Saturday, July 31, 2010

TIN & BÀI của NGÀY 31-7-2010

TIN & BÀI của NGÀY 31-7-2010

KHÔNG NÊN COI NHẸ PHÁI DIỀU HÂU TẠI TRUNG QUỐC

TRẬN CHIẾN VỀ BIỂN ĐÔNG

TRUNG QUỐC : ĐÃ ĐẾN LÚC CHỐNG LẠI CÁC THỦ ĐOẠN CỦA HOA KỲ

HILLARY THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC

THỬ BÀN VỀ SỨC MẠNH CỦA TRUNG QUỐC (1 & 2)

THỬ BÀN VỀ SỨC MẠNH CỦA TRUNG QUỐC (3 & 4)

"ĐI KHÔNG AI TÌM XÁC RƠI"

TÌM THẤY HÀI CỐT 8 PHI CÔNG của PHI ĐOÀN TỈNH LONG 821 Ở SÀI GÒN

THÁI THỦY: TÁC GIẢ BÀI THƠ "LÁ THƯ GỬI MẸ"

DÂN BIỂU SANCHEZ PHÁT BIỂU TẠI ĐẠI HỘI THANH NIÊN Ở WASHINGTON DC

CON VUÔNG MẸ MÉO (Các bà mẹ VN biểu tình tại Pháp)

VÀI NHẬN ĐỊNH TỔNG QUAN về THỰC TRẠNG NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM

NGUYỄN TRƯỜNG TÔ và NHỮNG ĐÁM MÂY MÙ MƯU TOAN

PHÍA SAU NHỮNG DỰ ÁN "TỶ ĐÔ" ĐẦU VOI ĐUÔI CHUỘT

TỔ QUỐC và THƠ (Hà Sĩ Phu)

CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM HIỆN NAY LÀ MỘT BỘ PHẬN CỦA CHÍNH QUYỀN TRUNG QUỐC ?

THEO ĐÓM ĂN TÀN (Vụ VEDAN)

ĐẢNG ĐỐI LẬP CAMPUCHIA PHẢN ĐỐI CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH CỦA VN

CHUYỆN CÓ THẬT 100% (Vụ QANTAS)

KẾT QUẢ TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ và NHÀ Ở tại VIỆT NAM 2009

VATICAN BÁC BỎ NHIỀU ĐÒI HỎI PHI LÝ TỪ PHÍA VIỆT NAM

HOUSTON : NGHỊ VIÊN GỐC VIỆT ĐI VIỆT NAM VÌ CÔNG VỤ

NGHỊ QUYẾT KÊU GỌI HOA KỲ và LHQ CAN THIỆP CHO GIÁO XỨ CỒN DẦU

NGUYỄN THƯỢNG LONG - NGÀY THẨM VẤN THỨ 9

NHỮNG CON CHÓ LÀNG TÔI

ĐẢNG CHIA JAI, SỨC MẠNH QUYỀN LỰC NHÂN ĐÔI ?

PHẢI CHĂNG ỨNG CỬ VIÊN NGUYỄN TẤN DŨNG KHÔNG CÒN ĐỐI THỦ

EM KHÔNG PHẢI LÀ NHÀ VĂN (Trang Hạ)

YÊU CẦU TRUY TỐ HÌNH SỰ GIÁM ĐỐC CÔNG AN TỈNH BẮC GIANG

HÀ NỘI : CÔNG AN LẠI VÔ CỚ ĐÁNH NGƯỜI

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CÒN LẠI GÌ

.

.

.

KHÔNG NÊN COI NHẸ PHÁI DIỀU HÂU TẠI TRUNG QUỐC

Không nên coi nhẹ phái diều hâu tại Trung Quốc

Đức Tâm

Đăng bởi bvnpost on 31/07/2010

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100729-khong-nen-coi-nhe-phai-dieu-hau-tai-trung-quoc

.

Trong những ngày vừa qua, Trung Quốc đã có phản ứng gay gắt trước lời kêu gọi của Hiệp hội Đông Nam Á – ASEAN – và Hoa Kỳ cần phải tôn trọng quyền tự do thông thương đường biển và trên không tại vùng Biển Đông. Bắc Kinh phản đối quốc tế hóa và chủ trương giải quyết vấn đề Biển Đông trong khuôn khổ song phương.

Giới phân tích cho rằng chính sách bành trướng bá quyền của Trung Quốc tại Biển Đông đã thúc đẩy ASEAN phải có lập truờng chung và hợp tác với Mỹ để đối phó. Cũng chính những ý đồ của Trung Quốc muốn kiểm soát, khống chế Biển Đông, hạn chế các hoạt động quân sự của Mỹ ở vùng biển quốc tế đã buộc Hoa Kỳ phải quan tâm trở lại khu vực này.

Đằng sau những tuyên bố mạnh mẽ như vậy, Bắc Kinh có thể phản ứng tới mức độ nào? Theo ông Dương Danh Dy, chuyên gia về Trung Quốc, thì không nên coi nhẹ phái hiếu chiến tại Trung Quốc. Khi nói đến vai trò quan trọng của Hoa Kỳ trong hồ sơ Biển Đông, ông nêu ra hai suy nghĩ: thứ nhất là một số nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, tỏ ra thận trọng về thái độ của Mỹ đối với Trung Quốc. Vấn đề thứ hai là dường như người Mỹ chưa thực sự hiểu được giới lãnh đạo Trung Quốc.

.

Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn chuyên gia Dương Danh Dy.

RFI: Xin chào chuyên gia Dương Danh Dy, tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 43 cũng như trên Diễn đàn an ninh khu vực ARF vừa được tổ chức trong tuần trước tại Hà Nội, các nước Đông Nam Á và Hoa Kỳ đều khẳng định quyền tự do thông thương trên biển và trên không tại vùng Biển Đông. Thậm chí, Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton còn nhấn mạnh là việc giải quyết các tranh chấp về chủ quyền tại Biển Đông có vai trò then chốt trong việc bảo đảm ổn định trong khu vực. Phải chăng lần này, do thái độ hung hăng của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông đã buộc cả ASEAN và Mỹ phải lên tiếng và bày tỏ thái độ?

Chuyên gia Dương Danh Dy: Tôi nghĩ, câu hỏi đã nói rõ phần nào rồi. Nhưng tôi xin nói thêm. Thái độ của Trung Quốc đối với Biển Đông bắt đầu chuyển biến từ tháng Hai, tháng Ba năm 2009 đã có những biến chuyển xấu, như chuyện họ thành lập đoàn tàu ngư chính đi tuần tra hải đảo, xua đuổi ngư dân các nước, đâm vỡ tàu các nước.

Nhưng bắt đầu từ tháng Ba năm 2010, có một số sự kiện mà tôi nhắc lại đây để các độc giả, thính giả của RFI và các bạn khác ở trên thế giới biết rằng ngày mồng một tháng Ba năm 2010, Luật bảo vệ hải đảo nước CHND Trung Hoa chính thức được thực thi. Phân cục Biển Đông Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc, Cục Hải dương và nghề cá tỉnh Quảng Đông đã quy hoạch bảo vệ tỉnh Quảng Đông đã hoàn thành bản thảo đầu tiên và báo cáo lên trên, trong đó có việc công khai đấu thầu quyền sử dụng một hai hòn đảo không có người ở thuộc tỉnh này. Tôi đã cảnh báo tin này. Nhưng hình như dư luận thế giới không chú ý tin này lắm. Và gần đây tỉnh Hải Nam cũng đề xuất vấn đề trên, Quảng Đông không liên quan đến Biển Đông nhưng Hải Nam thì động chạm trực tiếp tới các nước có liên quan rồi.

Cũng trong tháng Ba, Trung Quốc đã ngầm nói với James Steinberg (Thứ trưởng Ngọai giao Mỹ) rằng Trung Quốc đặt Biển Đông là khu vực lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Lúc đó, họ chỉ nói ngầm thôi. Nhưng đến ngày 13/07/2010, Tần Cương, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc mới đưa ra định nghĩa rõ ràng: Chủ quyền, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích phát triển quốc gia đều thuộc lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Trước đây, Trung Quốc chỉ quy định Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương là lợi ích cốt lõi của họ. Và bây giờ Biển Đông đã được nhà cầm quyền Trung Quốc tuyên bố cũng thuộc phạm vi trên.

Đây là lần đầu tiên, Biển Đông được Bắc Kinh chính thức coi là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Cần phải thấy, từ ngữ «cốt lõi» ẩn chứa hàm nghĩa khi lợi ích này bị xâm phạm thì Trung Quốc sẽ dùng vũ lực để bảo vệ. Rõ ràng là Trung Quốc đã và đang có sự chuẩn bị ráo riết về các mặt cho công việc này.

Cho nên trước thái độ hung hăng, ngang ngược, bá quyền của Trung Quốc như vậy ở Biển Đông, tất nhiên, các nước ASEAN và cả người Mỹ nữa phải có một sự nhìn nhận lại và thấy rằng không thể không tìm cách, không có biện pháp để đối phó với ý đồ bành trướng, bá quyền đó.

.

