Saturday, July 24, 2010

HOA KỲ QUAN TÂM DDEENS V/Đ TRANH CHẤP LÃNH THỔ Ở BIỂN ĐÔNG

Bà Clinton tuyên bố Hoa Kỳ quan tâm đến việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông

Đăng bởi anhbasam on 24/07/2010

http://anhbasam.com/2010/07/24/588-ba-clinton-tuyen-b%e1%bb%91-hoa-k%e1%bb%b3-quan-tam-d%e1%ba%bfn-vi%e1%bb%87c-gi%e1%ba%a3i-quy%e1%ba%bft-tranh-ch%e1%ba%a5p-lanh-th%e1%bb%95-%e1%bb%9f-bi%e1%bb%83n-dong/

.

AP

Bà Clinton tuyên bố

Hoa Kỳ quan tâm đến việc

giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông

23-07-2010

HÀ NỘI , Việt Nam (AP ) – Chính phủ Obama hôm thứ Sáu tấn công vào việc tranh chấp lãnh thổ gai góc trên các hòn đảo ở Biển Đông, tuyên bố quyết định của họ là “lợi ích quốc gia” của Hoa Kỳ, trong một hành động có thể chọc tức Trung Quốc.

Tại một diễn đàn an ninh khu vực ở Việt Nam, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Rodham Clinton cho biết, Washington đã lo ngại các tuyên bố mâu thuẫn trên các chuỗi đảo ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gây trở ngại cho thương mại hàng hải, cản trở việc đi lại trên vùng biển quốc tế trong khu vực, phá hoại luật biển của Liên Hiệp Quốc.

Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia” trong việc giải quyết các tranh chấp, bà nói. “Hoa Kỳ hỗ trợ quá trình cộng tác ngoại giao của tất cả các bên tranh chấp để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ khác nhau mà không cần áp bức. Chúng tôi phản đối việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực của bất kỳ nước tranh chấp nào”.

Bà Clinton nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ không hỗ trợ bất cứ nước nào đang tranh chấp các hòn đảo nhưng ý kiến của bà sẽ làm cho Trung Quốc tức giận, nước vẫn cho là có chủ quyền ở Biển Đông, và khẳng định sẽ xử lý tranh chấp trực tiếp với các nước tranh chấp khác không theo luật quốc tế (international arena).

Bà cho biết, Hoa Kỳ sẵn sàng làm việc với tất cả các bên, gồm Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, Brunei và Philippines, để giúp đàm phán chấm dứt những tranh chấp.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã không có bình luận ngay lập tức về những nhận xét của Clinton nhưng các viên chức Hoa Kỳ có mặt tại cuộc họp cho biết Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì lặp đi lặp lại lập trường lâu dài của Bắc Kinh rằng những tranh chấp không nên “quốc tế hoá”.

Xung đột lãnh thổ ở Biển Đông thỉnh thoảng nổ ra các cuộc đối đầu vũ trang, mặc dù Trung Quốc và các nước tranh chấp khác đã tìm cách giải quyết sự khác biệt một cách hòa bình thông qua quy tắc ứng xử (COC) năm 2002 (*).

Lực lượng Trung Quốc chiếm giữ phía Tây Hoàng Sa từ tay Việt Nam vào năm 1974 và đã đánh chìm ba tàu hải quân Việt Nam trong một trận hải chiến năm 1988. Các bên vẫn chưa phân ranh giới biên giới biển và nhiều người Việt Nam vẫn còn nghi ngờ Trung Quốc.

Cùng với ngư trường phong phú, khu vực này được cho là có trữ lượng dầu lửa và khí tự nhiên rất lớn. Các nhóm đảo cũng nằm trên các tuyến đường biển bận rộn và có nhiều dầu lửa và các nguồn tài nguyên khác thúc đẩy Trung Quốc mở rộng kinh tế nhanh.

———

(*) Năm 2002, Trung Quốc ký với ASEAN “Tuyên bố ứng xử giữa các bên trên Biển Đông”, không phải “Quy tắc ứng xử”.

** Ảnh: VNN

Ngọc Thu dịch

Từ: http://www.foxnews.com/world/2010/07/23/clinton-claims-national-resolving-south-china-sea-disputes/

————-

Yahoo News

Vì sao bà Clinton quan tâm nhiều hơn

đến chuỗi đảo châu Á?

