Saturday, July 24, 2010

BÀI PHÁT BIỂU CỦA BÀ CLINTON Ở HÀ NỘI

Bài phát biểu của bà Hillary Clinton tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội, Việt Nam

Đăng bởi anhbasam on 24/07/2010

http://anhbasam.com/2010/07/24/589-bai-phat-bi%e1%bb%83u-c%e1%bb%a7a-ba-hillary-clinton-t%e1%ba%a1i-trung-tam-h%e1%bb%99i-ngh%e1%bb%8b-qu%e1%bb%91c-gia-ha-n%e1%bb%99i-vi%e1%bb%87t-nam/

U.S. DEPARTMENT of STATE

Bài phát biểu của bà Hillary Clinton tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội, Việt Nam

Hillary Rodham Clinton, Ngoại trưởng

Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Việt hNam

Ngày 23-07-2010

Ngoại trưởng Clinton : Chào tất cả mọi người . Hôm nay tôi hoàn tất chuyến đi thứ năm của tôi đến châu Á kể từ khi trở thành ngoại trưởng. Hôm qua, tôi đến Việt Nam và tôi được vinh dự có mặt ở đây để kỷ niệm 15 năm ngày bình thường hóa quan hệ ngoại giao của chúng ta. Ngày hôm trước, tôi đã ở Seoul, chuyến thăm thứ ba của tôi đến Nam Hàn với tư cách ngoại trưởng. Bộ trưởng Gates và tôi đã gửi thông điệp mạnh mẽ rằng 60 năm sau khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, liên minh Mỹ – Nam Hàn mạnh mẽ, giúp bảo đảm hòa bình, an ninh và tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế trong khu vực.

Và bây giờ tôi vừa hoàn thành hai ngày thảo luận chuyên sâu với các đồng sự ASEAN của tôi và với các đối tác khác, những người đã đến đây theo đuổi nỗ lực chung: tăng cường an ninh, thịnh vượng, và [tìm kiếm] cơ hội trên khắp châu Á.

Hôm qua, tôi tham dự cuộc họp hàng năm cấp bộ trưởng Hoa Kỳ – ASEAN, nơi chúng ta đã thảo luận sự tham gia sâu rộng của đất nước tôi ở Đông Nam Á và các cơ hội chúng ta nhìn về phía trước trên nhiều mặt trận – từ đầu tư thương mại mở rộng, cho tới hợp tác nhiều hơn đối với hòa bình và an ninh, kết hợp các nỗ lực để đương đầu với những thử thách xuyên quốc gia, như biến đổi khí hậu, nạn buôn người, phổ biến vũ khí hạt nhân, và nhiều vấn đề khác.

Và hôm nay tôi đã tham dự cuộc họp hàng năm diễn đàn khu vực ASEAN lớn hơn để tiếp tục và mở rộng các cuộc thảo luận của chúng ta. Như tôi đã nói khi tôi tham dự diễn đàn này mùa Hè năm ngoái ở Thái Lan, chính phủ Obama cam kết sự tham gia rộng, sâu, và bền bỉ ở châu Á . Và như tôi đã thảo luận trong bài phát biểu tại Hawaii hồi mùa Thu năm ngoái, chúng tôi tập trung vào việc giúp tăng cường cấu trúc thể chế ở Châu Á Thái Bình Dương .

Trong 18 tháng qua chúng tôi đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác, thông báo ý định của chúng tôi để mở một toà đại sứ và chỉ định một đại sứ ASEAN tại Jakarta, và đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ – ASEAN đầu tiên. Và chúng tôi đã theo đuổi những nỗ lực tiểu khu vực (sub-regional) mới như quan hệ đối tác mới ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Dựa vào sự tiến triển đó, tôi chuyển đến các đồng sự của tôi sự quan tâm của chúng tôi trong việc tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) vì nó đóng vai trò ngày càng tăng các thách thức trong thời đại chúng ta. Và tôi đã thông báo rằng Tổng thống Obama đã yêu cầu tôi đại diện cho Hoa Kỳ trong một khả năng thích hợp tại EAS năm nay ở Hà Nội để tiếp tục quá trình tham vấn với quan điểm về sự tham gia của người Mỹ hoàn toàn ở cấp tổng thống vào năm 2011. Thông qua các cuộc tham khảo, chúng tôi sẽ làm việc với các thành viên EAS để khuyến khích phát triển thành một nền tảng an ninh và thể chế chính trị cho châu Á trong thế kỷ này. Tổng thống cũng hướng tới việc chủ trì cuộc họp thứ hai của lãnh đạo Hoa Kỳ – ASEAN tại Hoa Kỳ vào mùa Thu tới.

