Nền địa dư của sức mạnh Trung Quốc (2)
Robert D. Kaplan
Nguồn: Foreign Affairs
Lê Quốc Tuấn & Cymbidium, X-Cafe chuyển ngữ
Tue, 06/01/2010 - 07:28
http://www.x-cafevn.org/node/423
Kiểm Soát từ từ
Ngay cả khi các biên giới của Trung Quốc được an toàn, chính cái hình dáng của đất nước này làm cho nó xuất hiện như một sự không hoàn thiện một cách nguy hiểm - như thể các phần của một nước Đại Trung nguyên thủy đã bị gỡ bỏ mất. Biên giới phía Bắc của Trung Quốc bọc quanh Mông Cổ, một lãnh thổ khổng lồ có vẻ như đã từng một thời bị lấy khỏi phần lưng của Trung Quốc. Mông Cổ có một trong những mật độ dân số thấp nhất thế giới và hiện đang bị đe doạ về nhân khẩu bởi một nền văn minh đô thị của Trung Quốc ngay bên cạnh. Từng một lần chinh phục khu Ngoại Mông để có thể tiếp cận với đất canh tác nhiều hơn, Bắc Kinh sẵn sàng chinh phục Mông Cổ một lần nữa, sau một lần đã từng, để đáp ứng cơn đói dầu hỏa, than đá, uranium và các vùng đồng cỏ phong phú hoang vắng của đất nước này. Các công ty khai thác mỏ Trung Quốc đã tìm kiếm những cổ phần lớn trong các tài sản dưới lòng đất của Mông Cổ bởi vì công cuộc công nghiệp hóa và đô thị hóa không bị ngăn trở đã biến Trung Quốc thành khách tiêu dùng hàng đầu của thế giới về nhôm, đồng, chì, niken, kẽm, thiếc và quặng sắt; phần chia của Trung Quốc về tiêu thụ kim loại trên thế giới đã tăng từ mười phần trăm đến 25 phần trăm kể từ cuối những năm 1990. Với Tây Tạng, Macao và Hồng Kong đã nằm dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh, các giao dịch của Trung Quốc với Mông Cổ sẽ là một mô hình cho việc đánh giá mức độ mà Trung Quốc che dấu những dự định có tính đế quốc.
Phía bắc của Mông Cổ và ba tỉnh đông bắc của Trung quốc trải dài vùng Viễn Đông của Nga, một khu vực lạnh cóng hoang vắng rộng gấp hai lần kích thước Châu Âu với một dân số khiêm tốn và thu hẹp. Nhà nước Nga đã mở rộng tiếp cận đến các khu vực này trong suốt thế kỷ 19 và những năm đầu thế kỷ 20 trong lúc Trung Quốc còn yếu. Bây giờ, Trung Quốc đã mạnh và thẩm quyền chính phủ của Nga thì không ở đâu yếu ớt như ở một phần ba phía đông của đất nước. Chỉ cần ngang qua biên giới từ nơi khoảng bảy triệu người Nga sống ở cùng Viễn Đông Nga - một con số vốn có thể tụt xuống tới 4.5 triệu vào năm 2015 - trong ba tỉnh tiếp giáp Trung Quốc, là nơi sinh sống của khoảng 100 triệu người Trung Quốc: mật độ dân số ở phía lãnh thổ Trung Quốc là 62 lần lớn hơn so với phía bên của người Nga. Di dân Trung Quốc đã xâm nhập vào Nga, cư trú sinh sống với các số lượng lớn ở thành phố Chita, phía bắc Mông Cổ và các nơi khác trong khu vực.