RFI: Cách nay vài ngày, Trung Quốc đã có phản ứng về những đề nghị của ASEAN và của Mỹ cần phải tiến hành đàm phán và giải quyết hòa bình và cần phải tôn trọng quyền tự do thông thương đường biển, trên không ở khu vực Biển Đông. Trung Quốc phản đối việc quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Anh nhận định thế nào về phản ứng của Trung Quốc, liệu Trung Quốc dám dùng vũ lực để bảo vệ quyền lợi của mình hay không ?

Chuyên gia Dương Danh Dy: Tôi xin nói thẳng rằng người Trung Quốc đã sẵn sàng. Trong một bài viết cách đây cũng khá lâu, tôi đã cung cấp thông tin là 92% dân mạng Trung Quốc đồng ý dùng vũ lực để giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông. Lúc đó, dân mạng có khoảng 380 triệu. Hiện nay là 420 triệu. 90% của 400 triệu tức là có khoảng 360 triệu dân mạng Trung Quốc sẵn sàng. Dân mạng Trung Quốc, theo tôi, phần đông là những người trẻ, có tri thức, có hiểu biết mà họ còn quan niệm như vậy.

Gần đây, ông Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, trong một buổi phát biểu nội bộ, đã nói rằng chúng ta phải sẵn sàng cả hai tay. Cả hòa bình, cả chiến tranh và tay nào cũng phải cứng. Cho nên, chuyện Trung Quốc dùng vũ lực ở Biển Đông không phải là chuyện có thể mà khả năng chắc chắn có thể xẩy ra nếu như tham vọng bành trướng và bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông không bị ngăn chặn.

Quay lại Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông mà ASEAN ký với CHND Trung Hoa năm 2002, tôi phải nói thẳng là những người lãnh đạo ASEAN lúc đó đã có cái nhìn khá xa về âm mưu của Trung Quốc ở Biển Đông. Cho nên, trong điều 5 có viết là các bên cam kết tự kiềm chế, không tiến hành các hoạt động làm phức tạp và gia tăng tranh chấp, ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định, v.v. kể cả không tiến hành các hoạt động đưa người đến sinh sống trên các đảo, bãi đá ngầm, bãi cát ngầm, dải đá ngầm và những cấu trúc khác hiện chưa có người sinh sống.

Như vậy, ngay từ năm 2002, người ta đã dự tính đến chuyện này và đến năm 2010, cái điều mà Tuyên bố ứng xử đã đề phòng, e ngại, thì bây giờ xảy ra. Trung Quốc công khai tuyên bố là họ sẽ bán đấu thầu quyền sử dụng những đảo không có người ở tại Biển Đông.

.

RFI: Đứng trước phản ứng dữ dội và quyết liệt của Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông, theo anh nhận định thì Mỹ sẽ có thái độ ra sao?

Chuyên gia Dương Danh Dy: Vừa rồi, người ta cứ nói là ASEAN đoàn kết, rồi Mỹ trở lại. Nói rất nhiều về chuyện này. Theo tôi, đúng là nội bộ ASEAN là một khối đoàn kết thống nhất và càng ngày càng đoàn kết thống nhất hơn.

Nhưng một trong những nguyên nhân đẩy mạnh sự đoàn kết và thông cảm trong nội bộ khối ASEAN chính là do tác nhân Trung Quốc. Việc Mỹ quay trở lại Biển Đông, tuyên bố mạnh mẽ hơn về Biển Đông là chính do người Trung Quốc gây ra, chứ không phải do ai cả.

Ngày 07/07 vừa rồi, tôi dự Hội thảo Việt-Mỹ nhân dịp 15 năm hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao, ông Đại sứ của Mỹ tại Việt Nam tuyên bố thái độ rất là mập mờ, nước đôi về Biển Đông. So với những tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ bà Hillary Clinton trong cuộc họp với các Ngoại trưởng ASEAN thì khác hẳn. Rõ ràng là Mỹ đã tiến một bước rất dài trong vấn đề này.

Theo tôi, ngoài những nguyên nhân lợi ích của Mỹ sẽ bị động chạm nếu Trung Quốc tiến hành những việc mà họ đã tuyên bố ở Biển Đông, thì mọi việc do chính Trung Quốc gây ra. Nếu Trung Quốc không có tuyên bố, không có hành động như vậy, tôi nói thẳng, chưa chắc là Mỹ có sự quay trở lại và đã có những tuyên bố mạnh mẽ như vậy.

.

RFI: Xem xét sự ràng buộc về quyền lợi giữa Mỹ và Trung Quốc, nhìn về quá khứ, anh có nghĩ rằng một số nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, vẫn có thể có hoài nghi về thái độ của Mỹ đối với Trung Quốc ?

Chuyên gia Dương Danh Dy: Là người có quá trình theo dõi quan hệ Trung-Mỹ từ những năm 50 và đặc biệt là từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ đến nay, tôi thấy quan hệ Trung-Mỹ có nhiều vấn đề phải nghiên cứu. Nhìn vào quan hệ Trung-Mỹ, đối với người Việt Nam cũng như với một số nước khác trong ASEAN, như Philippines chẳng hạn, thì đúng là còn những nghi hoặc, còn chưa tin người Mỹ.

Tôi xin nói thật, người Mỹ tính toán rất sòng phẳng, rất tàn nhẫn. Khi thấy không có lợi là lập tức họ cắt cầu, không còn tình, còn nghĩa gì cả.

Mặc dù không muốn khơi lại chuyện cũ, tôi vẫn xin đưa ra thí dụ. Khi thấy tình hình Nam Việt Nam không xong, sẽ thất bại, thì người Mỹ sẵn sàng từ bỏ mọi cam kết.

Tháng Giêng năm 1974, họ bật đèn xanh cho người Trung Quốc xâm chiếm, lấy nốt nửa Hoàng Sa của Việt Nam, từ tay chính quyền Sài Gòn, cũng là do Mỹ bực tức, hậm hực trước thất bại ở Việt Nam.

Tháng Giêng năm 1979, ông Đặng Tiểu Bình sang thăm Mỹ, gặp Tổng thống Carter đã nói rõ là sẽ đánh Việt Nam. Tổng thống Mỹ lúc đó không dám phản đối, không dám can thiệp, thậm chí còn giữ im ý đồ đó, không cho thế giới biết. Những việc này làm cho người Việt Nam không tin.

Đối với Philippines, hiện nay, Mỹ vẫn coi là đồng minh. Mọi người đều biết trước đây, căn cứ quân sự của Mỹ đóng tại Philippines, v.v.

Cho nên, tôi cho rằng nếu Trung Quốc cho Mỹ một lợi ích gì đó, lớn hơn Biển Đông thì chắc chắn là người Mỹ không từ chối và lúc đó, người ta cũng sẽ bỏ Biển Đông. Chỉ có điều là hiện nay, Biển Đông có lợi ích quá lớn mà Trung Quốc, theo tôi tính, thì không thể có gì tương xứng để cho Mỹ cả.

Mặt khác, nói cho công bằng, khi người Mỹ đã thấy ra vấn đề thì họ làm, họ sửa.

.

RFI: Đặt giả thuyết Mỹ có thái độ kiên quyết trong việc bảo vệ quyền tự do thông thương ở vùng Biển Đông và Mỹ muốn đối phó với Trung Quốc. Vậy theo anh, Mỹ có thể làm được hay không. Sở dĩ tôi nêu vấn đề này, bởi vì trong một bài phân tích gần đây, anh có nhấn mạnh đến một việc : Mỹ không hiểu Trung Quốc. Là một chuyên gia nghiên cứu từ nhiều năm nay về Trung Quốc, xin anh giải thích rõ hơn điểm này?

Chuyên gia Dương Danh Dy: Tôi phải nói thêm một điều trước khi trả lời câu hỏi này. Tại Hội nghị ở Hà Nội, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì không trả lời gay gắt lắm đâu. Báo chí chính thức, mạng chính thức của Trung Quốc cũng không phản đối gay gắt lắm đâu. Nhưng mấy hôm gần đây, tôi vào mạng và thấy, từ ông Dương Khiết Trì cho đến tất cả các báo chính thức, Hoàn cầu thời báo, báo Nhân dân, các báo mạng quân sự của Trung Quốc, đều phê phán Mỹ trở lại Biển Đông, phê phán Việt Nam lợi dụng danh nghĩa chủ tịch ASEAN để lôi kéo Mỹ trở lại Đông Nam Á, v.v.

Biển Đông là lợi ích sống còn của Mỹ, rất thiết thân cho Mỹ và các đồng minh của Mỹ. Biển Đông mà phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc hay Biển Đông có chiến tranh, có nổi sóng, thì Mỹ không yên. Cho nên, chúng tôi tin vào sự trở lại của nước Mỹ. Nhưng, ngoài lợi ích mà Trung Quốc có thể cho Mỹ, lớn hơn cả Biển Đông, thì tôi còn ngại một điểm nữa. Tức là người Mỹ, các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách của Mỹ nghiên cứu về Trung Quốc chưa sâu và chưa thấy hết, xin lỗi là tôi phải dùng cái chữ âm mưu, thủ đoạn, những sách lược trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc.

