Thursday, June 24, 2010

TỔNG BÍ THƯ TRƯỚC HẾT PHẢI TRUNG THỰC và MINH BẠCH

Tổng Bí thư trước hết phải là tấm gương về sự trung thực và minh bạch

Kami

23-6-2010

http://nguoiduatinkami.wordpress.com/2010/06/23/t%e1%bb%95ng-bi-th%c6%b0-tr%c6%b0%e1%bb%9bc-h%e1%ba%bft-ph%e1%ba%a3i-la-t%e1%ba%a5m-g%c6%b0%c6%a1ng-v%e1%bb%81-s%e1%bb%b1-trung-th%e1%bb%b1c/

Tôi còn nhớ và tâm đắc câu nói nổi tiếng được xếp vào hạng ý đẹp lời hay của Cố Thủ tướng Phạm văn Đồng lúc sinh thời về đạo đức cách mạng và phẩm giá của người đảng viên, đó là "Bây giờ trung thực phải đặt lên trước vì là cái thiếu nhất". Tuy câu nói này đã được đồng chí Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu từ lâu, nhưng đến hôm nay câu nói đó vẫn giữ nguyên ý nghĩa không hề thay đổi. Ngược lại với sự trung thực là sự dối trá và giả dối, không chỉ riêng cá nhân Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng mà ngay cả đồng chí Trường Chinh - Cố TBT Ban chấp hành trung ương đảng CSVN cũng đã từng nhận xét rằng "Chúng ta đang ở trong tình trạng nói dối phổ biến, nhưng không ai tự nhận mình nói dối cả!".

.

Vấn đề thiếu trung thực và sự dối trá đã là nguyên nhân và lý do dẫn tới tình trạng xuống cấp đạo đức của toàn xã hội, khi mà sự dối trá được mặc nhiên chấp nhận và là chuyện bình thường trong cuộc sống hàng ngày của đại bộ phận người dân ở độ tuổi đã trưởng thành. Điều đó dẫn tới hệ quả tạo ra những thế hệ kế tiếp cũng đi theo những chuẩn mực đạo đức sai trái đó là chuyện hiển nhiên.

Các chuyên gia, các học giả đã bàn và đưa ra các giải pháp về vấn đề này quá nhiều, song không hề có sự chuyển biến hay thay đổi, mà ngược lại hình như tình trạng đó ngày càng trầm trọng hơn, bạn có thể hàng ngày đọc báo hay xem truyền hình để kiểm chứng. Sự giả dối trở thành hiện tượng phổ biến mang tính đại trà ở tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống kể cả lĩnh vực giáo dục. Chuyện mua điểm, mua bằng giả kể cả biết là giả nhưng vẫn mua như trường hợp một Giám đốc Sở ở tỉnh Phú thọ có bằng Tiến sĩ ở Mỹ mà không biết nói tiếng Anh được báo chí nêu vừa qua là một dẫn chứng, cho dù ông Giám đốc ấy là một đảng viên có chức có quyền.

.

Vì sao tình trạng sự dối trá lại ăn sâu và lan rộng trong xã hội Việt nam đến như vậy? Có biện pháp hữu hiệu nào để ngăn chặn và chấm dứt tình trạng xuống cấp của đạo đức đó? Nếu đòi hỏi việc chấm dứt tình trạng giả dối thì là điều hoang tưởng, nhưng giảm bớt thì có thể. Việc cần làm ngay là phải bắt đầu từ cán bộ lãnh đạo của đảng CSVN và chính quyền, với những người đang đảm nhiệm chức vụ đứng đầu các cơ quan đảng, nhà nước ở các cấp, không loại trừ ở cấp cao nhất. Các đồng chí lãnh đạo cấp cao phải là một tấm gương về sự trung thực, tính minh bạch, công khai trong công tác và cuộc sống của cá nhân mình. Sự trung thực và minh bạch của các đồng chí phải có một cách công khai để trả lời được tất cả các câu hỏi, các mối nghi ngờ của dư luận xã hội trong mọi vấn đề liên quan đến mình. Tránh tình trạng mọi việc rơi vào sự im lặng đáng sợ một cách kéo dài.

.

Đảng và nhà nước ta khẳng đã khẳng định chính quyền nhà nước là chính quyền nhân dân, của dân, do dân và vì dân, điều đó đã được ghi rõ ràng trong Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt nam và các văn kiện nghị quyết của đảng CSVN. Đó là điều khẳng định vai trò của người lãnh đạo đảng hay chính quyền là những người của công chúng (public) đồng nghĩa với sự công khai.

