Tuesday, June 29, 2010

ĐÔI ĐIỀU VỀ MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

Đôi điều về Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, một tổ chức Đảng giả danh xã hội dân sự

Lo Hão

Chủ Nhật, 27/06/2010

http://danluan.org/node/5520

Có một câu hỏi (mà người hỏi không lưu lại một cái tên cụ thể), gửi cho đích danh Lo Hão (như dưới đây):

Bác Lo Hão,

Bác có thể cho các độc giả Dân Luận biết nhiều hơn nữa về hoạt động của Mặt Trận Tổ Quốc không? Hoạt động và ảnh hưởng thực tế hàng ngày của họ về mọi lãnh vực xã hội. Chủ tịch (CT) MTTQ hiện nay có vẻ yếu thế hơn Phạm Thế Duyệt lúc trước. Các thành viên của MTTQ là ai? Chúng đều là đảng viên CS cả ư?

Câu hỏi có lẽ nằm ngoài nội dung của diễn đàn (đang trao đổi về về bức thư của các vị tướng) nhưng Lo Hão cũng cố trả lời trong phạm vi hiểu biết bản thân. Đăng lên hay không, xin tùy Ban Biên Tập Dân Luận.

-----------------------------------

Lập Mặt Trận dân tộc là một trong ba phép quý (tam pháp bảo) do bác Mao đề xuất để Đảng CS cướp và giữ được quyền cai trị dân. Trước đây, khi chưa cướp được chính quyền thì Việt Nam ta có Mặt trận Việt Minh, thời chống Pháp có mặt trận Liên Việt... nay là Mặt Trận Tổ Cuốc. Muốn có mặt trận, trước hết Đảng CS lùa dân tham gia các đoàn thể (do đảng lập ra và nắm rất chặt Ban Chấp Hành), rồi đưa các đoàn thể đó vào Mặt Trận. Ban đầu, còn có khá nhiều người với tư cách cá nhân (gọi là nhân sĩ, tôn giáo) tham gia mặt trận. Về sau, khi mọi người dân đều bị lùa vào đoàn thể (có người vào 2, 3, hay 4 đoàn thể: như cha tôi vừa là trí thức, lại ở Cựu chiến binh, vừa là Người Cao Tuổi, Khuyến Học, Công Đoàn) thì hầu như không còn cá nhân trong mặt trận nữa. Điều này rất tiện để Ban Chấp Hành từng đoàn thể có toàn quyền "thay mặt" hàng triệu hội viên, đoàn viên mà phát ngôn khi họp mặt trận các cấp, kể cả ở cấp Trung Ương. Họ nói gì cũng nhân danh hàng triệu người.

.

Mặt Trận là tổ chức rộng rãi nhất, nên ở cấp Trung ương cũng không phải 100% là đảng viên (như vẫn có GS Phan Đình Diệu, Dương Trung Quốc) mà chỉ khoảng 95% thôi, cốt để thế giới lầm tưởng nó là đoàn thể rộng rãi và đại diện "thật".

.

Nguyên tắc hoạt động của mặt trận là hiệp thương, nghe ra rất hợp lý, nhưng đi vào cụ thể mới... bỏ mẹ dân. Xin nêu một ví dụ các ban chấp đoàn thể ngồi "hiệp thương" với nhau cử người vào danh sách ứng cử quốc hội. Thế là hết chỗ cho các cá nhân tự ứng cử. Điều đó xảy ra suốt 10 cuộc bầu bán trước đây, tới lần cuối cùng do đấu tranh của dân và báo chí, Mặt Trận đành cho một số cá nhân làm đơn, nhưng cũng cái mặt trận này nghĩ ra cách rất hiệu quả để hạn chế (đã loại bỏ được ông Cù Huy Hà Vũ). Do vậy, từ 300 người gửi đơn, rốt cuộc trong danh sách chỉ còn 30 cá nhân mà đảng vừa ý. Thế mà trúng cử được một đã thấy là quá may mắn.

.

Đứng đầu mặt trận thường là một cựu ủy viên bộ Chính trị hoặc một ủy viên Trung ương đương nhiệm.

