoá) và bằng ngõ hành lý ngoại giao bất khả xâm phạm.

Trong những hệ thống hợp pháp:Liên Sô xử dụng các văn phòng và các nhân viên Aeroflot ở hải ngoại cho những hoạt động gián-điệp ở Tây phương. Hầu như tất cả những cộng tác viên của những văn phòng này đều đầy dẫy những điệp viên của GRU hay của KGB và được một quân nhân của không quân sô viết điều khiển từ Mạc Tư Khoa.Tình trạng này cũng đúng cho những văn phòng đại diện các đường bay của các nước Đông Âu hay của Ba Nhĩ Cán (Balkans),như là interflug của R.D.A chẳng hạn. Các trung tâm văn hoá cũng là những tổ chức “hỗn hợp” có những chức năng do thám,nhưng cũng có cả việc tiếp xúc chánh trị và văn hoá hợp- pháp.Trung tâm văn hoá của Đông Đức ở Paris vì thế đã được giao cho trọng trách yểm trợ kỹ thuật và tài chánh cho ban lãnh đạo của đảng cộng sản Pháp (PCF) vào lúc có cuộc khủng hoảng về cải tổ đảng và lúc có sự nổi dậy của liên hiệp đảng bộ ở Paris.

Những hệ thống điệp báo cộng sản cũng một đôi khi giữ vai trò quản lý các điệp viên có ảnh hưởng có nhiệm vụ làm áp lực với những trung tâm quyết định hay để “nhồi nắn” dư luận công chúng. Các ký giả tạo thành một nhóm đặc quyền ở tây phương, những người này ở bên cạnh các nhân vật về nghệ thuật, văn hoá,khoa học hay giáo hội.. Sự tuyển chọn được thực hiện trên căn bản ý thức hệ,nhưng cũng cả dưới sự cưỡng chế hoặc bằng miếng mồi lợi nhuận.

Những phân sở cộng sản cũng đã,từ năm 1945, gia tăng việc đặt các ” điệp- viên ngủ” ở tây-phương,hoặc bằng cách tuyển mộ tại chỗ,hoặc từ các quốc gia Đông Âu sang. Những người sau này mang các căn cước giả thường lấy trong danh sách các trẻ sơ sinh uổng tử. Việc làm sống dậy những hoạt động tình báo hay khủng bố tuỳ thuộc vào các nhu cầu của “Trung Tâm” . Người ta lượng định tại Cộng hoà liên bang Đức,đã có hằng trăm “điệp viên ngủ ” hãy còn tồn tại hiện nay và có một phần đã được các tổ chức thừa kế của KGB thu hồi.


Việc tuyển chọn điệp viên bất hợp pháp dựa trên nguyên tắc “MICE” (Money, Ideology, Contraint, Ego = Tiền,Ý thức Hệ,Cưỡng chế,Tư kỷ )

Vào giữa năm 1930 cho đến cuối thập niên 60,người ta nhận thấy có rất nhiều trường hợp mang bản chất ý thức hệ. Kim Kirby,một người Anh theo chủ nghĩa mác-xít,đã là một ví dụ thời danh,một tình thế cũng đúng cho nước Pháp,nước Anh,nước Ý và Tây Đức.Trong những năm 70,các phân sở cộng sản tránh việc tuyển mộ các thành viên của những đảng cộng sản,những người này thường bị đặt dưới sự kiểm soát và bị cảnh sát xâm nhập một cách rộng rãi.Trong những năm 80, phương thức tuyển mộ vì thế đã trở lại cách cổ điển: tiền, đe dọa, (cạm bẫy tình),nhưng cũng cả tình cảm (“bẫy đường mật” :dùng đến các Roméo và các “chim yến” để tuyển mộ các phụ nữ hay để làm hư hỏng các nhà kỹ nghệ đi xem ví dụ như Hội Chợ Quốc Tế ở Dresde,điều ghi nhận được trong việc phân tách các hoạt động của hệ thống Putin trong thành phố này.).