Mấy ngày vừa qua, trên mạng internet có một tin liên quan đến cuộc đời của đồng chí TBT Nông Đức Mạnh được công bố trong bài viết "Cung cấp thêm thông tin về TBT Nông Đức mạnh" [2], về nội dung thông tin thì vẫn giống như trên Từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia trong trang giới thiệu về TBT Nông Đức Mạnh [3]. Duy nhất chỉ có một nội dung là tương đối mới (trích) "...cung cấp cho các bạn 1 thông tin chính xác 100% : cách nay khoảng 10 năm, TBT Nông Đức Mạnh đã nhận con cháu cụ Nguyễn Sinh Sắc là dòng tộc , và họ thường xuyên liên lạc với nhau, xưng hô với nhau theo vai vế họ hàng .

Không biết trước đây như thế nào blog không rõ ,nhưng sau này TBT Nông Đức Mạnh chỉ đạo ông Bí thư TPHCM Lê Thanh Hải bán đất công cho con cháu cụ Nguyễn Sinh Sắc với giá rẽ mạt, sau đó họ có gặp 1nguoiviet và kêu bán lại , những thông tin này do con cháu cụ Nguyễn Sinh Sắc cung cấp, hiện tại 1nguoiviet có đầy đủ bằng chứng để xác nhân thông tin này ".

.

Không đi sâu vào tính chính xác của các thông tin kiểu trên, thông tin này cũng giống như thông tin cho rằng đồng chí TBT Nông Đức Mạnh là con đẻ của Hồ Chủ tịch và bà Nông Thị Ngát (Nông Thị Trưng -do Bác Hồ đặt tên), người phục vụ cơm nước và công tác liên lạc giai đoạn Bác Hồ trở về nước sau 30 năm hoạt động bôn ba ở nước ngoài, ở vùng Pắc bó, Hà quảng, Cao bằng vào đầu những năm 40 thế kỷ trước đã loan truyền từ lâu. Mà ở đây, chúng ta quan tâm tới sự trung thực và tính minh bạch cần phải có một cách công khai để trả lời được tất cả các câu hỏi, các mối nghi ngờ của dư luận xã hội trong mọi vấn đề liên quan đến đồng chí TBT Nông Đức Mạnh.

.

Hãy bỏ qua cái thắc mắc rằng đồng chí TBT Nông Đức Mạnh có phải là con của Chủ tịch Hồ Chí Minh hay không? Vì đó là một câu hỏi đơn giản không ít người biết sự thật, trước sau nó cũng phải được công bố vấn đề chỉ là thời gian dài hay ngắn và nó càng dễ dàng được chứng minh và xác nhận chính xác hơn, nếu đồng chí TBT là người tôn trọng sự trung thực và có sự sẵn sàng hợp tác. Lời giải đáp sẽ có một cách dễ dàng và trung thực trong vòng 4 giờ đồng hồ nếu các cơ quan trách nhiệm thử và đối chiếu DNA của đồng chí TBT và DNA của Hồ Chủ tịch (có bằng cách thông qua xác ướp nằm trong Lăng). Vậy tại sao dễ như thế đảng và nhà nước không tiến hành làm ngay để giải tỏa mọi lời đồn thổi và sự nghi ngờ không đáng có. Đừng quên rằng sự công khai và minh bạch này không chỉ nhằm tạo uy tín cho cá nhân đồng chí TBT, cho đảng CSVN mà nó là cái tát vào mặt bọn phản động và các thế lực thù địch cố ý dựng chuyện hòng bôi nhọ uy tín của đảng ta. Hơn nữa nó còn là tấm gương cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ vốn được coi là rường cột của nước nhà.

.

Con người ta từ khi cất tiếng khóc chào đời tới khi nhắm mắt rời khỏi cõi trần thì ai cũng có một bản lý lịch cá nhân. Không chỉ ở Việt nam, mà ở tất cả các quốc gia khác đó là quyền và trách nhiệm của mỗi công dân. Trong mỗi bản lý lịch ngoài tên tuổi, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quê quán của mình, mội nội dung quan trọng buộc phải có là phần họ và tên cha mẹ của mình. Đó là lẽ thường tình, vậy tại sao trong tất cả các bản lý lịch của đồng chí TBT không thể hiện mục này? Chính vì sự thiếu minh bạch mang thính cố ý đó càng kích thích sự tò mò và sự suy đoán của người dân theo chiều hướng không có lợi.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn cho Tạp chí Time - Hoa Kỳ - ngày 11 tháng 1 năm 2002 (trích): "Câu hỏi: Chắc là không ạ. Như vậy, tôi có thể hỏi tên thật của cha mẹ Ngài không ạ?