Hôm nay chúng tôi thảo luận một số thách thức cấp bách trong đó có Bắc Hàn và Miến Điện. Tôi khuyến khích các đối tác và đồng minh tiếp tục thi hành đầy đủ và minh bạch Nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc 1874, và gây sức ép với Bắc Hàn thi hành nghĩa vụ quốc tế. Tôi cũng kêu gọi Miến Điện đưa ra các điều kiện cần thiết cho cuộc bầu cử đáng tin cậy, gồm cả việc phóng thích tất cả các tù nhân chính trị, đặc biệt là bà Aung San Suu Kyi, tôn trọng các quyền cơ bản của con người, và ngừng các cuộc tấn công chống lại các dân tộc thiểu số của họ. Và như tôi đã nói trong các cuộc họp ngày hôm nay, rất quan trọng để Miến Điện lắng nghe từ các nước láng giềng về sự cần thiết phải tuân theo các cam kết của mình, theo hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân, để thực hiện các nghĩa vụ an toàn của IAEA và tuân theo Nghị quyết 1874 và 1718.

Chúng tôi cũng thảo luận một số chủ đề quan trọng khác như: biến đổi khí hậu, thương mại và hội nhập kinh tế, dân chủ và nhân quyền. Và tôi nắm lấy cơ hội cùng với một số đồng sự ASEAN và các đồng sự Diễn đàn Khu vực ASEAN để bắt đầu lập trường của chính phủ tôi về vấn đề quan tâm đến an ninh và thịnh vượng trong khu vực Biển Đông [nguyên văn: Biển Nam Trung Hoa].

Tôi muốn nói ngắn gọn quan điểm của chúng tôi về vấn đề này. Hoa Kỳ, như mọi quốc gia, có lợi ích quốc gia trong việc tự do đi lại, tự do đi vào vùng biển chung của châu Á, và tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Chúng tôi chia sẻ những lợi ích không chỉ với các thành viên ASEAN hoặc những người tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN, mà còn với các quốc gia gần biển khác và cộng đồng quốc tế rộng hơn.

Hoa Kỳ hỗ trợ quá trình cộng tác ngoại giao của tất cả các bên tranh chấp để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ khác nhau mà không cần cưỡng chế. Chúng tôi phản đối việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực của bất kỳ nước tranh chấp nào. Trong khi Hoa Kỳ không đứng về bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ về các vùng đất, đảo, đá…(land features) trên Biển Đông, chúng tôi tin rằng các bên tranh chấp nên theo đuổi việc tranh chấp lãnh thổ của mình và các quyền đối với không gian biển theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển. Phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế, việc đòi chủ quyền chính đáng đối với không gian biển trên Biển Đông nên chỉ bắt nguồn từ việc đòi chủ quyền hợp pháp với các đảo, đất, đá…trên biển (*).

Hoa Kỳ ủng hộ Tuyên bố Ứng xử của các bên trên Biển Đông của ASEAN – Trung Quốc năm 2002. Chúng tôi khuyến khích các bên đạt được sự thoả thuận quy tắc ứng xử hoàn toàn. Hoa Kỳ chuẩn bị tạo điều kiện cho các sáng kiến và các biện pháp xây dựng lòng tin phù hợp với tuyên bố. Bởi vì tất cả các bên tranh chấp và cộng đồng quốc tế rộng hơn đều quan tâm về việc thương mại không bị ngăn cản để tiến hành trong điều kiện hợp pháp. Tôn trọng lợi ích của cộng đồng quốc tế và những nỗ lực có trách nhiệm để giải quyết những khiếu nại chưa được giải quyết và giúp tạo ra các điều kiện để giải quyết các tranh chấp và giảm căng thẳng trong khu vực. Để tôi nói thêm một điểm về Công ước [Liên Hiệp Quốc] về Luật biển. Nó được sự ủng hộ mạnh mẽ từ hai đảng tại Hoa Kỳ và là một trong những ưu tiên ngoại giao của chúng tôi trong năm kế tiếp là bảo đảm việc phê chuẩn ở Thượng viện.

Vì vậy, đây là một chương trình nghị sự rất đầy đủ với các cuộc thảo luận các vấn đề quan trọng thẳng thắn và hiệu quả. Chủ đề trong năm nay của Bộ là: chuyển suy nghĩ sang hành động. Và tôi nghĩ đó là bản tóm tắt hoàn hảo về những gì chúng tôi đang cố gắng để làm thông qua các thể chế này. Chúng ta có cùng suy nghĩ và các mục tiêu đầy tham vọng. Nhưng như mọi khi, thước đo sự thành công chính xác nhất của chúng tôi sẽ là, chúng ta chuyển từ suy nghĩ sang hành động tốt như thế nào bằng sự tiến triển vững chắc về các mục tiêu của chúng ta cho một tương lai tốt hơn. Và do đó, đã đến lúc chúng ta hành động và cho tôi nhận một số câu hỏi của quý vị.

(Phần kế tiếp là các phóng viên đặt câu hỏi cho bà Hillary Clinton)

Ngọc Thu dịch
Nguồn: http://www.state.gov/secretary/rm/2010/07/145095.htm

——–

(*) Phần này có lẽ bà Hillary Clinton ám chỉ Trung Quốc, việc đòi hơn 80% diện tích Biển Đông là không chính đáng (legitimate).

.

Tặng quà cưới cho cô Chelsea: http://www.youtube.com/watch?v=tUzd3Z1cKOE&feature=player_embedded

.

.

.

No comments:

Post a Comment