Max Fisher

23-07-2010

WASHINGTON , DC – Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton làm cho Hoa Kỳ tham gia vào một tranh chấp quốc tế phức tạp về một chuỗi các hòn đảo ở Biển Đông. Trung Quốc và các nước châu Á lân cận từ lâu tuyên bố là những nước kiểm soát các đảo có vị trí chiến lược. Phát biểu tại một cuộc họp của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ở Hà Nội, Việt Nam, bà Clinton nói rằng Hoa Kỳ có “lợi ích quốc gia” trong việc giải quyết vấn đề một cách hòa bình. Đây là những gì đang xảy ra, tại sao nó quan trọng, và những gì có thể xảy ra kế tiếp, theo các nhà báo và các chuyên gia:

- Chương trình nghị sự hung hăng của Trung Quốc: Ông Mark Landler, báo New York Times giải thích: “Trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc đã đối chọi với các nước Đông Nam Á trong việc kiểm soát khoảng 200 đảo nhỏ, đá và các mũi cát nhô lên trên vùng biển này. Tham vọng trên biển của Trung Quốc đã mở rộng cùng với sức mạnh quân sự và kinh tế. Từ lâu, họ đã đòi chủ quyền các hòn đảo trên Biển Đông là vì ở đó có rất nhiều dầu mỏ và khí đốt tự nhiên. Và họ đã thông báo cho các viên chức Mỹ rằng họ sẽ không cho phép sự can thiệp của nước ngoài vào vùng biển ngoài khơi bờ biển Đông Nam của họ, mà họ xem như ‘lợi ích cốt lõi’ về chủ quyền”.

- Bà Clinton không ủng hộ bên nào trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, nhưng Trung Quốc vẫn bực bội: Nhà báo Cara Anna của báo AP viết: “Bà Clinton nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ không ủng hộ việc tranh chấp của bất kỳ nước nào đối với quần đảo nhưng lời bình luận của bà sẽ làm Trung Quốc tức giận, nước duy trì chủ quyền trên Biển Đông, và khăng khăng giải quyết tranh chấp trực tiếp với các bên tranh chấp khác, không theo luật quốc tế (international arena)”.

- Xây dựng sự hợp tác khu vực Thái Bình Dương: Nhà báo Jam Solomon thuộc báo Wall Street Journal giải thích chương trình nghị sự của Hoa Kỳ: “Chính phủ Obama đang làm việc nhằm thiết lập một cơ chế quốc tế để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia châu Á về vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Hoa Kỳ, như là một quốc gia ở Thái Bình và cường quốc thương mại, đã ngày càng tăng mối quan ngại về cạnh tranh tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông… Việc tranh chấp đã gây ra các mối lo ngại rằng quân đội Trung Quốc ngày càng mạnh có thể tìm kiếm sự thống trị các vùng biển châu Á”.

- Trung Quốc mở rộng hải quân về lâu dài: ông Robert Kaplan viết trên Foreign Affairs về mục tiêu của Trung Quốc trong thế kỷ 21 là, sử dụng lực lượng hải quân và ảnh hưởng của họ để mở rộng phạm vi ảnh hưởng vượt ra ngoài khu vực Đông Á. “Trung Quốc sẽ phô trương sức mạnh hơn ở nước ngoài, chủ yếu thông qua hải quân của họ. Trung Quốc, sở hữu bờ biển dài khoảng 9.000 dặm với nhiều bến cảng tự nhiên thuận tiện, là một cường quốc cả trên bộ lẫn trên biển. Tầm với của Trung Quốc kéo dài từ Trung Á, với tất cả sự giàu có về khoáng sản và dầu khí, cho tới các đường vận chuyển quan trọng ở Thái Bình Dương”.

- Hâm nóng quan hệ Việt – Mỹ: Theo các bản tin của Jonathan Adams, AOL News, kết quả của bước đi của bà Clinton: “Quan hệ giữa hai nước đã từng là kẻ thù cay đắng đang nóng lên. Quan hệ giữa hai nước đang hướng về phía trước tốt hơn, xích lại gần hơn do có cùng mối quan tâm về chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, cũng như mong muốn mở rộng thương mại và đầu tư. Nhưng bà Clinton cũng nêu ra mối quan tâm về nhân quyền tại Việt Nam, nhấn mạnh vẫn còn sự khác biệt lớn giữa Washington và độc tài Hà Nội, đất nước do Đảng Cộng sản kiểm soát, trong đó bất đồng quan điểm bị giới hạn rất nhiều”.

Ngọc Thu dịch

Từ: http://news.yahoo.com/s/atlantic/whyclintoncaressomuchaboutanasianislandchain4433

.

.

.

No comments:

Post a Comment