Trả lời: Được, tôi có thể trả lời. Bố mẹ tôi đều đã qua đời. Bố tôi tên là Nông Văn Lại, mẹ tôi tên là Hoàng Thị Nhình [4], nếu dịch ra tiếng phổ thông là Hoàng Thị Gái. Để xác minh điều này không khó, về quê tôi hỏi ai cũng biết. Còn về khuôn mặt hơi giống, thì trên đất nước Việt Nam có rất nhiều người giống nhau. Tôi nói rằng tất cả người dân Việt Nam ai cũng là con, cháu của Bác Hồ. Chúng tôi đều coi ông là người cha già của dân tộc Việt Nam".[5]

Câu trả lời của đồng chí TBT Nông Đức Mạnh là không đúng so với thông tin của tạp chí Thế Giới Mới, cơ quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, số 434 ra ngày 30 tháng 4 năm 2001. Trong số này tạp chí có đăng bài "Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh trong ký ức của một người thầy", nhân dịp Nông Đức Mạnh lần đầu được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nói về cảm tưởng của thầy giáo cũ La Văn Ngâm dạy cấp 2 về học trò cũ Nông Đức Mạnh. Bài có đoạn tả thầy giáo này tìm đến nhà bà Trưng, thân mẫu Nông Đức Mạnh, trong đó có ghi rõ chú thích của tạp chí: "bà Nông Thị Trưng là thân mẫu đồng chí Nông Đức Mạnh" (!?) [6].

Nếu thông tin trên của tạp chí Thế giới mới - Bộ Giáo dục không đúng sao chính quyền không có biện pháp kỷ luật hay xử phạt tạp chí nói trên về tội xuyên tạc lý lịch đời tư cá nhân của đồng chí TBT Nông Đức Mạnh? Hơn nữa trong một môi trường kiểm duyệt thông tin khắt khe như Việt nam, thì những điều bịa đặt đâu có thể dễ dàng xuất hiện trên báo chí của cơ quan cấp Bộ (!?)

.

Theo tiểu sử thì bà Nông Thị Trưng (trích) " tên thật là là Nông Thị Bày, có tài liệu ghi Nông Thị Ngát, quê ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Theo hồi ký của thiếu tướng Lê Quảng Ba, Nông Thị Trưng là đội viên du kích trẻ tuổi nhất trong đội du kích đầu tiên của tỉnh Cao Bằng, do Lê Thiết Hùng chỉ huy

Trong vòng tám tháng vào năm 1941-1942, bà đã làm giao liên cho "Già Thu", bí danh của Hồ Chí Minh lúc đó. Tên Trưng của bà do "Già Thu" đặt, có ý muốn bà noi gương Trưng Trắc, Trưng Nhị. Cùng với các đảng viên và nhân dân Hà Quảng có điều kiện ở gần Hồ Chí Minh, bà đã được ông trực tiếp dạy văn hóa. Bà được Hồ Chí Minh kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 25 tháng 12 năm 1941. Bà là một trong những phụ nữ đầu tiên của Cao Bằng sớm tham gia cách mạng, và trở thành một trong những cán bộ, đảng viên cốt cán của Ðảng Cộng sản Việt Nam, theo Việt Minh trong phong trào chống Pháp ở Việt Nam giữa thế kỷ 20. Bà từng giữ chức Chánh án Toà án nhân dân Tỉnh Cao Bằng .

Khi biết Nông Thị Trưng là người ham học, hàng ngày lấy than và que để viết chữ và vẽ hình, Hồ Chí Minh đã gửi cho bà một số vở, bút viết, với bài thơ mà sau này được đưa vào sách giáo khoa Việt Nam:

Vở này ta tặng cháu yêu ta
Tỏ chút lòng yêu cháu gọi là
Mong cháu ra công mà học tập
Mai sau cháu giúp nước non nhà

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Nguyên thì bài thơ được viết năm 1944 và có tên "Tặng cháu Nông Thị Trưng".

.

Từ những dữ liệu đã dẫn ở trên , có một câu hỏi lớn được đặt ra là "Vì sao đồng chí TBT Nông Đức Mạnh lại cố tình từ chối quyền làm mẹ của bà Nông Thị Trưng, người đã mang nặng đẻ đau ra đồng chí?". Tôi vẫn nhớ các diễn đàn thảo luận trên internet, những thành viên trong nước (Hồng Vệ binh), thường lên giọng với những người có các ý kiến chỉ trích chính quyền Việt nam là "Con không chê cha, mẹ khó - Chó không chê chủ nghèo", thì ở đây tôi cũng dành câu đó cho đồng chí TBT Nông Đức Mạnh suy ngẫm, mặc dù cha , mẹ của đồng chí là những người có tên tuổi, có địa vị xã hội, sao đồng chí TBT nỡ chê họ?

.