Những “con chuột chũỉ” cộng sản (điệp-viên xâm nhập ví-dụ trong các phân sở tình báo tây phương và trong guồng máy Nhà Nước) đã hiệu quả một cách đáng sợ,các phân sở tình-báo và phản tinh-báo Đức đã bị thâm nhập ở mọi cấp.Việc chuyển tin giữa các điệp viên bất hợp pháp và trung ương của họ hay với sĩ quan phân tích được thự hiện chánh yếu bằng các hộp thư chết hay bằng vô tuyến.

Tầm quan trọng của việc gián-điệp quân sự,kinh tế và an ninh đối với các nước cộng sản đã khiến một phần lớn ngân sách Nhà Nước cộng sản được đặt dưới sự khiển dụng của các cơ cấu điệp báo. Một lượng định chi tiết các ngân sách này là điều bất-khả, vì người ta không thể phân biệt các khu vực điệp báo (hải ngoại) và an ninh (nội bộ).Markus Wolf,tình báo trưởng Đông Đức (Hauptverwaltung Aulklärung HVA) đã gợi ra là năm 1986 một ngân-sách lên tới 17 triệu Mark-Đông-Đức (13,5 triệu Đức Mã) được dành cho những hoạt động của ông. Năm 1990,việc tài trợ lượng định cho KGB vượt qua 6 tỉ Roubles,trong đó một phần tư dành cho việc canh phòng biên giới.

Trên bình diện phương tiện nhân sự,không thể lượng định con số các chuyên viên về tình báo. KGB xử dụng vào năm 1990 khoảng 500.000 người trong đó có hơn 200.000 lính biên phòng,những hoạt động gián điệp được tập trung phần lớn trong “ban diều hành 1″ có trách nhiệm về tình báo hải ngoại. GRU lo về tình báo quân sự gồm 11000 người vào năm 1989. Vào năm 1989,HVA có 3800 cộng tác viên.KGB xử dụng một “ngân hàng dữ kiện” gọi là SOUD mà máy điện toán chánh nằm ở Mạc Tư Khoa. Máy được dùng để trao đổi các tin tức với các sở tình báo của nhiều nước thành viên của minh-ước Varsovie,Cuba,Mông-Cổ và Việt Nam. HVA của Đông Đức có một ngân-hàng dữ kiện khác (hệ thống sưu tầm tin tức của HVA = SIRA) đã tồn trữ toàn bộ các tin tức thu thập của các tình-báo viên Đông Đức.Những hạ tầng cơ sở như vậy cũng hiện diện trong mọi phân sở cộng sản khác.

Các phân sở tình báo của những nước thành viên minh ước Varsovie có nhiệm vụ do thám các quốc đặc biệt,KGB và GRU tích cực ở mọi nơi mọi chỗ. MIS/HVA vì thế lo ưu tiên về Tây Đức,Thụy Sĩ và cả các quốc gia Bắc Âu trong những năm 80.AVH (Allamvédelmi Hatosag) của Hung lo về Áo, tổ chức Securitate của Lỗ Ma Ni có mặt ở Pháp, ở Ý và ở Tây Ban Nha. Những tin tức truyền đi trong các phân sở,ngoại trừ ở Lỗ Ma Ni,KGB có được những tiếp xúc với các phân sở bạn,cũng như những phân sở tự trị trong nhiều nước khác .Trung tâm hoạt động của KGB ở Đông Đức,gồm các thiết bị tìm nghe điện tử được đặt ở Berlin-Karlhorst,nhưng họ cũng có những “residentura”,trong đó có những nhà giam,trong toàn nước Đông Đức.

Liên Sô cũng như Đông Đức theo dõi một cách có hệ thống những liên lạc bằng điện thoại và các télex.Ví dụ như tổ chức MIS bao trùm trên 90% lãnh thổ Tây Đức.Những “đại nhĩ ” sô viết đã nghe một phần lớn truyền thông trên bình diện địa cầu.

