Friday, July 30, 2010

NGÀY ĐI BỘ QUỐC TẾ NIJIMEN - HÒA LAN (NGÀY 3 / 22-7-2010)

Nhóm Vinh Danh Cờ Vàng tham dự 4 Ngày Đi Bộ Quốc Tế Nijimegen (3)

Ngày Đi Bộ Thứ Ba, 22-7-2010

http://vinhdanhcovang.wordpress.com/2010/07/30/nhom-vinh-danh-c%e1%bb%9d-vang-tham-d%e1%bb%b1-4-ngay-di-b%e1%bb%99-qu%e1%bb%91c-t%e1%ba%bf-nijmegen-ngay-th%e1%bb%a9-3/

.

Sáng sớm hôm nay, thứ năm 22 tháng 7, hai anh Tấn và Xương vác hai Lá Cờ Vàng lên vai, cùng với 37.545 người đi bộ khác bắt đầu Ngày Đi Bộ 40 km , Ngày Thứ Ba.

Như đã trình bày ở Ngày Thứ Hai, ngày hôm nay, các tham dự viên phải vượt qua đoạn đường có nhiều đồi dốc.

.

Đoàn người trên 37.000 đang vượt qua con dốc đầu tiên

http://vinhdanhcovang.files.wordpress.com/2010/07/foto-1.jpg?w=300&h=212

.

Anh Tấn cùng một quân nhân Hoa Kỳ leo dốc

http://vinhdanhcovang.files.wordpress.com/2010/07/foto-2.jpg?w=300&h=203

.

Hai ngày đi đường trường suốt 80 km đến 100 km đã muốn kiệt sức rồi, thế mà ngày thứ ba còn phải leo dốc. Đoạn đường cam go nhất trong 4 Ngày Đi Bộ.

Cam go nhất không những vì đã kiệt sức cho hai ngày đầu rồi, không phải chỉ tại các bắp cơ chân chưa lấy lại “ phong độ” thì ngày hôm nay đụng phải các cái dốc có độ cao từ 10% đến 50% ( Góc độ so với mặt phẳng từ 10 đến khoảng 30 độ ) phải nói là “ lì “ lắm mới về được đến mức.

.

Đường dài, miệt mài ta đi …với Cờ Vàng trong tay

http://vinhdanhcovang.files.wordpress.com/2010/07/foto-3.jpg?w=300&h=225

.

Một thay đổi bất ngờ nhưng rất có hiệu quả trong việc kiểm soát và điều hành của Ban Tổ Chức là sáng nay, trên 37.000 tham dự viên nhận một tờ giấy để cho các trạm kiểm soát, thay vì dùng băng đeo tay như hai ngày đã qua. Do sự bất khả tín của hệ thống “ Scan “, Ban Tổ Chức sử dụng lại phương pháp kiểm soát “ cổ điển “ như hơn 90 năm qua đã dùng.

Hai bàn chân của hai anh, sau hai ngày vừa qua, đã bị lột da.

Mặc dù tối hôm qua đã băng bó cẩn thận, hai anh vẫn thấy khó chịu. Bước đi không được bình thường như mong muốn. Nhưng cho dù thế nào đi nữa hai anh cũng sẽ cố gắng để đi trọn quảng đường 40 km của ngày thứ ba.

Đến gần giờ nghỉ trưa, một toán ký giả ra chận giữa đường. Đài phát thanh, truyền hình địa phương, cũng như các đài phát thanh trung ương,…tìm các người đi bộ phỏng vấn, quay phim, làm phóng sự,…

Khi đoàn Vinh Danh Cờ Vàng đi trờ tới, thì một toán trong đám phóng viên, nhìn thấy hai Lá Cờ Vàng đang bay phất phới giữa đám đông, đã chạy lại anh Tấn. Họ tự giới thiệu là nhóm ký giả KKN- TV. Họ muốn, đặt câu hỏi, ghi âm và thu hình.

Đó là toán ký giả của một đài truyền hình thương mại địa phương.

.

Anh Tấn trả lời cuộc phỏng vấn với ký giả đài truyền hình KKN

http://vinhdanhcovang.files.wordpress.com/2010/07/foto-4.jpg?w=300&h=202

.

Anh Tấn và anh Xương ( y phục Hướng Đạo ) cùng với cụ già, trẻ em và đàn bà đang tiến về thành phố

http://vinhdanhcovang.files.wordpress.com/2010/07/foto-5.jpg?w=300&h=201

.

Một vài nét về Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Cộng Sản ở Hòa Lan

Sau khi cộng quân phía Bắc xé bỏ hiệp định Paris mà chúng đã ký kết, dùng vũ lực cưỡng chiếm Miền Nam, nhân dân Miền Nam cả nước tìm cách trốn chạy khỏi bọn cướp này.