Người Việt nam và người Trung quốc có câu " Công cha như núi Thái sơn - Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra", được ghi vào sách học luân lý dạy đạo làm người cho con trẻ, dù cho cha mẹ mình nghèo hèn hay xấu xa đến đâu thì phận làm con phải có trách nhiệm tôn thờ cha và mẹ của mình. Tại sao điều tối thiểu của một bài học vỡ lòng của con trẻ mà đồng chí TBT Nông Đức Mạnh không ghi nhớ mà thực hiện cho phải đạo làm con? Thử hỏi rằng một người có tư cách đạo đức như vậy, chối bỏ cha mẹ đẻ của mình như thế có xứng đáng để nắm chức vụ với quyền lực cao nhất hay không?

.

"Cha sinh - Mẹ dưỡng" là công ơn của cha mẹ mình, đồng chí TBT Nông Đức mạnh không thể mang quyền lợi của đồng đảng của mình đặt lên quyền làm cha, làm mẹ của những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình, Chẳng trách gì đối với cha mẹ của mình những người cộng sản còn đặt dưới đảng, thì việc đặt đảng lên trên, lên trước dân tộc và tổ quốc cũng không phải là điều lạ.

.

Từ những điều trên cho thấy, một khi những người lãnh đạo đất nước không coi trọng sự minh bạch và trung thực, chỉ biết tôn thờ sự giả dối bất chấp lời khuyên của người xưa rằng "Thuốc đắng dã tật - Sự thật mất lòng" thì chuyện đạo đức xã hội xuống cấp cũng là điều đương nhiên không thẻ tránh khỏi.

"Tiên trách kỷ - Hậu trách nhân", có trách thì trách những người lãnh đạo đất nước không chịu làm gương cho người khác trước, chứ trách cho lớp trẻ hôm nay. Thế mới hiểu vì sao ở các nước dân chủ phát triển, trong một xã hội đòi hỏi sự minh bạch, công khai và sự trung thực là điều bắt buộc, những người của công chúng như các vị lãnh đạo đất nước, các tài tử, những người nổi tiếng ... thì lý lịch cuộc đời của họ phải trong suốt như pha lê, bởi không như vậy thì tai nạn trên con đường công danh của họ sẽ xảy ra bất kể lúc nào.

.

Điều đó cũng đồng thời với một xã hội có đạo đức, sự trung thực được biểu dương như một sự hãnh diện và ngược lại sự gian dối sẽ bị chỉ trích là một điều xấu hổ không có chỗ đứng. Trách gì ở các quốc gia ấy xã hội của họ văn minh và phát triển như thế, so với Việt nam ta thử xem có đáng trách hay không?

.

Câu chuyện về sự minh bạch trong lý lịch của đồng chí TBT Nông Đức Mạnh chỉ là một trong hàng ngàn, hàng vạn các sự bí ẩn của cuộc đời hoạt động cách mạng của các đồng chí lãnh đạo đảng và chính quyền ở mọi ngành mọi cấp. Đảng CSVN luôn nói cán bộ đảng viên là đầy tớ của nhân dân, mà lý lịch tiểu sử của mấy ông đầy tớ đầy những sự bí ẩn và uẩn khúc thì thử hỏi những gì sẽ xảy ra với các ông bà chủ của họ? Ngay từ hôm nay, mọi nghi vấn phải có câu trả lời, sự minh bạch và sự trung thực đối với những người lãnh đạo phải đặt lên hàng đầu kể cả về đời tư và tài sản của họ.

.

Chuyện nhỏ của cá nhân lãnh đạo liên quan trực tiếp và trong tầm tay họ còn không dám và không làm được, thì nói gì chuyện khắc phục sự xuống cấp của đạo đức xã hội. Đã là người lãnh đạo thì phải làm gương cho quần chúng nhân dân noi theo trong sự minh bạch và sự trung thực, liệu có làm được không?

24/6/2010
© Kami 2010

------------


Ghi chú:
[1] Phạm Văn Đồng - NXBCTQG, Hà Nội 2002
[2]
http://1nguoiviet.wordpress.com/2010/06/21/cung-c%e1%ba%a5p-them-thong-tin-v%e1%bb%81-tbt-nong-d%e1%bb%a9c-m%e1%ba%a1nh/
[3] http://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%B4ng_%C4%90%E1%BB%A9c_M%E1%BA%A1nh
[4] Từ "Nhình" trong tiếng Tày để chỉ người phụ nữ nói chung, giống như từ gái trong tiếng Kinh, gọi tên là Gái là tên phụ mang tính thân mật không phải tên thật.(Kami chú thích)
[5]
http://www.mofa.gov.vn/vi/cs_doingoai/pbld/ns04081814260931#igcrfxVVXTv3
[6] http://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%B4ng_Th%E1%BB%8B_Tr%C6%B0ng#cite_ref-5

© Kami 2010

.

.

.

No comments:

Post a Comment