Hoạt động chính trị càng ít càng tốt, chủ yếu là kêu gào "đoàn kết" nhưng là đoàn kết xung quanh đảng. Ví dụ, vừa qua, nổi rộ lên chuyện đòi bồi thường Chất Độc Màu Da Cam và làm từ thiện. Chuyện vai trò phản biện của mặt trận là do các trí thức tiến bộ đấu tranh đề xuất. Tuy vậy, có thể thấy trước là sẽ còn thảo luận dài dài, rất lâu, như một kế hoãn binh.

.

Cách bầu bán hơi bị... đểu

Mặt Trận có vài chục đoàn thể (hội), ngoài các hội mang tính chính trị, được đảng tin tưởng (xếp vào "Hệ thống chính trị" của chế độ "ta" - chế độ Tây không có loại quái thai này), như Công, Nông, Thanh, Phụ, Binh... thì còn vài chục hội khác: Hội Luật sư, Nhà Báo, Khuyến Học, Cao Tuổi, Nhà Văn, Phật giáo, Công Giáo (quốc doanh), Sinh Viên, vân vân... Ban chấp hành của Mặt Trận gọi là chủ tịch đoàn, trước đây – ngoài đại diện các đoàn thể và hội – còn có những cá nhân, ví dụ dăm nhân sĩ, vài vị sư sãi, cha cố. Nay thì tiệt rồi, toàn là đại diện đoàn thể thôi, kể cả các vị sư và cố đạo.

Hội nào quan trọng đều có một ủy viên trung ương (đương nhiệm) đứng đầu. Các hội khác do ủy viên TƯ đã về hưu đứng đầu. Tất cả do đảng chọn.

.

Cách bầu bán hơi bị… đểu. Đầu tiên, danh sách ứng cử phải được duyệt trước (để gồm toàn những người vừa ý đảng – ai đã từng đi bầu quốc hội thì rõ). Đại Hội bầu ra Ban Chấp Hành; Ban Chấp Hành bầu ra Ban Thường Vụ, rồi nội bộ Ban Chấp hành chọn người đứng đầu. Cách này khiến người ít phiếu trong Ban Chấp hành vẫn trở thành Hội Trưởng. Cách bầu này vừa qua đã giúp cho một ông thẩm phán vẫn có thể lươn lẹo để trở thành người đứng đầu Hội Luật Gia. Tóm lại, không bao giờ có chuyện toàn đại hội trực tiếp bầu người đứng đầu.

.

Có nhiều hội không bao giờ cần làm lễ kết nạp hội viên… mà bất cứ ai phù hợp tiêu chuẩn đều đương nhiên được (bị) coi là hội viên. Ví dụ, công chức nhà nước đương nhiên là thành viên công đoàn. Sinh viên cũng vậy. Thiếu nhi cũng rứa. Nhưng vĩ đại nhất là Hội Nông Dân, Hội Phụ Nữ, được gọi là "hội cả làng". Bất cứ ai là nông dân (khoảng 30 triệu người) hoặc là phụ nữ đã trưởng thành (khoảng 35 triệu) thì đương nhiên là hội viên.

.

Tổ chức ở cấp cơ sở rất lỏng lẻo (kể cả vô tổ chức - tức là một-vài năm không họp, không đại hội). Chúng ta không lạ, khi đứng đầu ban chấp hành thanh niên là một bác ngoài 40 tuổi.

Hội phí không bao giờ đủ (có những hội viên không bao giờ đóng: đó là đa số hội viên của Hội Nông Dân, Hội Phụ Nữ, thiếu nhi…). Có những người đương nhiên bị coi là hội viên của 2, 3, hay 4, thậm chí 5 hội thì chớ có dại mà đòi họ đóng hội phí (họ chửi cho). Do vậy, lương của ban chấp hành ở cấp cao, rồi kinh phí ra báo (hội đek nào cũng có báo), kinh phí hội họp, tham quan, đi công tác trong nước và nước ngoài… đều phải xin Ngân Sách. Có những đoàn thể quan trọng được cấp đủ ngân sách. Riêng về Đảng CS, về danh nghĩa cũng là một thành viên của Mặt Trận thì kinh phí lại càng bí mật, nhưng chắc chắn đó là số tiền khổng lồ. Ba triệu đảng viên đến Tết cũng chẳng nuôi được bộ máy đảng; vậy thì 85 triệu người ngoài đảng phải nuôi đảng, chứ còn gì nữa?

.

Hội và Mặt trận bênh vực ai?

