Tôi thăm tù nhân xuyên thế kỷ Trương Văn Sương
Jul 27, '10 11:02 PM
http://lsletranluat.multiply.com/journal/item/15/15
.
Cách đây mấy hôm, đọc trên RFA, được biết một cựu quân nhân của VNCH được trả tự do sau hơn 33 năm bị giam cầm, tôi thật sự không thể tin nổi. Sự tò mò và ngưỡng mộ đã thôi thúc tôi muốn gặp anh. Tôi ý thức được rằng anh là một nhân chứng sống của lịch sử, là nhân chứng sống của cuộc chiến tranh “huynh đệ tương tàn”, là nhân chứng cho sự giả dối và lòng thù hận.
Mong muốn của tôi đã thành hiện thực, hôm qua Mục sư Nguyễn Hồng Quang gọi điện và nói: “ Em qua nhà anh ăn cháo lươn và uống rượu với người tù thế kỷ Trương Văn Sương”. Em rất muốn, tôi trả lời, nhưng sau lưng em lúc nào cũng có mấy người an ninh đi theo, em sợ không tiện cho anh và anh Sương. “ Em qua đi , ở đây cũng quen chuyện đó rồi, không sao, ở nhà chi cho buồn”, Mục sư đáp lại.
Nửa tiếng sau tôi có mặt ở nhà Mục sư. Nồi cháo lươn thơm phức mùi nghệ tươi được đặt giữa bàn. Từ trong nhà, một người đàn ông trung niên bước ra. Tôi đứng dậy và nói : “ Anh Sương”, “Em Luật”- anh Sương đáp lại. Chúng tôi ôm nhau như những người đàn ông quen nhau từ lâu lắm rồi. Giữa chúng tôi là một “khoảng cách” khá lớn. Khoảng cách giữa hai thế hệ! Tôi chỉ đáng con anh về tuổi đời. Anh đi tù khi tôi chỉ mời là đứa trẻ lên mười. Tôi quyết định vượt qua khoảng cách đó và nói: “Lẽ ra em phải gọi anh bằng chú, nhưng cho phép em gọi bằng anh”. Anh cười và nói: “Gọi bằng anh đi, cho gần gũi”.
.
Tù nhân xuyên thế kỷ: Trương Văn Sương (bên phải)
http://www.danchimviet.com/wp-content/uploads/2010/07/LTL2-400x300.jpg
.
( Trương Văn Sương- người mặc áo màu đỏ hồng)
.
Chúng tôi ngồi ăn cháo và câu chuyện xoay quanh sức khỏe của anh. Người anh đang mang nhiều căn bệnh hiểm nghèo. Bac sỹ đã “ chào thua” và nói anh không sống được bao lâu nữa. Quả thật tôi chẳng biết chia sẽ thế nào với những nhọc nhằn và mất mát của anh. Anh về, cha anh đã mất, vợ cũng mất, hai đứa con thân yêu cũng mất. Tôi cố động viên anh giữ gìn sức khỏe. Anh bảo: “ Sáng anh cầu nguyện, tối anh cũng cầu nguyện, mong Chúa giữ gìn sức khỏe”. Chúng tôi lại chuyển qua đề tài về y học. Nhiều phương pháp trị liệu được đưa ra. Tôi cũng xen vào: “ Nếu Đông y, Tây y bó tay thì còn một phương pháp trị liệu nữa”. Đợi mọi người lắng nghe, tôi tiếp : “ Đó là Thiên Chúa trị liệu, anh cứ cầu nguyện”. “ Đúng, niềm tin sẻ giúp chúng ta vượt qua tất cả”, Mục sư thêm vào. “ Ngoài ra cũng còn một phương pháp khác, đó là tình yêu trị liệu”, tôi tiếp tục. Như hiểu được ý tôi, anh Ngọc Quang thêm vào: “ Hay là để tụi tui kiếm cho anh một bà vợ”. Chúng tôi cùng cười một cách thoải mái.
Nồi cháo lươn vừa thơm vừa ngọt, cộng với ít rượu bàu đá làm cho câu chuyện của chúng tôi thêm sôi nổi. Mọi người thi nhau kể chuyện về những ngày tù của mình. Tôi im lặng vì chẳng có ngày tù nào để kể, toàn là những buổi “ làm việc” lãng nhách. Tôi phát hiện ra, xung quanh tôi là 4 người, tất cả đều là tù nhân chính trị. Một cuộc hội ngộ khá thú vị.
Thoáng một cái đã gần 3h chiều, trước khi chia tay anh, tôi nói: “Hồi nãy có người nhắn tin, nhờ em chuyển lời hỏi thăm đến anh, để em đọc cho anh nghe”. Tôi mở tin nhắn và đọc: “Ngày tàn của bạo chúa đang đến gần. Cho anh nhắn với người tù xuyên thế kỷ như thế và chúc anh ấy khỏe, sống lâu để đưa đám ma của những tên bạo chúa”.
Anh siết chặt tay và tiển tôi ra về. Buổi chiều Quận 2 lộng gió. Tâm hồn tôi bỗng dưng nhẹ như một chiếc lá.
.
.
.
No comments:
Post a Comment