Tôi muốn đưa một ví dụ về kinh tế. Khi người Mỹ thấy rằng giá của đồng nhân dân tệ không đúng với thực tế, cho nên Trung Quốc rất có lợi, thì mỗi lần bị ép, Trung Quốc chỉ nhích lên, tăng lên một tí. Thế là làm cho các nhà hoạch định chính sách Mỹ hả hê: À hóa ra Trung Quốc cũng nhượng bộ mình đây. Nhưng thực ra, giá trị vừa rồi họ nâng giá là 0,43%, trong khi đó, ông Obama nói là đồng Nhân dân tệ phải nâng lên 20% thì mới đúng giá trị thực của nó. Hay là khi thặng dư mậu dịch của Trung Quốc đối với Mỹ quá cao, Mỹ phàn nàn, thì lập tức họ đặt một đơn hàng một vài tỷ đô la về máy bay Boeing thế là Mỹ hài lòng, cho rằng Trung Quốc nhượng bộ. Nhưng thực ra, Trung Quốc vẫn giữ phần lợi về họ.

Còn trong việc đánh giá Trung Quốc, trong bài góp ý với ông (Joseph) Nye, tôi xin mạn phép nói lại. Ông Nye có nói rằng muốn hạn chế Trung Quốc thì phải làm cho Trung Quốc thấy cái giá mà họ phải trả là đắt. Nhưng tôi đã nói lại rằng với người Mỹ, với chúng ta, ai cũng nghĩ sinh mạng là cái giá đắt nhất. Người Mỹ khi hy sinh đến 50 000 ở Việt Nam là thấy ớn rồi. Hơn 10 000 ở Afghanistan là thấy ớn rồi. Nhưng người Trung Quốc thì từ ông Mao Trạch Đông, cho đến ông Đặng Tiểu Bình và cho đến ông Trì Hạo Điền bây giờ, người ta sẵn sàng hy sinh một nửa dân Trung Quốc. Người ta không sợ. Một nửa dân Trung Quốc thời Mao Trạch Đông là 300 triệu người. Thời ông Đặng Tiểu Bình là 500 triệu người. Thời ông Trì Hạo Điền hiện nay là 700 triệu người. Cho nên người Mỹ đánh giá Trung Quốc không đúng.

Có mấy vị Giáo sư rất nổi tiếng mà tôi không tiện nêu tên, hy vọng rằng với những số sinh viên đi học ở Mỹ, ở Tây Âu về thì sẽ cải thiện được tình hình dân chủ ở Trung Quốc. Tôi đã chỉ ra rằng, 30 năm mở cửa của Trung Quốc, thì những người tốt nghiệp đầu tiên đã có 25 năm, tức là một phần tư thế kỷ công tác ở Trung Quốc. Liệu đã có ai vào được Bộ Chính trị (Đảng cộng sản Trung Quốc) trong số những người này chưa? Liệu có ai vào Trung ương chưa? Liệu có ai làm được Bộ trưởng chưa? Có thay đổi được không khí dân chủ ở Trung Quốc hay không?

Tôi xin nói thật. Dân Trung Quốc rất tốt, rất anh hùng, rất vĩ đại. Nhiều người đối xử rất khảng khái, vô tư, anh hùng, trượng nghĩa. Tôi ở Trung Quốc nhiều năm, tôi biết. Nhưng tôi có cảm giác, đã là người lãnh đạo của Trung Quốc thì có thể nói là 99,9% trong số họ luôn luôn đại diện cho lợi ích nước lớn. Bây giờ đương là lúc Trung Quốc giấu mình chờ thời. Họ rút kinh nghiệm cái thời Mỹ và Liên Xô đấu tranh với nhau về hệ tư tưởng, chính trị thì thành phe thành khối, quân sự thì thành Vacsava, thành NATO, v.v. Cứ đối nhau chan chát. Cuối cùng, Liên Xô thua Mỹ. Cho nên bây giờ, họ không dại gì đối đầu trực diện với Mỹ. Những cái nào họ thấy chưa đủ lực, chưa đủ sức, chưa hợp thời cơ để đấu Mỹ thì họ vui lòng khuất phục, họ cam chịu.

Nhưng tôi tin rằng cái thời kỳ đó không còn dài nữa. Bởi vì ngay trong nội bộ người Trung Quốc, chúng ta đã thấy những khuynh hướng hiếu chiến rất rõ. Cuốn «Người Trung Quốc có thể nói không», xuất bản cuối thế kỷ trước, và gần đây nhất là cuốn «Người Trung Quốc không vui» cũng đều cho thấy tư tưởng bá quyền.

Tôi xin nói thêm, bài của Thượng tướng Trì Hạo Điền, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc viết gần đây mà tôi đã giới thiệu, tôi đã dịch ra tiếng Việt, để cho thấy rằng phái diều hâu, phái chủ chiến ở Trung Quốc rất mạnh. Cho nên tôi thực lòng mà nói với các bạn Mỹ là đừng ảo tưởng đối với một số người lãnh đạo Trung Quốc.

---------------------------------

Phụ lục:

.

Chuyên gia quân sự Trung Quốc:

‘Trung Quốc có thể dùng quân sự trong vấn đề Biển Đông’

Quỳnh Anh (theo Xinhua)

Cập nhật lúc 16:06, Thứ Sáu, 30/07/2010 (GMT+7)

http://vietnamnet.vn/chinhtri/201007/TQ-co-the-dung-quan-su-trong-van-de-Bien-Dong-925743/

Dẫn bản tin trên trang nhất tờ nhật báo Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) ngày 29/7, Tân Hoa xã cho hay, cuộc tập trận diễn ra hôm 26/7, với sự tham gia của nhiều nhóm tàu chiến, tàu ngầm và máy bay chiến đấu.

VietNamNet giới thiệu bài viết dưới đây như một tư liệu tham khảo. Mời bạn đọc cùng thảo luận

.

PLA "sẵn sàng cho các cuộc đụng độ quân sự lớn"

Theo kịch bản diễn tập, tàu chiến và tàu ngầm thuộc Hạm đội Biển Đông của hải quân Trung Quốc bắn tên lửa dẫn đường nhằm vào các mục tiêu trên biển, trong khi máy bay chiến đấu thực hiện kiểm soát không phận. Tuy nhiên, bản tin không nói rõ địa điểm chính xác của cuộc tập trận cũng như số tàu chiến tham gia.

Giám sát cuộc tập trận này có Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, Trần Bỉnh Đức. Ông Đức cho biết, PLA đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến và chuẩn bị "sẵn sàng cho các cuộc đụng độ quân sự lớn".

Cuộc tập trận diễn ra chỉ ba ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố tại Diễn đàn an ninh khu vực (ARF), rằng Mỹ có lợi ích quốc gia trong “việc tự do đi lại, tự do đi vào vùng biển chung của châu Á, và tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông".

Biển Đông được đánh giá là chứa nhiều tài nguyên như dầu khí và đá cháy, có nhiều tuyến hàng hải quan trọng và là nơi đang tồn tại những tranh chấp về chủ quyền.

Theo tờ Văn hối báo của Hồng Kông dẫn quan điểm của các chuyên gia quân sự Bắc Kinh, cuộc diễn tập và phát biểu của ông Đức cho thấy, PLA sẽ dùng biện pháp quân sự trong vấn đề Biển Đông trong tương lai, đồng thời cũng để thể hiện sức mạnh quân sự nhằm hậu thuẫn cho các biện pháp ngoại giao.

Quân đội Trung Quốc trong thời gian gần đây tiến hành một loạt tập trận trên biển hoặc ở duyên hải. Đầu tháng này, PLA tập trận bắn đạn thật trên vùng biển Hoa Đông. Báo chí Trung Quốc hôm qua cũng tiết lộ hai cuộc diễn tập ở gần Hoàng Hải.

Tân Hoa xã dẫn lời chuyên gia quân sự Lưu Giang Bình cho biết, sở dĩ quân đội Trung Quốc gần đây tiến hành nhiều cuộc diễn tập như vậy là vì sức ép quân sự đối với Trung Quốc đang tăng lên, nên nước này cần nâng cao số lần cũng như mức độ huấn luyện.

Chùm ảnh trên Xinhuanet.com về tập trận của Trung Quốc:

http://boxitvn.wordpress.com/2010/07/31/khng-nn-coi-nh%e1%ba%b9-phi-di%e1%bb%81u-hu-t%e1%ba%a1i-trung-qu%e1%bb%91c/

.

.

.

TRẬN CHIẾN VỀ BIỂN ĐÔNG

Trận chiến về Biển Đông

Đăng bởi anhbasam on 31/07/2010

http://anhbasam.com/2010/07/31/596-tr%e1%ba%adn-chi%e1%ba%bfn-v%e1%bb%81-bi%e1%bb%83n-dong/

The Wall Street Journal

Trận chiến về Biển Đông

Bà Hillary Clinton bảo vệ các nước láng giềng của Trung Quốc trong khu vực.

28-07-2010

Bà Hillary Clinton đã dám liều lĩnh đưa ra các đề nghị trấn an về Biển Đông [nguyên văn: Biển Nam Trung Hoa] tại Hội nghị Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) ở Hà Nội tuần qua. Ngay sau đó, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã mắng như tát nước vào mặt Ngoại trưởng Mỹ, và các bài xã luận khó tiêu từ các phương tiện truyền thông nhà nước [Trung Quốc] đăng rất nhanh. Nghe, nghe đây: cuối cùng Hoa Kỳ đã chiến đấu chống lại sự bắt nạt của Trung Quốc ở Đông Nam Á.