Giành tài nguyên là mục tiêu chính của chính sách đối ngoại của Trung Quốc ở khắp mọi nơi, và ở khu vực viễn Đông Nga dân cư thưa thớt có các trữ lượng lớn về khí đốt tự nhiên, dầu, gỗ, kim cương và vàng. "
Còn đối với Mông Cổ, nỗi lo sợ không phải là chuyện một ngày kia quân đội Trung Quốc sẽ xâm lược hoặc chính thức sát nhập mình vào vùng Viễn Đông Nga. Mà chính là sự dần dà leo thang nhân khẩu và phối hợp kiểm soát khu vực của Bắc Kinh - những nơi mà Trung Quốc từng nắm giữ ngắn hạn trong triều đại nhà Thanh – đang rõ rệt tăng lên. Trong Chiến tranh Lạnh, các tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc và Liên Xô đã đưa hàng trăm ngàn quân đến vùng Siberi xa xôi hẻo lánh này và đôi khi đã phát khởi thành những xung đột. Trong cuối thập niên những năm 1960, những căng thẳng này đã dẫn đến sự chia rẽ Trung-Xô. Địa dư có thể phân rẽ giữa Trung Quốc và Nga, bởi vì sự liên minh hiện tại của họ là hoàn toàn có tính chiến thuật. Điều này có thể lợi ích cho Hoa Kỳ. Trong những năm 1970, chính quyền Nixon đã có thể tận dụng lợi thế của mối rạn nứt giữa Bắc Kinh và
Các Hứa hẹn của Phương
Trung Quốc cũng lan rộng ảnh hưởng về phía đông nam. Trong thực tế, chính là với các nước tương đối yếu ở Đông Nam Á mà sự nổi lên của một Trung Quốc lớn hơn đang gặp được các phản kháng tối thiểu nhất. Có một số tương đối ít các trở ngại địa lý chia cách Trung Quốc với Việt
Quốc gia lớn nhất của lục địa Đông Nam Á là
Còn đối với vấn đề khu vực như một tổng thể, trong một số quan tâm, Bắc Kinh đã thực hiện một chiến lược kiểu chia rẽ để chinh phục. Trong quá khứ, Bắc kinh đàm phán riêng với từng nước trong ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) chứ không phải với tất cả các nước như một đơn thể. Ngay cả thỏa thuận mới vừa được đăng quang về một khu vực thương mại tự do với ASEAN cũng thể hiện được việc Trung Quốc tiếp tục phát triển các mối quan hệ lợi nhuận với các nước láng giềng phía nam của nó như thế nào. Trung Quốc sử dụng ASEAN như một thị trường để bán các mặt hàng có giá trị cao của Trung Quốc sản xuất trong khi mua lại từ đấy các sản xuất nông nghiệp ít giá trị. Điều này đã dẫn đến thặng dư thương mại của Trung Quốc, ngay cả khi các nước ASEAN đang trở thành một mặt bằng bán phá giá đối với hàng hóa công nghiệp sản xuất bởi lao động thành thị giá rẻ của Trung Quốc.
Điều này xảy ra khi đất nước của một thời hùng mạnh như Thái Lan, đã bị lung lay bởi các khó khăn chính trị trong nước gần đây, đang đóng vai trò kém đi và kém đi hơn của một vị trí như một điểm tựa khu vực và một đối trọng cố hữu với Trung Quốc. Gia đình hoàng gia Thái, với nhà vua ốm yếu của mình, không thể là một lực lượng ổn định như nó đã từng và chủ nghĩa bè phái đang khuấy đục quân đội Thái Lan. (Trung Quốc phát triển một mối quan hệ quân sự song phương với Thái Lan, cũng như đang xây dựng những mối quan hệ như thế với các nước Đông Nam Á, ngay cả khi Hoa Kỳ đang tập trung ít hơn vào các thao dượt quân sự trong khu vực để chú tâm vào cuộc chiến tranh của mình ở Afghanistan và Iraq). Đối với phía nam của Thái Lan, cả hai nước
Trong Quân đội
Trung Á, Mông Cổ, vùng Viễn đông Nga và khu vực Đông Nam Á là những khu tự nhiên của ảnh hưởng Trung Quốc. Nhưng đó cũng là những khu vực mà các biên giới chính trị khó có khả năng thay đổi. Tình hình trên bán đảo Triều Tiên thì khác: bản đồ của Trung Quốc bị đặc biệt cắt ngắn ở đó, và các đường biên giới chính trị ở đó cũng rất có thể thay đổi.
Chế độ ẩn mình của Bắc Triều Tiên là không ổn định về cơ bản, và sự tan vỡ, hé mở của chế độ này có thể ảnh hưởng đến toàn khu vực. Nhô ra từ Mãn Châu, bán đảo Triều Tiên thống trị tất cả các giao thông hàng hải đến và đi từ miền đông bắc Trung Quốc. Tất nhiên là không ai thật sự hy vọng Trung Quốc thôn tính bất kỳ phần nào của Bán đảo Triều Tiên, nhưng Trung Quốc vẫn không thoải mái bởi chủ quyền của những tỉnh khác ở đó, đặc biệt ở phía bắc. Và mặc dù Trung quốc ủng hộ cho chế độ kiểu Stalin của Kim Jong Il, nó vẫn có các kế hoạch cho phần bán đảo nằm ngoài quyền lực của ông ấy. Tính cho cùng, Bắc Kinh muốn gởi trả lại hàng ngàn người Bắc Triều Tiên phản bội, hiện đang ở Trung quốc, để họ có thể xây dựng được một nền tảng chính trị thuận lợi cho việc từng bước tiếp quản khu vực sông Tumen của Bắc Kinh,
nơi Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, và Nga tiếp giáp nhau và có các cơ sở cảng tốt ngang qua Nhật Bản trên Thái Bình Dương.
