Hình ảnh của Mỹ đã thực sự được khẳng định tại Châu Á-Thái Bình Dương ?
Thứ hai, 26/07/2010, 04:58(GMT+7)
http://vitinfo.com.vn/MMuctin/Quocte/LA79480/default.html
VIT - Nguyên nhân dẫn đến mối quan hệ Mỹ - Trung nóng lạnh thấy thường, đều xuất phát từ sự cạnh tranh và qua sự cạnh tranh này Mỹ đã giành được vị thế của mình trong khu vực hay chưa! Dưới đây Vitinfo xin được tổng hợp một số vấn đề sau.
Cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng hay những bất đồng trong nhiều năm qua đã khiến mối quan hệ Mỹ - Trung ngày càng khó hàn gắn và dẫn đến không tin tưởng lẫn nhau. Trong khi đó, một số nước trong khu vực Đông Bắc Á cũng đã trở thành quân cờ trong cuộc tranh giành giữa hai ông lớn và vấn đề này đã khiến khu vực ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp, tuy nguy cơ chiến tranh quân sự khó có thể xay ra nhưng các vụ đụng độ đơn lẻ đã xả ra, khiến cả những người vô tội phải ngậm ngùi.
Về công bằng mà nói, mục đích và ý đồ của cả Mỹ và Trung Quốc là đều nhắm vào một đích, đều chạy đua tới một điểm và mục tiêu cuối cùng của cuộc chạy đua chính là tạo được vai trò chủ đạo của mình trong việc điều tiết mọi vấn đề của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, hay mong muốn nhiều quốc gia phải hệ lụy và cầu mong được ban phát. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một cách khách quan hơn rằng, đường đi tới đích là có khác nhau và quan điểm nhìn nhận sự việc thực sự cũng khác nhau.
Bên cạnh những hệ lụy xấu của cuộc cạnh tranh, thì cũng có nhiều điểm thực sự đã có lợi cho nhân dân trong khu vực. Cuộc đấu tranh giữa hai bên có thể thấy là đều nhằm vào những điểm yếu của nhau, mà điểm yếu đó chính là những điều không có lợi cho khu vực, điều này đã được thể hiện rất rõ trong cuộc đấu tranh và chỉ trích lẫn nhau về vấn đề an ninh biển Đông hay vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Các sự kiện của quá trình đấu tranh cứ lững thững trôi đi và đó cũng dường như đã trở thành những sự kiện thông lệ trong khu vực, Mỹ gia tăng Trung Quốc phản đối, Trung Quốc mạnh tay Mỹ lại lên tiếng và cuối cùng lại vỗ về nhau bằng một sự kiện nổi bật nào đó, khiến người ta phải ngỡ ngàng và ngạc nhiên.
Có những thời điểm đấu tranh tưởng chừng như đã đến lúc phải dùng vũ khí, nhưng thực sự điều này có lẽ không bao giờ xảy ra bởi nhiều nguyên nhân. Nhưng nói đến cùng, trong mọi sự việc Trung Quốc dường như phải chịu ngậm ngùi nhiều hơn, như sự kiện Mỹ - Hàn công bố tổ chức cuộc diễn tập quân sự trên biển Hoàng Hải và các vùng khác giáp Trung Quốc, sự việc này đã khiến Trung Quốc và Triều Tiên cực lực phản đối, thậm chí còn dọa trả đũa và cuối cùng kế hoạch diễn tập vẫn được diễn ra với lực lượng tham dự như công bố trước đó.
Lúc này giới quan sát lại đánh giá rằng, chiến tranh quân sự trên bán đảo Triều Tiên khó có thể xảy ra một khi Hàn Quốc vẫn là đồng minh của Mỹ và Mỹ vẫn duy trì một lực lượng quân sự lớn trên đất Hàn Quốc. Các cuộc đụng độ quân sự hay chăng chỉ là các cuộc nhỏ lẻ như vụ các tàu Hàn Quốc và Triều Tiên bắn nhau ở vùng biển tranh chấp giữa hai nước hồi tháng 11/2009, vụ gần đây nhất là chiếc tàu Cheonan của Hàn Quốc bị trúng ngư lôi (Theo Hàn Quốc thì đó là ngư lôi của Triều Tiên) và chìm trên biển, làm 46 thủy thủ thiệt mạng hồi tháng 3/2010. Về vấn đề này người ta kết luận rằng, Mỹ vẫn giúp Hàn Quốc tăng cường lực lượng còn Trung Quốc nghiêng về phía Triều Tiên vẫn phản đối và đe dọa trả đũa, cuối cùng vẫn chỉ để cho sự kiện trôi đi.