Bà Clinton kêu gọi tạo ra quy tắc ứng xử ràng buộc cho sáu nước đòi chủ quyền các đảo tranh chấp trên Biển Đông, gồm có Trung Quốc, cũng như quy trình một thể chế để giải quyết việc đòi chủ quyền. Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia trong việc tự do đi lại, tự do đi vào vùng biển chung ở châu Á và tôn trọng luật pháp quốc tế trên Biển Đông“, bà Clinton nói.

Điều này dường như hợp lý, bởi vì một phần ba [hàng hóa] vận chuyển quá cảnh trên thế giới đi qua Biển Đông, vùng biển có ngư trường giàu có, và đáy biển được cho là có trữ lượng dầu khí rất lớn. Nhưng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì đã xem điều này như là một cuộc “tấn công” vào Trung Quốc, nói rằng “chẳng ai tin rằng có bất cứ điều gì đang đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Đó không phải là điều người Đông Nam Á thấy như vậy. Việt Nam đã tìm cách đưa quy tắc ứng xử trên Biển Đông vào chương trình nghị sự tại hội nghị ARF, với sự phản đối của Trung Quốc. Trung Quốc đã đẩy Việt Nam ra khỏi một trong những đảo trên quần đảo Trường Sa vào năm 1988 trong một trận hải chiến, đã lấy đi hơn 70 mạng sống của người Việt, và đã có những xung đột trong thời gian gần đây.

Trung Quốc đã thành lập một phương pháp hoạt động đáng lo ngại trên vùng biển này, đôi khi được gọi là “nói chuyện và lấy đi”. Năm 1992, Bắc Kinh đã ký Tuyên bố ASEAN về Biển Đông, được thiết kế để bảo vệ nguyên trạng. Nhưng ba năm sau đó, họ chiếm Đá Vành Khăn từ Philippines và cuối cùng xây dựng một tiền đồn quân sự ở đó.

Các đảo tranh chấp đang nóng lên một lần nữa vì các viên chức và học giả Trung Quốc đã bắt đầu xếp loại việc đòi chủ quyền của đất nước như một phần “lợi ích cốt lõi” của họ, việc phân loại trước đây dành cho Tây Tạng và Đài Loan. Trên bản đồ Trung Quốc, họ vẽ một đường hình chữ U quanh biển, gần như toàn bộ, xâm lấn thềm lục địa các quốc gia khác. Việc đòi chủ quyền lịch sử các hòn đảo của Bắc Kinh thì mong manh và có lẽ Trung Quốc sẽ không chịu được sự giám sát theo Công ước LHQ về Luật Biển mà Trung Quốc đã ký.

Đáng quan tâm hơn nữa đối với các cường quốc ven biển mà không trực tiếp đòi chủ quyền các đảo là nguyên tắc tự do đi lại. Năm ngoái, tàu thuyền Trung Quốc đã tìm cách quấy rối tàu giám sát Hải quân Mỹ, chiếc USNS Impeccable, trên vùng biển quốc tế ở phía Nam đảo Hải Nam. Trong tháng này, Bắc Kinh đe dọa Hoa Kỳ không được gửi tàu sân bay USS George Washington vào vùng biển Hoàng Hải để tập trận. Về cơ bản Trung Quốc muốn mở rộng lãnh hải của họ, thường là 12 dặm, bao gồm toàn bộ vùng đặc quyền kinh tế, trải dài 200 dặm.

Chỉ có sự tham gia của Hoa Kỳ có thể làm cho Asean đủ tự tin để cương quyết đòi Bắc Kinh tuân theo luật pháp quốc tế. Sau nhiều năm Washington xoa dịu Bắc Kinh, sự nguy hiểm qua việc cho phép Trung Quốc bắt nạt các nước láng giềng của họ dường như suy giảm. Chắc chắn là sẽ có nhiều sự va chạm xảy ra, nhưng Asean và bạn bè có một cơ hội đoàn kết, để Bắc Kinh thấy rằng việc đòi chủ quyền của họ là không thể chấp nhận.

Ngọc Thu dịch

Nguồn: http://online.wsj.com/article/SB10001424052748703977004575392631691738648.html

.

.

.

TRUNG QUỐC : ĐÃ ĐẾN LÚC CHỐNG LẠI CÁC THỦ ĐOẠN CỦA HOA KỲ

Trung Quốc :

Đã đến lúc chống lại các thủ đoạn của Hoa Kỳ

Đăng bởi anhbasam on 30/07/2010

http://anhbasam.com/2010/07/30/595-da-d%e1%ba%bfn-luc-ch%e1%bb%91ng-l%e1%ba%a1i-cac-th%e1%bb%a7-do%e1%ba%a1n-c%e1%bb%a7a-hoa-k%e1%bb%b3/

Đôi lời: Để hiểu thêm miệng lưỡi, gan ruột bá quyền bành trướng, mời bà con coi bài dưới đây. Các tên gọi Biển Đông, Trường Sa được dịch nguyên văn là Biển Nam Trung Hoa, Nam Sa, cũng để phù hợp với luận điệu của người viết cũng như của cái đảng, chính phủ “láng giềng hữu nghị”, “16 chữ vàng, 4 tốt” đó.

-------------------------

Tân Hoa Xã

Đã đến lúc chống lại các thủ đoạn của Hoa Kỳ

Li Bing

29-07-2010

BẮC KINH, ngày 29 tháng 7 (Tân Hoa xã) – Xúi giục các nước Đông Nam Á về vấn đề Biển Nam Trung Hoa là một bước khởi đầu nhằm mục đích ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Biển Nam Trung Hoa là vùng biển với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và có ý nghĩa chiến lược đối với Trung Quốc trong một ý nghĩa về địa chính trị.

Các bế tắc hiện nay trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên Biển Nam Trung Hoa đang được khai thác như một lý do cần thiết cho sự can thiệp bên ngoài.

Tại Diễn đàn Khu vực ASEAN tổ chức tại Việt Nam ngày 23 tháng 7, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói rằng, giải quyết vấn đề Biển Nam Trung Hoa là “quan trọng cho sự ổn định khu vực” và đề xuất một cơ chế quốc tế để giải quyết tranh chấp.

Hoa Kỳ là cường quốc bên ngoài lớn nhất cản trở việc giải quyết hòa bình về vấn đề Biển Nam Trung Hoa.

Chính phủ Obama điều chỉnh chính sách Đông Nam Á của Washington trong một nỗ lực gây thiện cảm với các nước ASEAN. Hoa Kỳ đang cố gắng gia tăng ảnh hưởng trong khu vực để ngăn cản Trung Quốc bằng cách can thiệp qua Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với ASEAN.

Washington đã tăng cường hợp tác quân sự trong khu vực, lén lút xúi giục và hỗ trợ một số nước xung quanh để tranh giành quần đảo Nam Sa, và đã cử tàu hải quân đến vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc để tiến hành các cuộc khảo sát bất hợp pháp.

Giải quyết vấn đề Biển Nam Trung Hoa có ý nghĩa lớn cho sự phát triển hòa bình của Trung Quốc. Theo như vấn đề an ninh quốc gia quan tâm, kiểm soát toàn bộ vùng biển có thể cho phép hải quân Trung Quốc bảo vệ vùng biển của chúng ta tốt hơn. Nó cũng giúp ích trong việc duy trì an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Cố gắng quốc tế hóa vấn đề Biển Nam Trung Hoa, Mỹ muốn hoãn lại việc giải quyết để ngăn cản sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Mỹ có nhiều quyền lợi ở Đông Nam Á.

Về mặt chiến lược, Washington muốn khu vực Đông Nam Á hình thành trung tâm “liên minh chiến lược châu Á”, gồm Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Ấn Độ.

Về mặt chính trị, Mỹ vẫn tiếp tục xuất khẩu “dân chủ” và các giá trị phương Tây sang các nước Đông Nam Á.

Về mặt kinh tế, Hoa Kỳ có quan hệ chặt chẽ với khu vực Đông Nam Á trên phương diện thương mại, tài chính, đầu tư và xem xét một thị trường quan trọng thứ hai ở nước ngoài, nhà cung cấp tài nguyên và điểm đến đầu tư.

Về mặt quân sự và an ninh, Hoa Kỳ muốn thiết lập các căn cứ quân sự nhiều hơn và tích cực can thiệp vào các vấn đề an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tất cả các bên trong khu vực thèm muốn trữ lượng dầu lửa và khí đốt tương đối giàu có ở Biển Nam Trung Hoa, đặc biệt là Hoa Kỳ, là nước mong muốn kiểm soát các nguồn năng lượng trên toàn thế giới, mà họ không bao giờ do dự để khởi động một cuộc chiến tranh.

Do đó, Mỹ đã thực hiện các nỗ lực tuyệt vời để làm phức tạp, kéo dài và quốc tế hóa vấn đề Biển Đông và họ đang cố gắng để làm cho vùng biển này là vùng biển quốc tế để họ cố tình tham gia khai thác dầu trong khu vực.

Ngoài ra, thông qua hợp tác với các công ty dầu của Việt Nam, Malaysia và Philippines, các công ty dầu khổng lồ của Mỹ đã tham gia khai thác dầu khí tại Biển Nam Trung Hoa và quân đội Hoa Kỳ tuyên bố rằng đó là nhiệm vụ cung cấp an ninh cho các công ty này.

