Cô dâu nhập khẩu trở nên phổ biến khi tiền bạc dính vào hôn nhân ở châu Á
Nguồn: Lawrence Bartlett, AFP
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
Sat, 07/03/2010 - 10:51
http://www.x-cafevn.org/node/601
Ngày càng nhiều những đàn ông châu Á từ những quốc gia giàu có như Nhật Bản và Nam Hàn tìm kiếm vợ từ những nước nghèo hơn như Việt Nam và Philippines khi giới nữ ở địa phương được giải phóng kinh tế và trở nên kén chọn hơn.
Hôn nhân giữa đàn ông Nhật và phụ nữ nước ngoài tăng vọt đến 73 phần trăm từ năm 1995 đến 2006 với tổng số 35.993 vụ, theo điều tra mới nhất của chính phủ. Đa số các phụ nữ này là người Phi, theo sau là Trung Quốc.
"Các cô dâu châu Á - đặc biệt là Trung Quốc và Philippine - trở nên phổ biến ở những vùng quê, nơi rất khó để tìm được những thiếu nữ trẻ," Toshio Esaka, chủ tịch dịch vụ môi giới Royal ở
"Nhưng ngày nay, việc này cũng trở nên khó khăn ngay cả ở vùng trung tâm thành phố, khi các phụ nữ trẻ người Nhật trở nên độc lập hơn về kinh tế và muốn sống độc thân," Esaka nói.
Tại Nam Hàn, hơn 35 phần trăm ngư dân và nông dân làm đám cưới trong vòng 12 tháng qua tính đến tháng Năm 2009 đã lấy vợ người nước ngoài, chủ yếu là từ Trung Quốc và Việt
Cả hai ví dụ trên cho thấy vai trò của tiền bạc và mức sống trong bọc tên của thần Tình yêu - chủ yếu là những người đàn ông ế vợ tại những quốc gia giàu có hơn ra nước ngoài để lấy vợ vì họ không thể tìm được ở quê nhà.
Một trang mạng chuyên môi giới ở Singapore, nơi những người đàn ông có thu nhập thấp ngại bị từ chối bởi những phụ nữ địa phương có học vấn cao hơn, đã cung cấp các chuyến du lịch rẻ tiền đến Việt Nam để họ có thể gặp gỡ những "thiếu nữ đã được khám nghiệm và được chứng nhận còn trinh".
Ở phía bên kia của cuộc đổi chác, những phụ nữ thường quá nghèo khổ đến nỗi những người đàn ông nghèo từ những đất nước giàu có cũng giúp họ có được cuộc sống tốt đẹp hơn.
"Vì gia đình họ quá nghèo khổ và họ muốn thay đổi tình cảnh này, những phụ nữ
"Một số phụ nữ tìm được chồng tốt, nhưng một số khác bị lừa dối và bị bán đi để "đổi chủ," ông nói.
Câu chuyện này cũng được lặp lại ở Singapore - quốc gia giàu có nhất Đông nam Á - cũng như ở Hồng Kông và Đài Loan, và thường liên quan đến những người môi giới hôn nhân.
Một trang mạng chuyên môi giới cưới hỏi tại Singapore, nơi những người đàn ông có thu nhập thấp sợ những phụ nữ địa phương có học vấn cao hơn từ chối, đã cung cấp những chuyến du lịch rẻ tiền sang Việt Nam để họ có thể gặp những "thiếu nữ đã được khám nghiệm và chứng nhận còn trinh".
Ở phía bên kia của cuộc đổi chác là những phụ nữ thường quá nghèo khổ đến nỗi những người đàn ông nghèo ở những nước giàu có cũng có thể cho họ hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
"Vì gia đình quá nghèo khó và họ muốn thay đổi hoàn cảnh, những phụ nữ
"Một số phụ nữ tìm được chồng tốt, nhưng một số khác bị lừa lọc và bị bán đi để 'đổi chủ'," ông nói.
Khái niệm sở hữu này thường dẫn đến nạn bạo hành đối với những cô dâu nước ngoài, các nhà hoạt động nhân quyền nói.
"Đa số các trường hợp chúng tôi gặp phải liên quan đến phụ nữ gốc Á bị chồng ngược đãi," Fermi Wong, sáng lập viên của Hồng Kông Unison chuyên giúp đỡ những người dân tộc thiểu số trong thành phố cho biết.