Về phần Trung Quốc cũng không ngớt lên tiếng phản đối Mỹ đưa tàu sân bay USS George Washington (CVN-73) cùng các lực lượng khác vào Hàn Quốc diễn tập. Nhưng cho tới hôm nay, kế hoạch cuộc diễn tập Mỹ - Hàn vẫn được diễn ra bình thường, cùng lực lượng như đã công khai, tàu sân bay Mỹ vẫn đang thể hiện sức mạnh quân sự của mình khi phối hợp với đối tác Hàn Quốc trên Hoàng Hải.
Tiếp nối đó là sự kiện Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton, cho biết Mỹ không đứng ngoài mà sẽ tham dự vào việc giải quyết các vấn đề phức tạp ở biển Đông, nơi hiện đang có nhiều tranh chấp về chủ quyền lãnh hải biển đảo và là một khu vực có tầm quan trong chiến lược thế kỷ. Bà Clinton nêu rõ, Washington đang tìm cách phối hợp với các quốc gia ASEAN, Trung Quốc và các quốc gia khác để soạn thảo một cơ chế quốc tế nhằm giải quyết những tranh chấp này. Bà cho biết quá trình này cần được thể chế hóa thông qua ASEAN và dựa trên Luật biển Quốc tế, trong đó nhấn mạnh "Mỹ ủng hộ quá trình ngoại giao cộng tác của tất cả các nước có tuyên bố chủ quyền để giải quyết nhiều vụ tranh chấp lãnh thổ mà không ép buộc,". Cũng tại ARF 17, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố: "Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia trong việc tự do lưu thông hàng hải, tự do tiếp cận các vùng biển châu Á và việc tôn trọng luật pháp quốc tế tại biển Đông".
Trước tuyên bố này, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Yang Jiechi hôm chủ nhật (25/7) đã lên tiếng phản đối tuyên bố của bà Hillary Clinton, cho rằng: Mỹ không nên quốc tế hóa vấn đề biển Đông, việc này chỉ có thể làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn và khó giải quyết hơn. Ông Yang Jiechi cho rằng cách tốt nhất để giải quyết tranh chấp liên quan đến biển Đông là thông qua đàm phán song phương giữa Trung Quốc và các quốc gia liên quan. Theo ông Yang Jiechi, biển Đông hiện tại đang là một khu vực hòa bình và cho biết thêm là ASEAN không phải là diễn đàn thích hợp để giải quyết vấn đề này. Trung Quốc và một số nước ASEAN có những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải bởi vì chúng tôi là những nước láng giềng, chứ không phải bởi vì những nước này là thành viên của ASEAN mà có thể cho rằng đây là tranh chấp giữa Trung Quốc và ASEAN. Qua đó nhấn mạnh “Thực tế quốc tế cho thấy, cách tốt nhất để giải quyết những loại tranh chấp này là thông qua các cuộc đàm phán song phương trực tiếp giữa các nước có liên quan,”.
Cũng sự kiện này, người ta lại hiểu rằng, Trung Quốc dường như lại bị chịu lép vế trước tuyên bố cứng rắn của Mỹ về vấn đề biển Đông. Mỹ đã đi từ không can dự cho đến can dự sâu hơn vào biển Đông. Theo như lời của bà Hillary Clinton, Mỹ không đứng ngoài mà sẽ tham dự vào việc giải quyết các vấn đề phức tạp ở biển Đông, nơi hiện đang có nhiều tranh chấp về chủ quyền lãnh hải biển đảo và là một khu vực có tầm quan trong chiến lược thế kỷ. Nhưng cuối cùng thì Trung Quốc cũng chỉ đứng mà kêu, mà trách móc.
Lúc này người ta lại cũng nghĩ rằng, một khi Mỹ vẫn can dự ngày càng nhiều hơn, liệu Trung Quốc có dám đáp trả bằng quân sự hay không, chắc cũng khó xảy ra như vậy. Bởi Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế đang nổi, do vậy chưa thể đủ vững chắc để chi phí cho cuộc chiến lớn với Mỹ, hơn nữa Mỹ lại là một quân đội rạn dầy trận mạc và có nền tảng quân sự, kinh tế vững chắc.
Với những điểm nêu trên, có thể phần nào Mỹ đã tạo được hình ảnh của mình ở châu Á – Thái Bình Dương.
Hoài Thương
Tin tổng hợ
.
.
.
Tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc tăng tốc (RFI)
.
Trung Quốc : Thế lực toàn cầu mới (RFI)
.
.
.
No comments:
Post a Comment