Hoa Kỳ có một lợi ích quốc gia trong việc đi lại trên Biển Nam Trung Hoa. Để bảo đảm kiểm soát các tuyến đường biển quan trọng, Hoa Kỳ không muốn thấy Trung Quốc hợp tác với các nước có liên quan khác để giải quyết vấn đề.

Ngược lại, qua việc giám sát Trung Quốc với cường độ cao về các tàu chiến, máy bay và tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung với một số quốc gia, Mỹ đang ngăn cản một giải pháp hòa bình về vấn đề này.

Vấn đề Biển Nam Trung Hoa không chỉ quan tâm trong việc tranh đua về quyền tài phán của các hòn đảo và đá ngầm, phân định vùng đặc quyền kinh tế và phân chia tài nguyên biển, mà còn liên quan đến sự an toàn trên các tuyến đường biển chiến lược của Trung Quốc và phát triển lâu dài. Vì vậy, vấn đề cần phù hợp với tầm quan trọng chiến lược như mối quan tâm an ninh quốc gia.

Một điều kiện tiên quyết quan trọng để thúc đẩy học thuyết “gác tranh chấp qua một bên và cùng khai thác” đó là Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo trên Biển Nam Trung Hoa. Gác tranh chấp sang một bên không có nghĩa là hoãn vô thời hạn, và cũng không phải từ bỏ chủ quyền.

Trung Quốc cần phải tăng cường quản lý thuỷ sản, giám sát hàng hải để bảo vệ quyền và lợi ích của ngư dân Trung Quốc, xua đuổi các tàu nước ngoài khảo sát bất hợp pháp, đòi chủ quyền trên Biển Nam Trung Hoa và ngăn cản các hành động của những kẻ khác cướp bóc tràn lan các nguồn lực của chúng ta.

Trung Quốc kiên định trong việc giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình với các nước láng giềng. Trung Quốc không bao giờ bắt nạt kẻ yếu. Đồng thời, Bắc Kinh sẽ không bao giờ cho phép các lực lượng bên ngoài, như Hoa Kỳ, can thiệp vào vấn đề này.

Tác giả là một cựu chuyên viên nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế, trường Trung ương Đảng.

——–

Ngọc Thu dịch

Nguồn: http://news.xinhuanet.com/english2010/indepth/2010-07/29/c_13420374.htm

.

.

.

HILLARY THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC

Hillary Clinton thay đổi chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc

Đăng bởi anhbasam on 30/07/2010

http://anhbasam.com/2010/07/30/594-hillary-clinton-thay-d%e1%bb%95i-chinh-sach-c%e1%bb%a7a-m%e1%bb%b9-d%e1%bb%91i-v%e1%bb%9bi-trung-qu%e1%bb%91c/

Forbes

Hillary Clinton thay đổi chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc

Ngoại trưởng quay 180 độ đối với Bắc Kinh

Gordon G. Chang

28-07-2010

.

Hôm thứ Sáu, Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton tuyên bố rằng giải pháp hòa bình trong việc cạnh tranh đòi chủ quyền trên Biển Đông là sự “quan tâm quốc gia” của Hoa Kỳ. “Hoa Kỳ hỗ trợ quá trình hợp tác ngoại giao của tất cả các nước tranh chấp trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ khác nhau mà không cần cưỡng chế”, bà nói tại Hà Nội trong một cuộc họp an ninh khu vực tại Diễn đàn khu vực Asean. Chúng tôi phản đối việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực của bất kỳ nước tranh chấp nào”.

Bắc Kinh đã phản ứng ngay. Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì mô tả ý kiến của bà Clinton là “một cuộc tấn công vào Trung Quốc”, và trong một ý nghĩa nào đó, ông ấy đúng. Trung Quốc đã tuyên bố một cách chính thức rằng tất cả vùng biển là của riêng của họ. Làm như thế, Bắc Kinh nói rằng họ có chủ quyền đối với thềm lục địa của Việt Nam, Brunei, Malaysia, Indonesia, Đài Loan và Việt Nam. Hầu hết các tuyên bố của Trung Quốc là vô căn cứ, và một số [tuyên bố] là lố bịch. Đó có lẽ là lý do tại sao Trung Quốc đã phải sử dụng đến bạo lực để giật lấy các hòn đảo và đảo nhỏ từ những nước đòi chủ quyền khác. Trung Quốc chiếm giữ phía Tây quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam vào năm 1974 và Đá Vành Khăn từ Philippines vào năm 1995.

Bắc Kinh đã chọn cách tiếp cận mềm mỏng hơn bằng cách ký vào một quy tắc ứng xử đa quốc gia năm 2002. Các nỗ lực gần đây của Trung Quốc được xem như thành công trong việc giành quyền kiểm soát bằng cách ngăn cản các nước đòi chủ quyền khác tập họp thành một nhóm với nhau. Một cách thâm độc, Trung Quốc duy trì chính sách chỉ tham gia đàm phán song phương để có thể sử dụng sức mạnh của họ nhằm đạt được lợi thế tối đa.

Tuy nhiên, dù sao Trung Quốc đã gặp phải sự phản kháng từ các quốc gia trong khu vực – đặc biệt là Việt Nam – cho nên họ đã thay đổi chiến thuật trong thời gian gần đây. Khi ông Jeffrey Bader, viên chức hàng đầu châu Á thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia [Hoa Kỳ], và ông James Steinberg, Phó Ngoại trưởng, đã đến Bắc Kinh hồi tháng 3, các viên chức Trung Quốc lần đầu tiên nói [với hai viên chức Hoa Kỳ] rằng Biển Đông là một trong những “lợi ích cốt lõi” của đất nước họ và rằng họ sẽ không cho phép sự can thiệp của người Mỹ ở đó.

Bắc Kinh cố gắng tô vẽ các lời nói của bà Clinton là chính Hoa Kỳ xen vào khu vực này, nhưng điều đó không thể đi xa hơn nữa từ sự thật. Cho đến nay, Washington hầu như mù tịt về những nỗ lực của Trung Quốc để biến Biển Đông thành “cái hồ của Trung Quốc”. Hoa Kỳ đã bỏ qua sự chiếm đoạt lãnh thổ của Bắc Kinh và thậm chí đã làm rất ít để bảo vệ ExxonMobil khi năm 2008, Trung Quốc đã hăm doạ công ty này tham gia một hợp đồng thăm dò dầu khí ở Biển Đông với công ty năng lượng của chính phủ Việt Nam, PetroVietnam. Ở khu vực lân cận, hầu như Hoa Kỳ đã không làm gì để ngăn chặn hải quân Trung Quốc quấy rối tàu chiến Nhật Bản, như họ đã làm gần đây nhất hồi tháng 4, và ngăn chặn tàu ngầm Trung Quốc thường xuyên vi phạm vùng biển Nhật Bản, mà họ đã và đang làm trong thập niên này.

Tóm lại, Mỹ có vẻ như đã thừa nhận nhu cầu của Trung Quốc kiểm soát ở Biển Đông. Bắc Kinh đã quá liều lĩnh trong những tháng gần đây, tuy nhiên các quốc gia trong khu vực đang tìm cách chống lại Trung Quốc. Mặc dù tất cả các nước cùng nhau tìm kiếm sự an toàn, vả lại không nước nào muốn làm Bắc Kinh bực mình bằng cách dẫn đầu ở phía trước.

Trong một cuộc họp giữa các thành viên Asean và ông Dương Khiết Trì trước khi bà Clinton đến Hà Nội, chỉ có Philippines sẵn sàng nêu lên vấn đề Biển Đông. Có tin đồn rằng bà Clinton sẽ có lập trường cứng rắn, tuy nhiên, 11 người (tức đại diện cho 11 nước) tham gia đã ra tuyên bố về vấn đề này. Không có gì lạ khi Trung Quốc cảm thấy họ đã bị phục kích tại thủ đô Việt Nam. Liệu đó có là một cái bẫy hay không, bà Clinton, trong giờ phút đẹp nhất của mình với tư cách Ngoại trưởng, đã lãnh đạo ở Đông Nam Á.

Và ở Bắc Á cũng vậy. Học thuyết Clinton – Có quá sớm để gọi như thế chăng? – Cũng sẽ trấn an Nhật Bản và Nam Hàn, hai đồng minh quân sự chính thức của Hoa Kỳ, rằng Washington ở châu Á và sẽ ở lại.

Cho đến nay, cả hai quốc gia đang lưỡng lự khi có vẻ như Tổng thống Obama sẽ đi theo cách tồi tệ nhất về các chính sách “cam kết” của người tiền nhiệm của ông. Đặc biệt nguy hiểm là tại hội nghị thượng đỉnh ở Bắc Kinh hồi tháng 11, dường như ông đã xác nhận – với Trung Quốc cũng như những nước khác – rằng Trung Quốc giờ đây mạnh hơn Hoa Kỳ. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà giới chức Trung Quốc thể hiện sự kiêu ngạo mới chỉ vài tuần sau hội nghị thượng đỉnh, ăn mừng bắt đầu với hội nghị biến đổi khí hậu Copenhagen hồi đầu tháng 12.