Các đoàn thể (hội) trong Mặt Trận có bênh vực hội viên của mình không? Dễ trả lời quá.

Khỏi nói cái đoàn thể đông như kiến là Hội Nông Dân. Nó chưa hề lần nào lên tiếng bênh vực hàng triệu nông dân mất đất, ngày đêm khiếu kiện, kêu oan thấu trời. Mà chính nông dân cũng rất biết cái "hội vô tích sự" của mình. Bât cứ lần nào cần khiếu kiện, họ không bao giờ gửi đơn nhờ "hội" giúp, mà tìm thẳng đến đảng, quốc hội, chính phủ.

Khỏi nói cái Công Đoàn đại diện cho giai cấp lãnh đạo ở Việt Nam. Nó không bênh vực hàng ngàn cuộc bãi công, biểu tình của hàng triệu công nhân cùng khổ (thì chớ); mà còn "góp phần quan trọng" soạn ra "luật" để quy kết các cuộc bãi công này là BẤT HỢP PHÁP!!! Phản động đến thế là cùng. Đểu nhất là các đoàn viên công đoàn này (qua thuế má trực tiếp hay gián tiếp) vẫn phải nuôi cái "hội" này.

Khỏi nói Hội Nhà Báo. Nó mặc cho các nhà báo chống tham nhũng bị chính bọn tham nhũng bỏ tù. Tôi khỏi cần nói rõ hơn.

Hãy nói cái Hội hiểu luật nhất là Hội Luật Gia. Khi hội viên gặp nạn, nó rất nhanh nhảu làm theo lệnh công an là... khai trừ họ. Luật sư Lê Công Định, Lê Trần Luật trước khi là nạn nhân của Đảng CS đã là nạn nhân của cái "hội thân yêu" của mình rồi. Khi Ban chấp hành nêu lý do khai trừ họ, ai đọc cũng thấy chúng tự lòi mặt là công cụ của đảng.

Lo Hão kính chào và cảm ơn.

--------------------

Mặt trận cũng phải có một tờ báo, tên là Đại Đoàn Kết. Nghe thì hay lắm, nhưng đây là "đoàn kết quanh đảng" thôi nhé. Dân oan mà "đoàn kết" để khiếu nại, kêu oan, rôi tranh đấu thì Mặt Trận mặc xác (đã đành) lại còn về hùa với đảng kết tội Dân nữa kia.

Xin đưa dẫn chứng. Mặt Trận cứ nhấn mạnh chức năng phản biện, nhưng cấm có bài nào trên báo Đại Đoàn Kết "phản biện" những Nghị Định rất phản động do thủ tướng ký: Nghị Định cấm báo chí tư nhân (dân hết chỗ kêu) và Nghị Định cấm tập hợp quá 5 người khi đi khiếu kiện.

Dẫn chứng gần đây nhất:

Báo Đại đoàn kết của Mặt trận Tổ quốc ngày thứ hai 21-6 là có cách đưa tin rất kỳ quặc. Tin lờ tịt việc bỏ phiếu về đại dự án Đường sắt Cao tốc, không đưa kết quả bỏ phiếu, chỉ nói lửng lơ. Nguyên văn như sau (y hệt tin ở báo Nhân Dân): «Tin hoạt động của quốc hội, các đại biểu Quốc hội đã tiến hành biểu quyết đối với Điều 1 và Điều 2 của Nghị quyết. Tuy nhiên, do tỷ lệ tán thành không quá bán, nên 2 điều này đã không được thông qua. Phát biểu tại phiên họp, phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho biết, do Quốc hội không thông qua Điều 1 và Điều 2, 2 điều cốt lõi của Nghị quyết, vì vậy Quốc hội quyết định chưa biểu quyết thông qua Nghị quyết này tại kỳ họp thứ bảy, QH khóa XII».

Rõ ràng là bưng bít thông tin, xuyên tạc thông tin, chế tạo thông tin đạt đến trình độ nghệ thuật tinh vi và cao thủ vậy (theo cụ Bùi Tín).

Nó có ý nghĩa đặc biệt, vì chuyện bưng bít xảy ra vào đúng vào ngày Kỷ niệm cái gọi là "Báo chí cách mạng".

Tóm lại, báo Đại Đoàn Kết là trá hình của báo Nhân dân.

.

.

.

No comments:

Post a Comment