"Họ cảm thấy bất lực vì đa số không có họ hàng tại Hồng Kông và nói được rất ít tiếng Hoa hoặc tiếng Anh."
Trung Hoa Lục địa, Việt
Khả năm bị lạm dụng của những cô gái không nơi nương tựa từ những gia đình nghèo khổ đã khiến một số quốc gia - nhập khẩu lẫn xuất khẩu cô dâu - thiết lập những giới hạn:
- Những cô dâu đặt hàng qua thư từ Philippine từng là một hiện tượng phổ biến nhưng vì những câu chuyện họ bị những ông chồng nước ngoài bạc đãi đã khiến chính quyền cấm ngặt việc mua bán này.
Dù thế, những dịch vụ "môi giới hôn nhân" khác nhau đã lách luật bằng cách đưa đàn ông ngoại quốc sang để lựa chọn các cô dâu tương lai trước khi lên máy bay với họ.
Trong khi chủ yếu chỉ là những người đàn ông phương Tây tìm kiếm cô dâu người Phi, trong vài năm gần đây đàn ông Nhật và Hàn cũng sang quần đảo này để tìm kiếm bạn đời.
- Indonesia đang cân nhắc một đề xuất trong đó những đàn ông ngoại quốc muốn lấy vợ người Indonesia phải bỏ ra 55 nghìn Mỹ kim tiền "bảo đảm".
Nếu hai vợ chồng li dị, người vợ được quyền hưởng hết số tiền. Nếu họ sống với nhau ít nhất 10 năm, họ có thể xem món tiền đó như là "tài sản chung".
Nhưng các cặp vợ chồng có thể tránh được yêu cầu này bằng cách lấy nhau ở nước ngoài.
- Vào tháng Ba, Cambodia đã cấm hôn nhân giữa người Hàn Quốc và các công dân của mình trong vài tuần lễ và đưa ra những điều lệ mới trong việc cưới hỏi vì những quan ngại về nạn buôn người.
- Trong những quốc gia "nhập khẩu", Hàn Quốc cũng đã phát động việc thanh trừng phạt hai năm về trước đối với những dịch vụ mai mối sử dụng quan niệm phổ biến về chủng tộc hoặc bóp méo thông tin để giúp người Hàn tìm vợ ngoại quốc.
Các nhà hoạt động nói rằng vì những quảng cáo sai lạc khiến một số phụ nữ đã lấy phải những người chồng ít tài sản hoặc bệnh tật, nghiện rượu hoặc xấu tính.
- Đài Loan cũng bắt tay vào cuộc, cấm các dịch vụ thương mại hôn nhân quốc tế vào năm ngoái sau khi hàng loạt các vụ án hình sự tai tiếng, bao gồm chuyện một người chồng đã giam cầm như nô lệ và tra tấn người vợ Việt Nam của mình.
Có hơn 434 nghìn người Đài Loan lấy người ngoại quốc, thường là từ Trung Quốc và Đông nam Á, theo thông tin của cơ quan nhập cư.
Trong khi Trung Quốc là quốc gia chính chuyên xuất khẩu cô dâu, nhu cầu nhập khẩu của nước này được dự tính cũng sẽ tăng vọt vì chính sách một con, vốn đang góp phần vào việc phá thai theo giới tính và thiếu hụt nữ giới.
Một nghiên cứu của Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc với sự hỗ trợ của chính phủ kết luận rằng hơn 24 triệu đàn ông Trung Quốc đang vào tuổi lấy vợ có thể sẽ không tìm được người phối ngẫu vào năm 2020.
Những phụ nữ trẻ tị nạn từ Bắc Hàn ngày càng trở thành một món hàng ở Trung Quốc, nơi họ được bán cho những nông dân với giá 1.500 Mỹ kim mỗi người, các nhà hoạt động tại Seul cho biết.
Tệ nạn buôn người không phải là mới nhưng đã trở thành phổ biến hơn khi giá cả tăng nhanh và sự thiếu hụt phụ nữ Trung Quốc ở miền quê, Mục sư Chun Ki-Won, người đứng đầu Hội Durihana chuyên giúp đỡ người tị nạn cho biết.
.
.
.
No comments:
Post a Comment