Friday, July 30, 2010

LÈO LÁI GIỮA BIỂN TRANH CHẤP

Lèo lái giữa biển tranh chấp
Zhang Mingliang & Yang Fang (The Straits Times)

DCVOnline lược dịch

30-07-2010

http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=7644

Nhiều người phân tích Trung Quốc đã có nghi ngờ sâu xa và e ngại về chính sách của Mỹ ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông Nam châu Á – DCVOnline). Họ tin rằng ý định của Mỹ là ngăn phát triển của Trung Quốc và chen vào giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khác đang trong vòng tranh chấp.

Gần đây Trung Quốc đã quan tâm hơn nữa sau nhận xét của hai viên chức cao cấp của Hoa Kỳ. Trước nhất là Hoa Kỳ Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates mới đây đã lập lại chính sách của Mỹ trên biển Nam Trung Hoa tại cuộc Đối thoại Shangri–La ở Singapore. Việc thứ hai là Đại sứ Mỹ tại Philippines, Harry Thomas, nhận xét về ý định của Trung Quốc trong tranh chấp trên biển.

Những nhận xét này có thể là những trả lời với tuyên bố gần đây của Trung Quốc hồi tháng Ba khi Bắc Kinh xác định Biển Đông (Biển Đông Nam châu Á – DCVOnline) là một trong những “lợi ích cốt lõi” của TQ. Tuy nhiên, Trung Quốc nên nhớ rằng, cùng với bán đảo Triều Tiên và eo biển Đài Loan, vùng biển Nam Trung Hoa vẫn luôn luôn được Washington coi như là một đường nứt có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của vùng Á châu–Thái Bình Dương. Do đó, vì lợi ích của chính mình, Trung Quốc cần xét lại viễn cảnh của chính sách biển Nam Trung Hoa.

Có hai thành tố trong lập trường của Mỹ trên biển Nam Trung Hoa.

Đầu tiên là xu hướng chung trong quan hệ giữa Trung quốc và Hoa Kỳ. Trong quá khứ, thái độ của Mỹ đối với biển Nam Trung Hoa là một sản phẩm phụ của mối quan hệ song phương với Trung Quốc. Tuy nhiên, mối quan hệ này đã khai triển.

Trung Quốc đã liên tục chỉ trích phe Đồng Minh trong “Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản” chính thức chấm dứt Thế chiến II đã không xác định rõ về chủ quyền của cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Trung Quốc cho rằng Mỹ cố tình để cho các vấn đề chủ quyền (tại Hoàng Sa và Trường Sa) trong tình trạng mơ hồ. Khi quan hệ hai nước đã trở thành đối nghịch trong thập niên 1950 và những năm đầu của thập niên 1960, Mỹ phản đối việc Trung Quốc đưa lực lượng hải quân đổ bộ vào quần đảo Hoàng Sa.

Tuy nhiên, kể từ cuối thập niên 1960, Mỹ đã hạn chế can thiệp vào vùng biển Nam Trung Hoa, đặc biệt là khi Trung Quốc xung đột với Việt Nam (Cộng hoà) trên quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và (với nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) tại Johnson Reef (Đá Gạc Ma) trong quần đảo Trường Sa vào năm 1988. Sự im lặng của Washington về những vấn đề này đã gây thuận lợi cho Bắc Kinh, và không còn nghi ngờ gì, đó là kết quả của mối bang giao song phương đầm ấm giữa Mỹ và Trung Quốc thời đó.

Nhưng sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ lại một lần nữa tích cực vào cuộc trong vấn đề biển Nam Trung Hoa. Điều này được các quốc gia tranh chấp khác trong khu vực chào đón như là một răn đe cho tham vọng biển của Trung Quốc. Tuy nhiên, Mỹ đã có một tuyên bố chính thức vào tháng 5 năm 1995, xác định thế trung lập về vấn đề này. Vị trí này sau đó đã được Bộ trưởng Quốc phòng Gates lập lại tại Singapore hồi tháng trước.