Một số may mắn vượt khỏi nanh vuốt Việt cộng, số còn lại bị chúng bắt cầm tù trong các trại tù lớn cũng như nhỏ trên khắp nước Việt Nam.

Trong số những người may mắn đó, có một số đồng bào được chính quyền và nhân dân Hòa Lan mở rộng bàn tay đón nhận.. Họ đã được nhân dân Hòa Lan tiếp đón nồng hậu và đã tạo điều kiện cho họ xây dựng lại đời sống mới nơi xứ người.

Nhóm Người Việt tị nạn đầu tiên đã đặt bước chân lên vùng Đất Thấp – NetherLand - vào năm 1976.

Sau đó, làn sóng tị nạn gia tăng. Cao độ của các làn sóng trốn chạy cộng sản, đi tìm vùng đất tự do này là vào những năm cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80 của thế kỷ vừa qua.

Từ 30 người, dần dà cho đến nay lên đến khoảng chừng 16.000 người Việt tị nạn định cư tại Hòa Lan. So với dân số Hòa Lan, tỉ lệ Người Việt tị nạn là 1/1000.

Tỉ lệ này rất nhỏ so với một số sắc dân khác đang định cư tại Hòa Lan, nhưng đó là một tỉ lệ rất vĩ đại tính theo lòng nhân đạo của một quốc gia không cùng chủng tộc, đã cưu mang người Việt tị nạn.

Người Việt cộng sản, cùng màu da, dòng máu, đã dã man sát hại dân Việt; trong khi đó, một dân tộc không cùng dòng máu đã cứu vớt và chăm lo đời sống cho Người Việt, thế thì không vĩ đại là gì ?

Với truyền thống sống tập đoàn, ngay những ngày tháng đầu đặt chân đến vùng đất lạ, một số Đồng Hương đã nghĩ đến việc thành lập một tổ chức, biểu tượng cho tập thể, chung lo một số công việc trong đời sống hằng ngày. Giấy tờ hành chánh, nhà cửa gia cư, công ăn việc làm, y tế học đường,… Không phải ai cũng có thể tự túc và thành công riêng biệt được, vì thế sự giúp đở lẫn nhau hết sức là cần thiết. Từ đó ý nghĩ đến một Ban Đại Diện đã manh nha trong lòng của Người Việt tị nạn.

Năm 1977 một Ban Đại diện tạm thời hình thành. Chủ tịch đầu tiên là Ông Nguyễn Văn Miễn. Ông là một cựu quân nhân thuộc binh chủng Nhảy Dù của quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

Ban Đại Diện trong giai đoạn này được hình thành có tính cách tự phát, chưa qua thủ tục dân chủ, nghĩa là chưa có tổ chức bầu cử.

Năm 1978, con số người tị nạn đến Hòa Lan gia tăng. Nhu cầu hình thành và kiện toàn cho một Ban Đại Diện càng lớn.. Một Ban Đại Diện với ông chủ tịch mới thay thế. Ông Đỗ Linh Khoa giữ vai trò chính trong Ban Đại Diện.

Cuối năm 1979, các trại tiếp nhận người Việt tị nạn được xây dựng khắp nơi trên lãnh thổ mà diện tích của quốc gia này không lớn hơn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Ngày 30 tháng 8 năm 1980, dưới sự bảo trợ của Bộ Xã Hội Hòa Lan, một đại hội Người Việt tị nạn được tổ chức tại Utrecht, một thành phố nằm vào trung tâm điểm của Hòa Lan. Có vào khoảng 15 phái đoàn đại diện người Việt tị nạn đang tạm định cư trên 15 thị xã trên toàn quốc đến thảo luận và hoạch định chương trình chính thức thành lập Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Cộng Sản tại Hòa Lan. Một toán đặc nhiệm, đại diện các trại tạm cư, đi vận động và tổ chức bầu cử Ban Chấp Hành Cộng Đồng.

Sau 8 tháng làm việc, kể cả thành lập Bản Nội Quy, quy chế bầu cử, hình thành cơ quan truyền thông là tờ Bản Tin. Vào mùa hè năm 1981, một cuộc bầu cử, bầu ban Chấp hành Cộng Đồng đã được tổ chức trọng thể tại một hội trường ở Thị xã Amersfoort.

Ban Chấp Hành được chính phủ Hòa Lan trợ cấp tài chánh trong một số năm đầu, giúp cho Cộng Động xây dựng cơ sở.

Chủ tịch đầu tiên được thừa nhận có tính pháp lý là ông Đặng Minh Kỷ.

Cơ quan phát ngôn đầu tiên của Cộng Đồng , từ Bản Tin với hình thức in rời, đã chuyển qua một tờ báo đúng mức với cái tên VIỆT NAM MẾN YÊU.