Đây là một trong lý do tại sao Bắc Kinh muốn thấy một nhà nước độc tài, hiện đại hơn phát triển ở Bắc Triều Tiên - một nhà nước như thế sẽ tạo ra vùng đệm giữa Trung Quốc và tầng lớp dân trung lưu sôi động dân chủ ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, việc thống nhất đất nước trên bán đảo Triều Tiên cuối cùng cũng sẽ vẫn có lợi cho Bắc Kinh. Một Hàn Quốc tái thống nhất sẽ là một chủ nghĩa yêu nước và một chỗ ẩn náu cho một số thù địch đối với Trung Quốc và Nhật Bản, cả hai nước đều đã từng tìm cách để chiếm đoạt mình trong quá khứ. Nhưng mối thù của Hàn Quốc đối với Nhật Bản sâu nặng hơn mối thù của nước này với Trung Quốc. (Nhật Bản chiếm đóng bán đảo này từ 1910 đến 1945, và Seoul cùng Tokyo tiếp tục tranh cãi về tình trạng của Tokdo/quần đảo Takeshima). Các mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc sẽ được mạnh mẽ hơn so với Nhật Bản: một nước Hàn Quốc thống nhất sẽ ít nhiều được dưới sự kiểm soát của Seoul, và Trung Quốc đã là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc. Cuối cùng, một Triều Tiên thống nhất vốn hơi nghiêng về phía Bắc Kinh và ra khỏi Nhật Bản sẽ có ít lý do để tiếp tục chứa chấp quân đội Mỹ. Nói một cách khác, rất dễ dàng để mà nhận thức được một tương lai Hàn Quốc trong khuôn khổ một Trung Quốc lớn hơn và một thời điểm khi sự hiện diện trên mặt đất của Hoa Kỳ ở Đông Bắc Á sẽ giảm thiểu đi.
Như ví dụ của bán đảo Triều Tiên cho thấy, biên giới đất liền của Trung Quốc vẫy gọi ra hiệu đến nhiều cơ hội hơn là các mối nguy hiểm. Như Mackinder đã nhận xét, Trung Quốc dường như đang phát triển như là một quyền lực lớn trên đất đai và trên biển mà vốn sẽ ở sự lu mờ tối thiểu của Nga trong lục địa Á-Âu. Nhà khoa học chính trị John Mearsheimer đã viết trong Mối Bi kịch của Chính trị Quyền lực lớn rằng "những quốc gia nguy hiểm nhất trong hệ thống quốc tế là những quyền lực lục địa với những đội quân lớn".
Điều này có thể là lý do để lo sợ ảnh hưởng của Trung Quốc khi đất nước này trở thành một lục địa quyền lực hơn. Nhưng Trung Quốc chỉ phù hợp một phần với mô tả của Mearsheimer: quân đội 1 tỉ 6 mạnh mẽ của họ, là đội quân đông nhất trên thế giới nhưng sẽ không có một khả năng viễn chinh cho những năm sắp tới.
Vào năm 2008, Quân đội Giải phóng Nhân dân đã từng đáp ứng với trường hợp động đất khẩn cấp ở Tứ Xuyên, với tình trạng bất ổn sắc tộc gần đây ở Tây Tạng và Tân Cương và với những thử thách về an ninh đặt ra bởi Thế Vận Hội tại Bắc Kinh năm 2008. Tuy nhiên, theo Abraham Denmark của Trung tâm cho một nền An Ninh Hoa kỳ mới, điều này chỉ cho thấy rằng PLA (Quân đội Giải Phóng Nhân dân) có thể chuyển quân từ một đầu này đến một đầu khác của lục địa Trung Quốc, chứ không phải là họ có thể di chuyển vật tư, thiết bị nặng ở mức cần thiết cho một cuộc triển khai quân sự. Có lẽ dù sao việc đạt đến một khả năng như thế là không quan trọng lắm, bởi vì PLA chắc không phải đi ra ngoài biên giới của Trung Quốc ngoại trừ lý do tính toán sai lầm (nếu như có một cuộc chiến tranh khác với Ấn Độ) hoặc để lấp một khoảng trống (nếu như chế độ Bắc Triều Tiên sụp đổ). Trung Quốc có thể lấp các khoảng trống quyền lực vào biên giới rộng lớn của mình thông qua các phương tiện nhân khẩu học và doanh nghiệp, mà không cần đến hỗ trợ của một lực lượng viễn chinh trên mặt đất.
Sức mạnh chưa từng có của Trung Quốc trên đất liền một phần là nhờ các nhà ngoại giao Trung Quốc, những người mà trong những năm gần đây đã bận rộn giải quyết các tranh chấp biên giới với nhiều nước cộng hòa Trung Á, Nga, và các nước láng giềng khác (Ấn Độ là một ngoại lệ đáng chú ý). Ý nghĩa của sự thay đổi này không thể được cường điệu. Hiện không còn một đội quân đánh thốc vào Mãn Châu; trong thời Chiến tranh Lạnh, mà sự hiện diện đáng ngại ấy có thể buộc Mao phải tập trung ngân sách quốc phòng vào quân đội của Trung Quốc và bỏ bê hải quân của mình. Như Vạn lý Trường thành đã minh chứng, Trung Quốc từng bận tâm với các cuộc xâm lược trên đất liền của một hay nhiều hình thức khác kể từ thời cổ đại. Trung Quốc không còn bận tâm như thế nữa.
(còn tiếp)
.
.
.
No comments:
Post a Comment