Yếu tố thứ hai xác định lập trường của Hoa Kỳ trên biển Nam Trung Hoa là ích lợi căn bản của Mỹ trong việc duy trì tự do tiếp cận các đường truyền thông trên biển (sea lines of communication, SLOCs) ở biển Nam Trung Hoa – một điểm đã được ông Gates nhấn mạnh.

.

Những đường biển quan trọng tại vùng Đông Nam châu Á. Nguồn: juscc.gov

http://www.dcvonline.net/php/images/072010/bienDNA.jpg

.

Kể từ khi Mỹ thực hiện chuyến tàu thương mại đầu tiên xuyên qua biển Nam Trung Hoa – từ New York đến Quảng Châu trong năm 1784 – tầm quan trọng của SLOCs trong khu vực này của thế giới đã tăng lên về mặt kinh tế và chiến lược, đối với Mỹ. Một trong những phương cách giải quyết chính của Mỹ để đánh bại Nhật Bản trong Thế chiến II là tiêu huỷ SLOCs của Nhật Bản tại biển Nam Trung Hoa, đường truyền thông nối liền Đông Nam Á đến Trung Quốc và Nhật Bản. Sau Thế chiến thứ II, tự do đi lại trong biển Nam Trung Hoa đã được gắn chặt hơn nữa với lợi ích chiến lược của Mỹ.

Là một vùng biển nằm giữa Ấn Độ Dương và Đông Á, biển Nam Trung Quốc có giá trị chiến lược và kinh tế rất lớn. Mối lo ngại về tự do hàng hải, an ninh và an toàn của SLOCs ngày càng lớn vì những liên kết chiến lược lâu dài của Mỹ với các nước Đông Nam Á cũng như mực gia tăng thương mại đường biển của Mỹ qua khu vực này.

Mỹ đã cho biết rằng họ không có ý định đứng về phía nào trong những tranh chấp trên biển và đã kêu gọi một giải pháp hòa bình cho các khiếu kiện tranh chấp trong biển Nam Trung Hoa. Điều này cũng phù hợp với lợi ích chung của Trung Quốc và các nước trong khu vực. Nó cũng là một cách giải quyết tích cực hơn để duy trì sự ổn định trong vùng Châu Á–Thái Bình Dương.

Đối với Trung Quốc, Hoa Kỳ là một trong những mối quan tâm chính trong các tính toán chiến lược của họ trong vấn đề biển Nam Trung Hoa. Washington lo ngại về các vùng biển trong thực tế là một tín hiệu tích cực cho các quốc gia tranh chấp khác.
Tuy nhiên, sự kiện Mỹ sẵn sàng vào cuộc ở biển Nam Trung Hoa có thể không được Bắc Kinh hân hoan chào đón. Dù sao đi nữa thì sự tham gia của Mỹ có thể có lợi tất cả các nước trong khu vực, kể cả Trung Quốc.

Sự can thiệp, trực tiếp hay gián tiếp, của Mỹ trong vùng biển Nam Trung Hoa từ hơn nửa thế kỷ vừa qua là một thực tế là không thể thay đổi dễ dàng. Với tình hình này, vì lợi ích của chính mình, Trung Quốc nên chấp nhận tình thế hiện tại, như thế sẽ giúp việc gầy dựng lòng tin giữa tất cả các quốc gia chung quanh và nâng cao sự ổn định trong khu vực.

Hoa Kỳ đã góp phần vào những nỗ lực để giải quyết vấn đề biển ít nhạy cảm. Trong tương lai, người ta chờ đợi Mỹ sẽ giải quyết các mối đe dọa thường xẩy ra hơn ở biển Nam Trung Hoa, chẳng hạn như nạn hải tặc, những nguy hiểm hải hành, thiên tai, ô nhiễm biển, và các vấn đề an ninh khác.

© DCVOnline

Nguồn: Navigating a sea of conflicting claims, by Zhang Mingliang & Yang Fang for The Straits Times.

Tác giả Zhang Mingliang là thành viên thỉnh giảng và Yang Fang là nhà nghiên cứu tại Trường Quốc tế học (RSIS) S. Rajaratnam, thuộc Nanyang Technological UniversitySingapore.

.

.

.

No comments:

Post a Comment