Minh quân và cơ chế: Phản hồi các bài tiểu luận của Phong Uyên và Hoàng Giang
Trần Ngọc Cư
03/06/2010 7:00 sáng Chưa có phản hồi.
http://www.talawas.org/?p=21030
.
Bàn về khủng hoảng lãnh tụ tại Việt Nam, có lẽ nhiều người trông đợi một bài viết như tiểu luận của Phong Uyên hơn là bài của Hoàng Giang.
.
Tư tưởng bản lề của tác giả Phong Uyên nội tại trong phát biểu sau đây:
Người dân không bao giờ được quyền chọn “lãnh tụ” của mình qua cái mà ở các nước dân chủ gọi nôm na là phổ thông đầu phiếu. Tuyệt đại đa số các nước trong Liên hiệp quốc đều được bầu lãnh tụ (Tổng thống hay Thủ tướng tùy theo thể chế). Ông Hoàng Giang nên thừa nhận là dân Việt Nam có bao giờ được quyền bầu lãnh tụ đâu mà nói bị khủng hoảng?
.
Nếu tôi hiểu không sai, thì Phong Uyên cho rằng cuộc khủng hoảng lãnh đạo hiện nay có gốc rễ từ cơ chế, từ chế độ chính trị, hơn là vì xã hội ta thiếu nhân tài. Trong một bài tiểu luận đăng trên talawas blog trước đó, Hoàng Giang có vẻ đi theo truyền thống “đốt đuốc tìm minh quân” của các sĩ phu thời phong kiến.
Nỗ lực tìm minh quân là một cuộc kiếm tìm đầy may rủi. Vì trong nỗ lực này có tiềm ẩn một khả năng là anh có thể gặp một bạo chúa toàn trị hay một lãnh tụ nhu nhược, phục vụ quyền lợi của ngoại bang.
.
Sự khác biệt giữa quan niệm của Phong Uyên và của Hoàng Giang phản ánh ít nhiều sự khác biệt giữa pháp trị (rule of law) và nhân trị (rule of men) như John Adams (1735-1826) đã nhấn mạnh trong Hiến Pháp Massachussetts: “A government of law not of men”.
.
Tất nhiên có nhiều người phê phán rằng “rule of law” có thể trở thành phương tiện đàn áp (rule by law) của một chế độ độc tài. Trong trường hợp này, tôi thích nghĩ đến một “một chế độ pháp trị” có tam quyền phân lập, trong đó bản Hiến Pháp là luật tối thượng của quốc gia.
.
Đối lại với “nhân trị” dựa vào minh quân, quan niệm pháp trị dựa vào cơ chế đã được nhân loại biết đến tự nghìn xưa, tiêu biểu là tư tưởng của Platon:
“Ở nơi nào mà luật pháp chỉ biết phục vụ chính quyền, chứ không có sức mạnh riêng của nó, thì tôi nghĩ, sự sụp đổ của quốc gia sẽ không còn bao xa. Nhưng nếu luật pháp là ông chủ của chính phủ và chính phủ là tên nô lệ của luật pháp, thì tình hình sẽ sáng sủa và đầy hứa hẹn vì con người sẽ hưởng được nhiều ơn phước do các vị thần linh tưới lên một quốc gia.” [Cooper, John et al. Complete Works By Plato, trang 1402 (Hackett Publishing, 1997).]
.
Một cơ chế lành mạnh sẽ giúp một đất nước vượt qua các cuộc khủng hoảng lãnh đạo, thậm chí là một cuộc khủng hoảng “chết người”. Bill Clinton vừa làm tình vừa bàn việc nước, và vị tổng thống này suýt bị truất phế nhục nhã, nhưng chính quyền
.
Hiện nay nhà cầm quyền Việt
.
Tôi đồng ý với ông Hà Sĩ Phu về bản chất của cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đang diễn ra trên đất nước ta hiện nay là, sự thờ ơ lãnh đạm của dân chúng nói chung đối với vận mệnh của đất nước, “sự liệt kháng” về phía nhân dân, sự thống trị của chủ nghĩa “mackenoism”. Vì đâu nên nỗi? Phải chăng vì nhân dân Việt Nam đã bị gạt ra ngoài lề các sinh hoạt chính trị trong một lịch sử quá lâu dài, kể từ thời của các vua quan phong kiến, đến dưới chế độ chính trị của hai miền Nam Bắc gần đây, và thậm chí đến cái thời tự xưng là “chính phủ của dân, do dân và vì dân” hiện nay.
.
© 2010 Trần Ngọc Cư
© 2010 talawas
.
.
.
No comments:
Post a Comment