Chiếu theo Điều 33 Chương X của Bản Nội Quy, cứ mỗi 3 năm, người Việt lại đi bầu, chọn một tân Ban Chấp Hành.

Đến cuối thập niên 80, Bộ Xã Hội cảm thấy Cộng Đồng đã trưởng thành, có thể tự túc được, cho nên ngưng yễm trợ tài chánh.

Những năm sau đó, lần lượt một số đồng hương nhận thấy có trách nhiệm ra lãnh công việc Cộng Đồng, có vị được tái bổ nhiệm, có vị chỉ nhận lãnh một nhiệm kỳ. Một số vị đã từng giữ vai trò Chủ Tịch như quý ông:

Lữ Đức Thái (qua đời), Lâm Văn Thế (qua đời), Lê Văn Lợi, Trần Châu Lam (qua đời), Phạm Ngọc Ninh (2 nhiệm kỳ, qua đời) Trần văn Trân (2 nhiệm kỳ) , Nguyễn Đắc Trung, Đào Công Long,….… và hiện nay, chủ tịch đương nhiệm là ông Nguyễn Liên Hiệp.

Tờ báo VIỆT NAM MẾN YÊU, tiếng nói chính thức của Cộng Đồng việt Nam Tị nạn cộng sản tại Hòa Lan, sau đó đã được cải tiến và lấy tên là VIỆT NAM NGUYỆT SAN (khác với Nguyệt San Việt Nam ở Gia Nã Đại do ông Hải triều phụ trách).

Ngoài Tờ Báo Việt Nam Nguyệt San, từ cuối thập niên 90, Cộng Đồng Hoà Lan cũng đã thiết lập một tờ báo điện tử ở địa chỉ: www.congdonghoalan.com

Bên cạnh Ban Chấp Hành Trung Ương của Cộng Đồng, tại các địa phương, các đơn vị Thị xã, bà con cũng thành lập Ban Đại Diện. Ngoài ra còn có một số hội đoàn, tổ chức Xã Hội, Tôn giáo hay đảng phái tham gia vào các sinh hoạt của Cộng Đồng,

Một trong các tổ chức sinh hoạt trong Cộng Đồng, đó là Nhóm Vinh Danh Cờ Vàng.

Về Nhóm Vinh Danh Cờ Vàng Hòa Lan

Sinh sau đẻ muộn so với các đoàn thể khác, Nhóm Vinh Danh Cờ Vàng, vì nhu cầu bảo vệ và Vinh Danh Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, vào mùa hè năm 2004, một số anh chị em cùng chung ý niệm làm việc, đã tụ họp lại dưới danh xưng NHÓM VINH DANH CỜ VÀNG HÒA LAN.

Trong khả năng hạn hẹp, các thành viên trong Nhóm đã cố gắng thực hiện mục tiêu của Nhóm, là bất cứ lúc nào thuận tiện, Nhóm sẽ duy trì sự hiện hữu của Lá Cờ Vàng.

Nhóm đã thực hiện các công tác như tham gia các cuộc đi bộ có tầm mức quốc gia – 2 ngày đêm liên tục trên khoảng đường 80 km- và có tầm mức quốc tế như 4 ngày Đi Bộ Nijmegen,…..

Ở những nơi này, Lá Cờ Vàng luôn luôn được tung bay và được rất nhiều người thuộc nhiều quốc gia khác nhau biết đến Lá Cờ Vàng.

.

Tham dự đi bộ 80 km suốt từ tối thứ bảy đến chiều chủ nhật, tháng 9 năm 2006

http://vinhdanhcovang.files.wordpress.com/2010/07/foto-6.jpg?w=300&h=225

.

Bên cạnh đó, Nhóm cũng cho phát hành Tem Cờ Vàng. Một lần nhân kỷ niệm 60 Năm Cờ Vàng và mới đây, phát hành Tem cờ vàng nhân Ngày Quốc Hận 30 tháng Tư. Tem có giá trị chính thức như Tem bán tại các tiệm, cửa hàng Bưu Điện. Hiện chúng tôi còn một số Tem Quốc Hận. Quý vị có thể cất giữ , hay làm quà kỷ niệm.

Để có thể theo dõi các sinh hoạt Vinh Danh Cờ Vàng của Nhóm trong những năm vừa qua, chúng tôi xin mời quý vị vào trang internet của Nhóm( http://vinhdanhcovang.wordpress.com/), xem trong chuyên mục Sinh Hoạt VDCV.

Nhóm Vinh Danh Cờ Vàng tường thuật.
22-7-2010

xem phần tường thuật Ngày Đi Bộ thứ 1 (20-7-2010)

xem phần tường thuật Ngày Đi Bộ thứ 2 (21-7-2010)

xem phần tường thuật Ngày Đi Bộ Thứ 4 (23-7-2010)

.

.

.

No comments:

Post a Comment