Thursday, July 29, 2010

INDONESIA PHẢN ĐỐI "ĐƯỜNG LƯỠI BÒ" CỦA TRUNG QUỐC

Indonesia phản đối đường “lưỡi bò” của Trung Quốc

Thứ Tư, 28/07/2010, 07:30 (GMT+7)

http://tuoitre.vn/The-gioi/392404/Indonesia-phan-doi-duong-“luoi-bo”-cua-Trung-Quoc.html

TT “Không có giải thích rõ ràng về cơ sở pháp lý, phương pháp vẽ và quy chế của những đường đứt khúc đó”. Đó là mô tả về bản đồ yêu sách hình chữ U của Trung Quốc trong công hàm mà phái đoàn thường trực của Indonessia tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) gửi Tổng thư ký Ban Ki Moon, Phòng Biển và Luật biển của LHQ ngày 8-7-2010.

.

>> Trước yêu sách 80% diện tích biển Đông của Trung Quốc : Không chấp nhận đường "lưỡi bò”
>> Một “đường lưỡi bò” vô căn cứ
>> Đường lưỡi bò không có cơ sở pháp lý

.

Công hàm của phái đoàn Indonesia dẫn bằng chứng: Tại khóa họp lần thứ 15 của Cơ quan Đáy đại dương quốc tế ở Kingston, Jamaica tháng 6-2009, đại sứ Chen Jinghua - trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc - đã tuyên bố: “Yêu sách vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa từ các đảo đá... là ảnh hưởng đến các nguyên tắc quan trọng của Công ước Luật biển và đến quyền lợi chung của cộng đồng quốc tế”. Cũng tại đó, trưởng đoàn Trung Quốc đã dẫn lời của đại sứ Avid Pardo (người đã đưa ra khái niệm vùng đáy biển di sản chung của loài người trong Công ước Luật biển) là “nếu quyền tài phán 200 hải lý được dựa trên quyền sở hữu các đảo không người ở, xa xôi hoặc rất nhỏ thì hiệu quả của việc quản lý quốc tế các vùng đại dương bên ngoài quyền tài phán quốc gia sẽ bị tổn hại nặng nề”.

Một dẫn chứng khác là tuyên bố của phái đoàn Trung Quốc tại Hội nghị các nước thành viên LHQ lần 19 từ ngày 22 đến 26-6-2009 tại New York cũng khẳng định: “Theo điều 121 của Công ước Luật biển, các đảo đá không thích hợp cho con người ở hoặc không có một đời sống kinh tế riêng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng”.

Từ đó, phái đoàn Indonesia chỉ ra những lời tuyên bố trên của phía Trung Quốc có nghĩa là các đảo đá nhỏ không người ở hoặc không có đời sống kinh tế riêng trong biển Đông cũng không có quyền được có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Do đó, việc cho phép sử dụng các đảo đá không người ở, ở xa lục địa và nằm giữa biển như là điểm cơ sở để đòi hỏi các vùng biển, như Trung Quốc đã thể hiện ở đường chữ U, là tổn hại các nguyên tắc cơ bản của Công ước Luật biển cũng như xâm phạm đến các quyền lợi chính đáng của cộng đồng quốc tế. Trên cơ sở đó, phái đoàn thường trực của Indonesia tại LHQ kết luận bản đồ đường đứt khúc chín đoạn của Trung Quốc là “rõ ràng không có căn cứ pháp lý quốc tế và đi ngược lại với các quy định của Công ước Luật biển 1982”.

H.GIANG

.

.

.

Indonesia phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc

Radio Chân Trời

Phát thanh/cập nhật: 28/07/2010

http://radiochantroimoi.com/spip.php?article7505

Theo báo Vietnamnet thì ngày 8/7/2010, Phái đoàn thường trực của Indonessia tại Liên hiệp quốc đã có công hàm phản đối công hàm ngày 7/5/2009 của Phái đoàn thường trực Trung Quốc tại Liên hiệp quốc về cái gọi là bản đồ yêu sách hình chữ U (hay đường đứt khúc 9 đoạn hoặc còn gọi là đường lưỡi bò) trong Biển Đông là hoàn toàn không có căn cứ pháp lý quốc tế và đi ngược lại với các quy định của Công ước Luật biển 1982.

Bản đồ yêu sách lưỡi bò mà Trung quốc thường ngang ngược nói là chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc trên các đảo trong Biển Nam Trung Hoa và các vùng nước kế cận, cũng như các quyền chủ quyền và tài phán đối với các vùng nước, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của chúng”.

Công hàm phản đối của Indonesia có một ý nghĩa lớn vì Indonesia không phải là một nước tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Ngược lại, quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới này là bên trung gian, đã có nhiều đóng góp cho việc giữ gìn hòa bình và ổn định trên Biển Đông.

Ngay sau việc Trung Quốc sử dụng vũ lực xâm chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường sa của Việt nam năm 1988, Indonesia đã có sáng kiến, đồng chủ trì với Canada trong việc tổ chức Hội thảo kiềm chế các xung đột tiềm tàng ở Biển Đông 1991 - 2000 nhằm tạo một diễn đàn không chính thức cho các bên tìm kiếm một giải pháp công bằng và hợp lý cho ổn định trên Biển Đông.

Sáng kiến thiết lập một văn bản quy định về cách ứng xử của các bên trong Biển Đông đã ra đời trong khuôn khổ Hội thảo này và đã được các quốc gia liên quan đưa đến hiện thực dưới dạng Tuyên bố ASEAN - Trung Quốc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông 2002.

Với tư cách thành viên sáng lập ASEAN và là Chủ tịch ASEAN trong năm 2011, Indonesia thể hiện trách nhiệm và bản lĩnh của một nước lớn vì hòa bình và ổn định trong khu vực. Sự kiện này càng có ý nghĩa khi nó diễn ra trước thềm Diễn đàn an ninh khu vực ARF ngày 23/7 tại Hà Nội, trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng mở rộng ảnh hưởng trong khu vực và sự ưu tiên quan tâm hơn đến khu vực châu Á trong chính sách của Mỹ.

.

.

.

Đường chữ U (đứt khúc) của Trung Quốc trên biển Nam Trung Hoa

Tạp chí Thời Đại Mới - Số 15 - Tháng 3/2009

http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai15/200915_PeterYu.htm

.

.

.

No comments:

Post a Comment