Cho đến nay, Mỹ đã miễn cưỡng đối đầu với Trung Quốc như thể họ chờ đợi Bắc Kinh đảm nhận vai trò kiến thiết như một cường quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc diễn giải niềm hy vọng và sự kiên nhẫn của Washington như bằng chứng về sự yếu kém của Mỹ. Nhưng chỉ trong vài câu ngắn gọn hôm thứ Sáu, bà Clinton đã thay đổi nhận thức đó, cả trong lẫn ngoài Trung Quốc.

Tuyên bố về Biển Đông của bà được gọi là “một bước ngoặt” và một “điểm mấu chốt”. Đó là, và nó có thể kết thúc vào thời điểm bà chuyển hướng không chỉ chính sách Trung Quốc của Mỹ mà còn chính sách của Trung Quốc đối với các quốc gia trong khu vực.

Sự tiến lên phía trước mà không bị trở ngại của Bắc Kinh để thống trị toàn cầu vừa gặp phải sự kháng cự. Cuối cùng thì họ cũng đã kháng cự (*).

.

G. Gordon Chang là tác giả quyển sách The Coming Collapse of China. Ông phụ trách mục bình luận hàng tuần cho tạp chí Forbes.

———

(*) And it’s about time: nghĩa là, they finally did. They should do this before but they didn’t; and they do it now. Tức là: cuối cùng thì họ đã làm. Đáng lẽ họ nên thực hiện điều đó trước đây nhưng họ đã không làm và bây giờ thì họ thực hiện.

Ngọc Thu dịch

Nguồn: http://www.forbes.com/2010/07/28/china-beijing-asia-hillary-clinton-opinions-columnists-gordon-g-chang.html?boxes=Homepagechannels

.

.

.

THỬ BÀN VỀ SỨC MẠNH CỦA TRUNG QUỐC (1 & 2)

Thử bàn về sức mạnh của Trung QUốc – Phần 1

Nguyễn Hải Hoành

Thứ năm, 08/07/2010, 12:57(GMT+7)

http://vitinfo.com.vn/MMuctin/Quocte/LA78897/default.html

VIT - Năm nay Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai sau Mỹ. Sách "Giấc mơ Trung Quốc" nói Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc số 1 toàn cầu, sẽ lãnh đạo thế giới. Hải quân Trung Quốc với chương trình “Biển xanh” (Lam thuỷ) đang vươn ra phía Đông và phía Nam, gây lo ngại cho các nước liên quan... Vậy sức mạnh thực tế của Trung Quốc như thế nào, có phải cũng là thứ hai thế giới hay không? Đây là một vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm.

.

A. Đánh giá sức mạnh quốc gia

Trong thời đại cạnh tranh toàn cầu, việc đánh giá và xếp hạng một nhóm người, nhóm đơn vị (công ty, doanh nghiệp ...), nhóm quốc gia theo tiêu chí nào đó đã trở nên rất quan trọng, và được dư luận quan tâm. Thí dụ hàng năm các tạp chí lớn thường lập bảng danh sách người giàu nhất hoặc người có ảnh hưởng lớn đối với một nước hoặc với thế giới, bảng xếp hạng các công ty ... Việc xếp hạng các quốc gia theo tiêu chí nhân quyền, tự do tôn giáo, tham nhũng ... thường gây tranh cãi lớn, chính phủ nước bị xếp hạng xấu thường phản ứng kịch liệt.

Từ giữa thế kỷ XX các think-tank (tức tổ chức tư vấn, của tư nhân hoặc của nhà nước) phương Tây bắt đầu quan tâm điều tra nghiên cứu đánh giá và xếp hạng các nước lớn theo tiêu chí sức mạnh quốc gia hoặc sức mạnh tổng hợp của quốc gia (Comprehensive National Power, CNP).

Sức mạnh cứng: Sức mạnh quốc gia gồm phần cứng và phần mềm. Phần cứng (phần hữu hình) còn gọi là sức mạnh cứng chủ yếu gồm: - lãnh thổ (vị trí địa lý của quốc gia, tính quan trọng về giao thông, quân sự quốc tế; diện tích; địa hình, địa mạo); - tài nguyên thiên nhiên (đất đai, rừng, biển, nguồn nước, khoáng sản ...); - dân số (số lượng và chất lượng dân, cấu trúc dân cư như giới tính, độ tuổi bình quân, dân tộc, tôn giáo ...); - kinh tế, chủ yếu là GDP và cơ cấu kinh tế (tỷ lệ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp nặng, công nghiệp quân sự ...); - cơ sở hạ tầng như giao thông vận tải, thông tin liên lạc, xây dựng đô thị; - khoa học kỹ thuật; - giáo dục v.v...

Sức mạnh mềm: Phần mềm (phần vô hình) gồm: - chính quyền (có đại diện đa số dân, có hợp lòng dân, có thực hiện dân chủ, tự do, pháp trị, có tham nhũng ... hay không); - quan hệ đối ngoại với đa số các nước khác, cống hiến quốc tế; - văn hoá v.v... Phần mềm này hiện nay thường được thay bằng khái niệm sức mạnh mềm, tức khả năng một quốc gia đạt được các mục tiêu của mình thông qua sự hấp dẫn một cách tự nhiên (thay vì ép buộc hoặc dụ dỗ) đối với các quốc gia hoặc dân tộc khác. Nói cụ thể, đó là sức hấp dẫn về văn hoá, chính trị, nghệ thuật, giá trị quan, sức cảm hoá và hấp dẫn của chế độ xã hội ...Thí dụ bạn thích đọc tiểu thuyết nước nào, thích xem phim nước nào, thích hát hoặc nghe bài hát nước nào, thích nghe hoặc chơi nhạc nước nào, hoặc bạn thích đọc báo, lấy thông tin từ nước nào, bạn tin vào quan điểm của báo chí nước nào trước một vấn đề thời sự phức tạp ... có nghĩa là nước ấy có sức thu hút bạn

Khái niệm sức mạnh mềm do Joseph Nye giáo sư ĐH Harvard đề xuất và phát triển từ đầu thập niên 90, tới nay đã nhận được sự tán đồng rộng rãi của nhiều học giả, nhiều nước. Chính quyền các nước đều hết sức coi trọng xây dựng, khai thác, phát huy, tận dụng sức mạnh mềm của nước mình nhằm tăng năng lực cạnh tranh về mọi mặt của quốc gia.

Các thinhk-tank thường nghiên cứu đánh giá sức mạnh quốc gia theo tiêu chuẩn và cách tính do họ đặt ra, nguồn tư liệu sử dụng cũng khác nhau, vì thế kết quả đánh giá xếp hạng thường khác nhau và chỉ có giá trị tham khảo; ta chỉ nên dựa vào kết quả của các think-tank có uy tín.

Phương trình sức mạnh quốc gia: Có nhiều cách tính sức mạnh quốc gia. Đáng chú ý hơn cả có phương trình sức mạnh quốc gia của Ray Cline (Ray Cline’s national power equation) đưa ra năm 1975, có mô tả toán học là tích số của sức mạnh vật chất với sức mạnh tinh thần:

P = (C+E+M) × (S+W)


trong đó P là sức mạnh quốc gia hiện có (chứ không phải tiềm lực); C (Critical Mass) là khối lượng tới hạn (thực thể cơ bản); E (Economic Capability) là sức mạnh kinh tế; M (Military Capability) là sức mạnh quân sự; S (Strategic Purpose) là mục tiêu chiến lược, tức sức mạnh tinh thần; W (Will to Pursue National Strategy) là ý chí theo đuổi chiến lược quốc gia.

Cline cho rằng mấy yếu tố quan trọng nhất của sức mạnh quốc gia là lãnh thổ, số dân, sức mạnh kinh tế và sức mạnh khoa học kỹ thuật.

Ý tưởng này về sau đã được nhiều think-tank dùng để tính toán sức mạnh quốc gia. Các học giả Trung Quốc cũng đưa ra nhiều cách tính cụ thể, đều có xét tới các yếu tố cơ bản nói trên.

B. Kết quả đánh giá và xếp hạng sức mạnh quốc gia


1. Kết quả nghiên cứu điều tra của Quỹ Tự do và Hạnh phúc Hansun (Hansun Foundation for Freedom & Happiness, của Hàn Quốc) công bố tháng 8/2009.

[xem: Korea Ranks 13th in National Power Survey].

Đối tượng nghiên cứu là 20 nước công nghiệp. Các chỉ số sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia được xem xét và cho điểm theo 7 phạm trù sức mạnh cứng: - nguồn tài nguyên cơ bản (đất đai và số dân), - quốc phòng, - kinh tế, - khoa học kỹ thuật, - giáo dục, - thông tin (information), - quản lý môi trường và 6 phạm trù sức mạnh mềm: - chính quyền, - chính sách, - ngoại giao, - văn hóa, - vốn xã hội, - phản ứng với các biến đổi vĩ mô.

Từ đó cho điểm sức mạnh tổng hợp từng quốc gia theo khung tối đa 100 điểm.

Tuy khủng hoảng tài chính nhưng Mỹ vẫn xếp thứ nhất (69,15 điểm), đứng đầu 9 trong 13 phạm trù được xét, vượt xa các nước khác.

Do đông dân, đất rộng và giàu tài nguyên mà Trung Quốc xếp thứ hai về sức mạnh tổng hợp (54,73 điểm); riêng phạm trù chính trị, văn hóa và vốn xã hội thì xếp thứ nhất.