Sự thu thập các tin tức của những phân sở gián điệp cộng sản được phân bố qua sở tình báo kỷ thuật mà phần chính là dựa vào việc khai thác các nguồn tin bỏ ngỏ như sách,tạp chí và con người, trong khi tình báo quân sự phần chính dựa trên sự thu thập bằng kỹ thuật các nguồn tin (radar,vệ tinh,chận bắt vô tuyến,vân vân..) Các nguồn tin về xã hội, văn hoá,chánh trị trước hết dựa trên việc khai thác các nguồn tin con người. Nó được chia thành năm loại chính:do thám,quan sát và báo cáo của các điệp viên hợp pháp và bất hợp pháp, thẩm vấn các người chiêu hồi (transfuge) nhưng cũng có cả những hoạt động thám sát do các lực lượng quân sự đặc biệt.

Nếu thêm vào đây việc khai thác các báo nói,viết,truyền hình và phân tách các tài liệu bỏ ngỏ như báo khoa học.Công việc khai quật này cho tới năm 1992 là một trong những phương tiện chính để để thu góp các tin tức kinh tế,kỹ nghệ hay kỹ thuật học cho các phân sở tình báo cộng sản,việc này thực hiện với một giá rất thấp so với các tình báo điện tử và bất hợp pháp.Trong các kỹ thuật tình báo điện tữ,người ta thấy có việc xữ dụng tại các nước Đông Âu nhưng xe vận tải đường bộ,chứa đầy các vật liệu kiểm thính điện tử,nhưng cũng có cả những thuyền đánh cá ngụy trang.

Việc do thám do các phân sở cộng sản thực hiện trong lãnh vực kinh tế cho đến năm 1991 chẳng thấm vào đâu so với việc tình báo kinh tế hiện nay, được coi như là một trong những hoạt động chánh. Việc do thám về kỹ thuật học đã cho các quốc gia đông âu bù đắp phần nào sự chậm trễ trong lãnh vực nghiên cứu và phát triển các vật liệu quân sự, các kỹ thuật học cao-điểm về điện toán và laser,nhưng cũng còn cả trong lãnh vực vật lý và hoá học.Theo những lượng định tây-phương,Liên-Sô đã có thể tiết-kiệm được vài trăm tỉ đô la trong khoảng từ 1966 đến 1981.

Sự thành công trong lãnh vực do thám của cộng sản rất nhiều, được biết nhiều nhất là việc đánh cắp các đồ-bản của máy bay Concorde, của phi thuyền không gian Hoa-Kỳ,của hoả tiễn Tomahawk,việc có được các kỹ thuật và vật liệu để chế tạo các “chips” và các chất bán-dẫn (semi-conducteur) có được mật hiệu nguyên khởi (code source) của nhiều chương trình điện toán…Ngày nay,người ta có thể nói rằng không có những việc do thám hiệu quả của cộng sản,hệ thống sô viết đã có thể gặp khủng hoảng khá xa trước những năm 80. Hệ thống điệp báo được thiết lập trên toàn thế giới của những phân sở sô-viết cho tới năm 1991 phần lớn đã sống sót sau khi Liên bang Sô Viết biến mất và được hội nhập vào những hoạt động tình báo của Nga hiện nay.

Nhữ đình Hùng

Tài Liệu Tham Khảo : Tạp Chí Défense ( Quốc Phòng ) Số130 Novembre – Décembre 2007
(Tài liệu của Patrick Moreau.Ông này là tiến sĩ Sử Học,Tiến Sĩ Quốc Gia về Khoa Học Chánh Trị,đặc trách nghiên cứu của CNRS.Ông cũng là tác giả của nhiều tác phẩm và bài viết về chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa cực đoan ở Âu Châu. Ông cũng là đồng tác giả với Stephane Courtois cho cuốn sách “Dictionnaire du communisme”, Larousse,Paris,2007)

.

.

.

No comments:

Post a Comment