Những nước có sức mạnh tổng hợp trên 50 điểm là: Nhật (53,45), Anh (53,05), Đức (52,92), Pháp (52,16). Riêng Hàn Quốc xếp thứ 13 với 48,56 điểm.

2. Kết quả nghiên cứu điều tra của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc (think-tank lớn nhất Trung Quốc hiện nay) công bố ngày 24/12/2009 trong “Sách Vàng Tình hình quốc tế năm 2010”.

Đây là một công trình nghiên cứu công phu của tập thể đông đảo cán bộ các ngành nhằm xác định và xếp hạng sức mạnh quốc gia của 7 nước G7 và 4 nước khối BRIC – viết tắt tên của các nước Brazil, Russia (Nga), India (Ấn Độ), China (Trung Quốc). G7 hiện nay là khối quốc gia có nền kinh tế lớn nhất toàn cầu. BRIC là khối quốc gia hiện chiếm 40% số dân thế giới, tăng trưởng kinh tế từ 4 tới 10%, tương lai sẽ là đầu tàu kinh tế thế giới.

Viện KHXHTQ sử dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá gồm 5 nhân tố trực tiếp hình thành sức mạnh quốc gia là: - lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên, - số dân, - kinh tế, - quân sự, - khoa học kỹ thuật, và 4 nhân tố ảnh hưởng là: - phát triển xã hội, - tính vững bền, - an ninh và chính trị trong nước, - đóng góp quốc tế.

Sau khi tổng hợp xét các nhân tố nói trên, Sách Vàng đưa ra bảng xếp hạng sức mạnh tổng hợp của 11 nước nói trên.

Thứ tự xếp hạng như sau: Mỹ, Nhật, Đức, Canada, Pháp, Nga, Trung Quốc, Anh, Ấn Độ, Ý, Brazil.

Trung Quốc, xếp thứ 7 về sức mạnh tổng hợp, thứ 2 về sức mạnh quân sự.

Sách Vàng nhận định: Mỹ là nước lớn siêu cường có ưu thế trên nhiều mặt, “không cùng một tầng nấc” với các nước khác. Mỹ đứng đầu về 4 chỉ tiêu kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật và cống hiến quốc tế; thứ 2 về chỉ tiêu tài nguyên thiên nhiên. Về cơ bản các chỉ tiêu khác của Mỹ cũng xếp trong nhóm hàng đầu. Nhưng Mỹ đạt số điểm khá thấp về 3 chỉ tiêu phát triển xã hội, tính bền vững và chính trị trong nước.

Nước thứ hai là Nhật đứng hàng đầu trên nhiều chỉ tiêu, nhưng lại xếp ở vị trí rất thấp về 2 chỉ tiêu lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên, số dân; chỉ tiêu quân sự cũng ở nhóm cuối. Tuy vậy Sách Vàng nhấn mạnh: ở đây việc đánh giá thực lực quân sự “chỉ xét tới chỉ tiêu về lượng mà chưa xét nhân tố chất”; thực ra lực lượng quân sự Nhât có đặc điểm là ít mà tinh, “bởi vậy địa vị quân sự của Nhật trên thực tế nên ở vị trí cao hơn vị trí trong bảng”.

Nga và Trung Quốc xếp ở vị trí trung bình (6 và 7). Trên nhiều chỉ tiêu, số điểm của hai nước này đều ở nửa cuối. Nga mạnh về lãnh thổ và tài nguyên, Trung Quốc mạnh về số dân.

Về chỉ tiêu quân sự, Mỹ, TQ, Nga xếp nhất, nhì, ba.

Mỹ là siêu cường nước lớn quân sự đích thực; chi phí quân sự của Mỹ bằng 130% tổng chi phí quân sự của 10 nước còn lại.

Nga đứng đầu về trang bị vũ khí, chủ yếu vì có số lượng trang bị vũ khí rất lớn, đặc biệt xe tăng có 22800 chiếc, xếp đầu bảng; trong khi đó Mỹ, Trung Quốc mỗi nước chỉ có hơn 7000 xe tăng.

Sức mạnh quân sự tổng hợp của Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ, đó là do Trung Quốc đạt số điểm cao về số lượng binh sĩ và trang bị vũ khí.

Bảng xếp hạng này đã gây ra một cuộc tranh cãi sôi nổi về vị thế của Trung Quốc.

Nguyễn Hải Hoành

Nguồn tin của VITINFO

.

.

.

Thử bàn về sức mạnh của Trung Quốc – Phần 2

Nguyễn Hải Hoành

Thứ hai, 12/07/2010, 12:44(GMT+7)

http://vitinfo.com.vn/MMuctin/Quansu/THSK/LA79045/default.html

VIT - Giáo sư, trung tướng Lý Điện Nhân nói: “Ai có chút thường thức đều biết thực lực chúng ta (tức TQ) về căn bản không thể so đọ được với Mỹ. Khoảng cách thua kém Mỹ về kinh tế, KHKT và quân sự rất lớn. Sao mà chúng ta có thể đe doạ nước Mỹ được cơ chứ?”


Phần I: Đánh giá và xếp hạng sức mạnh quốc gia Trung Quốc
Phần II: Các bình luận về xếp hạng sức mạnh quốc gia Trung Quốc
Phần III: Sức mạnh mềm của Trung Quốc ra sao?
Phần IV: Nho giáo liệu có thể tăng được sức mạnh mềm của Trung Quốc không?


Phần II: Một số bình luận về vấn đề xếp hạng sức mạnh quốc gia Trung Quốc

Trong hai bảng xếp hạng sức mạnh quốc gia nói trên, chúng tôi thấy kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học xã hội TQ có vẻ hợp lý hơn, vì vậy sẽ tập trung bàn về bảng xếp hạng này.

Viện KHXHTQ là think-tank lớn nhất TQ, được xếp hạng thứ nhất trong các think-tank châu Á [xem: tạp chí Foreign Policy số tháng 1 và 2/2009], gồm 50 viện nghiên cứu, 260 phòng nghiên cứu, 4000 cán bộ chuyên trách. Quy mô này vượt xa các think-tank ở phương Tây: toàn bộ các think-tank nước Anh chỉ có 1000 cán bộ, cả châu Âu có chưa tới 5000 người.

“Sách Vàng tình hình quốc tế năm 2010” là kết quả của một đề tài nghiên cứu tốn khá nhiều sức người và kinh phí của Viện KHXHTQ. Dư luận TQ đã và đang sôi nổi bàn thảo về bản xếp hạng của sách này.

Một điều tra trên mạng cho thấy đa số dân TQ tán thành Sách Vàng xếp TQ thứ 7 về sức mạnh tổng hợp. Cụ thể 42,7% cho là “cơ bản phù hợp”, 36% cho là “cao”, 21,3% cho là “thấp”.

Trong bài “Vì sao sức mạnh tổng hợp của TQ kém Nhật 5 bậc?” Vương Cẩm Tư viết: sức mạnh tổng hợp của TQ xếp thứ 7 chứ không cao như sức mạnh quân sự và kinh tế – điều này có nguồn gốc là sự trì trệ trong phát triển xã hội, thiếu tính bền vững, an ninh và chính trị quốc nội lạc hậu, cống hiến quốc tế chưa nhiều.

Nhật yếu về lĩnh vực lãnh thổ, tài nguyên, số dân, là các phạm trù bẩm sinh, nhưng lại xếp hạng cao nhờ Nhật rất mạnh trên các phạm trù phi bẩm sinh, như giáo dục, KHKT, phát triển xã hội, con người.

Thí dụ Nhật từ năm 1907 đã đi đầu thế giới phổ cập giáo dục 6 năm; từ 1949 tới nay kinh phí giáo dục bao giờ cũng chiếm trên 5% GDP, trong khi TQ chỉ là 3%, chưa bao giờ thực hiện mục tiêu đã định là 4%; số người mù chữ ở TQ có thời còn nhiều hơn số dân Nhật. Năm 1995 TQ mới ban hành Luật giáo dục, sau Nhật 48 năm.

Nhật đứng đầu thế giới về kinh phí KHKT, bao giờ cũng chiếm trên 3% GDP. Tỷ lệ này của TQ nhiều năm chưa đạt mức 1,5%; riêng năm 1965 chiếm 6% ngân sách, nhưng phần lớn là để làm bom hạt nhân, tên lửa và vệ tinh.

Rõ ràng trình độ phát triển xã hội của TQ không thể xếp thứ 7 được; chỉ tiêu này và chỉ số hạnh phúc không hoàn toàn phụ thuộc vào lượng tài sản của một nước. Thời chiến tranh Thuốc phiện (1840-1842) và chiến tranh Giáp Ngọ (1894), GDP của TQ chiếm 30% tổng GDP toàn cầu nhưng xã hội khép kín, đời sống nhân dân điêu đứng, TQ đều thua trong hai cuộc chiến tranh đó.. Một khi xã hội mất hoà hợp thì mọi thứ đều biến thành số không.

Các điều kiện diện tích, số dân và tài nguyên của TQ đều ưu việt hơn Nhật mà sức mạnh tổng hợp lại kém Nhật, đó là tình trạng không bình thường. Nhiều lĩnh vực TQ chỉ hơn Nhật ở số lượng nhưng chỉ tiêu bình quân đầu người lại kém. Phần cứng về vật chất dễ vượt người ta, song việc xây dựng phần mềm như chế độ, môi trường là việc cần thời gian lâu dài hơn. Giá trị của bảng xếp hạng này chính là ở chỗ đã đánh giá TQ kém về các phạm trù phi bẩm sinh.

Một chuyên gia chiến lược quân sự TQ nổi tiếng mạnh miệng là giáo sư-thiếu tướng hải quân Trương Triệu Trung trong một lần lên truyền hình bình phẩm Sách Vàng kể trên cũng kết luận: về sức mạnh tổng hợp, TQ chỉ nên xếp hàng thứ 5-8 là tương đối hợp lý.
Riêng việc xếp hạng TQ thứ hai về sức mạnh quân sự thì lại có nhiều ý kiến khác nhau: 84,8% cho là “cao”, chỉ có 12,6% cho là “cơ bản phù hợp”, 2,6% cho là “thấp” (?).

Lý Thiếu Quân, tác giả chương cuối cùng của Sách Vàng giải thích: người TQ rất thích khái niệm sức mạnh tổng hợp, khi đánh giá sức mạnh tổng hợp không thể không xét sức mạnh quân sự, nhưng vì ở đây dùng số liệu quân sự do nước ngoài công bố (có lẽ vì TQ không công bố họ có bao nhiêu máy bay, xe tăng, tàu chiến ..) cho nên kết quả xếp hạng về quân sự của Sách Vàng là “không đáng chú ý”.

Có người nói TQ chưa có tàu sân bay, tàu khu trục loại lớn, máy bay ném bom chiến lược, máy bay vận tải cỡ lớn, máy bay chống tàu ngầm, tàu ngầm hạt nhân tàng hình thế hệ 4 ... chưa có hệ thống định vị toàn cầu và hệ thống chỉ huy tác chiến liên hợp hải lục không quân ... như thế sao có thể xếp thứ 2 về quân sự? Xếp hạng cao như thế phải chăng là tự mình lừa dối mình? Và chỉ làm cho những người đang rêu rao thuyết “TQ đe doạ” có thêm lý do tin rằng họ đúng ?

Đại tá Đới Húc nhận xét: Hiện nay tất cả máy bay chiến đấu của TQ đều dùng động cơ do nước ngoài chế tạo. Máy bay J-10 (Tiêm kích-10) dùng động cơ phản lực của Nga, máy bay Phi Báo (Con báo bay) dùng động cơ của Anh. Máy bay cảnh báo sớm EL76 vốn là máy bay của nước ngoài. Rất nhiều tàu chiến lớn của ta đều dùng động cơ của nước ngoài. Đến cái động cơ mà còn chẳng làm được thì giá trị ngành công nghiệp quân sự cả nghìn tỷ Nhân Dân Tệ có gì hữu dụng?

Thiếu tướng Trương Triệu Trung cho rằng đánh giá sức mạnh quân sự là việc rất khó. Sách Vàng xác định 3 mục chi phí quân sự, số binh sĩ, trang bị vũ khí, như vậy là chưa toàn diện. Trang bị vũ khí cực kỳ phức tạp. Tôi nghiên cứu vấn đề này đã 40 năm mà chưa dám nói mình hiểu biết bao nhiêu về trang bị quân sự của TQ. Sách Vàng nói TQ có bao nhiêu đầu đạn hạt nhân, đây là bí mật nhà nước, sao anh biết được? Sao lại có thể lấy số liệu từ báo chí nước ngoài? Nếu đã là bí mật quân sự thì chúng ta không dám tính toán và xếp hạng.

Thí dụ Sách Vàng nói Nga có 22800 xe tăng. Thử hỏi lục quân Nga hiện có bao nhiêu lính? Chả lẽ bình quân mỗi lính có 1 xe tăng ư? Thực ra Nga hiện chỉ có khoảng 2000 xe tăng dùng được. Cho nên số liệu của Sách Vàng là không chính xác, do đó đi đến kết luận sai. Việc xếp hạng TQ thứ 2 về quân sự chỉ tạo cớ để người ta sợ TQ, vì lý do này mà Mỹ tái khởi động sản xuất máy bay thế hệ 4, Nhật lập tức tăng tốc phát triển tàu sân bay.

Trong thời đại tin học ngày nay, mọi thứ phần cứng sẽ trở nên vô nghĩa nếu thiết bị tin học-điện tử chưa tốt. Đây là phần quan trọng nhất, nhưng trình độ tin học hoá của quân đội TQ chỉ xếp dưới thứ 20 thôi, vì 28 nước NATO đều có trang bị tin học rất hiện đại.

Số lượng và chất lượng vũ khí hạt nhân TQ cũng xếp thứ 5 thôi, vì chưa có máy bay ném bom chiến lược, nghĩa là “tam vị nhất thể” thì ta mới có 2 thứ (là tên lửa và tàu ngầm hạt nhân). Máy bay chiến đấu tốt nhất của TQ là J-10, giá 30 triệu đô-la, giá 1 chiếc B-2 của Mỹ tới 2,8 tỷ đô-la, nếu cứ xét theo số lượng máy bay mà không xét chất lượng thì thật ngu xuẩn.

Máy bay, tàu chiến TQ lạc hậu sau Mỹ 15-20 năm. TQ có rất nhiều súng phóng rốc-két, Mỹ bây giờ đã dùng đạn la-de, điện từ. Hai tàu khu trục tốt nhất của TQ sang tuần tiễu ở vịnh Aden, lượng thoát nước cộng lại có 14 nghìn tấn, mà một chiếc tàu sân bay Mỹ đã 100 nghìn tấn, sao có thể so đọ được. Sách Vàng nói chỉ xét số lượng không xét chất lượng vũ khí, thế thì sai rồi. TQ có 2,3 triệu lính, Mỹ 1,4 triệu, Nga 1 triệu. TQ có nhiều binh sĩ, là nhược điểm, kinh phí dùng để nuôi người là chính, lấy đâu nuôi vũ khí, sao có thể coi người nhiều là ưu điểm.

Trang bị quân sự TQ về vũ khí hạt nhân nên xếp thứ 5, xe tăng, máy bay, tàu chiến thứ 7-8, về tổng thể chỉ xếp thứ 7-8 thôi.

Tướng Trương kết luận: sức mạnh quân sự TQ chỉ xếp hạng thứ 5-6 thôi, không thể xếp thứ 2 như Sách Vàng.

Trong bài “Sức mạnh quân sự của TQ có thực mạnh hay chỉ là con hổ giấy?”, Ben Blanchard phóng viên tại Bắc Kinh của hãng tin Reuters viết: những khối vuông vức binh sĩ xếp hàng diễu hành trong lễ duyệt binh 60 năm quốc khánh TQ chứng tỏ họ đã bỏ ra nhiều công phu tập luyện, thế nhưng quân đội TQ còn những khiếm khuyết về kinh nghiệm chiến đấu thực tế, về kỹ thuật quân sự tân tiến và khả năng hiệp đồng tác chiến. Bởi vậy lực lượng quân sự TQ nếu muốn trỗi dậy mạnh mẽ thì trước mắt họ còn cả một chặng đường dài dài.

TQ đầu tư rất nhiều vào việc xây dựng quân đội, hiện nay họ đang triển khai nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu và tên lửa loại cao cấp, đóng tàu sân bay, đồng thời cắt giảm số lượng binh sĩ, tiến tới xây dựng một đội quân tinh giản và có hàm lượng KHKT cao nhất.

Ngân sách quốc phòng TQ năm nay tăng 7,5%, biên độ tăng tuy có kém so năm trước nhưng vẫn là khả quan so với các nước khác, và năm nào cũng tăng, do đó gây ra tâm lý lo lắng cảnh giác trong các nước châu Á-Thái Bình dương và nhất là Mỹ. Xét theo số liệu thì dường như quân đội TQ ngày một mạnh lên, song các nhà phân tích và ngay cả các sĩ quan TQ cũng đều cho rằng nếu muốn thực sự thách thức Mỹ thì TQ còn phải đi một chặng đường dài.

Drew Thompson cán bộ của Nixon Center (một thinh-tank Mỹ) nói: “Công nghệ quân sự tự chủ của TQ đã phát huy tác dụng chưa, hay là vẫn như rất nhiều thứ khác trong chế độ TQ, chỉ dừng lại ở bề ngoài mà thôi? Đáp án của tôi nghiêng về phía chưa phát huy tác dụng.”

Gần đây khi mối quan hệ TQ-Mỹ căng thẳng tăng lên, một số người phái cứng rắn ở TQ hô hào chính phủ họ trả đũa Mỹ, nhưng một số sĩ quan TQ lại có thái độ bình tĩnh.

Giáo sư, trung tướng Lý Điện Nhân nói: “Ai có chút thường thức đều biết thực lực chúng ta (tức TQ) về căn bản không thể so đọ được với Mỹ. Khoảng cách thua kém Mỹ về kinh tế, KHKT và quân sự rất lớn. Sao mà chúng ta có thể đe doạ nước Mỹ được cơ chứ?”

Sức mạnh quân sự của TQ xếp hạng thứ 2 hoặc thứ 5-6, xem ra có vẻ đáng sợ. Nhưng còn sức mạnh mềm của họ thì sao?

Nguyễn Hải Hoành

Nguồn tin của VITINFO

.

.

.