Thursday, June 3, 2010

ĐẾ CHẾ KẾ TIẾP (2)

Đế chế kế tiếp (2)

Nguồn: Howard W. French, The Atlantic số tháng Năm

neofob, X-Cafe chuyển ngữ

http://www.x-cafevn.org/node/295

.

Tiếp theo phần trước

.

Trong vòng một thập niên, tuyến đường sắt bị tổn thất liên tục do hỏng hóc, sụt lở, và sai sót quản lý. Các nhà lập kế hoạch dự trù vận hành 17 chuyến mỗi ngày nhưng đến năm 1978 chỉ còn mỗi hai chuyến mỗi ngày. Người TanzaniaZambia có khuynh hướng đổ lỗi vấn đề vận hành kinh niên cho phần lớn viên chức tham nhũng. Isaac và Daniel đùa về chuyện này suốt chuyến đi. Đối với họ, thu phí bừa bãi là nguồn gốc của mọi tai ương, từ dừng không đúng lịch trình vào đêm đầu tiên để thay cơ phận, cho đến chập mạch điện làm toa tàu của chúng tôi chìm trong bóng tối khi Daniel thử bật cái quạt cũ kỹ của toa.

Như một ví dụ của hoạch định từ trên xuống của nhà nước, tuyến đường Tazara không hoạt động như dự trù. Các nhà hoạch định dự trù một hành lang nông nghiệp mới rộng gần 10 dặm anh cả hai bên đường sắt, tăng gấp đôi sản lượng nông nghiệp. Tuy vậy hầu hết đất đai -- đất mùn và cực kỳ tươi tốt -- là bỏ trống. Chính phủ chẳng bao giờ đầu tư vào điện khí hóa, trường học, hay đường xá gần đường sắt. Họ cũng chẳng cung cấp tín dụng cho nông dân để họ mua phân bón hay hạt giống tốt. Suốt một chặng 90 phút ở đông bắc Zambia, bắt đầu từ Mkushi, tôi chẳng thấy lấy một nông trại hay một làng.

Dường như Daniel lấy làm đau khổ bởi giá trị bị lãng quên của đất bỏ hoang. Anh ta biết khá rõ là nó có nhiều cơ hội đối với người nước ngoài, đặc biệt khi mà giá nông phẩm tăng cao khắp thế giới. "Người Trung Quốc đã đến," anh nói. "Họ thèm muốn đất của chúng tôi. Làm như không có đủ đất cho mọi người ở đó."

Nông dân Trung Quốc đã âm thầm đến Châu Phi từ nhiều năm qua để mua những khoảnh đất nhỏ và trồng trọt với những kỹ thuật Trung Quốc. Thế nhưng Trung Quốc bắt đầu đặt ưu tiên cho đầu tư nông nhiệp cỡ lớn ở Châu Phi vào khoảng thời gian diễn ra cuộc họp thượng đỉnh Trung-Phi 2006 ở Bắc Kinh, một mốc lịch sử trong quá trình ve vãn của Trung Quốc đối với lục địa. Vào lúc bấy giờ, Trung Quốc hứa hẹn sẽ thiết lập 10 trung tâm nông nghiệp thí điểm để quảng cáo các kỹ thuật nông nghiệp của Trung Quốc và để gởi chuyên gia khắp các nơi. Tháng Sáu năm ngoái, Economic Observer, một tuần báo độc lập tiếng Trung, đưa tin rằng Trung Quốc "đối mặt với áp lực đang tăng về an ninh thực phẩm," rằng "họ đang lên kế hoạch mướn và mua đất ở nước ngoài để phụ thêm nguồn cung cấp thực phẩm."Bắc Kinh dành ra 5 tỷ đô cho các dự án nông nghiệp ở Châu Phi trong năm 2008 với chú trọng vào sản xuất gạo và các cây có giá trị kinh tế khác.

Nhiều bước chủ động về nông nghiệp của Trung Quốc được che phủ bởi màn bí mật. Ví dụ, vào năm 2006, Trung Quốc cho Mozambique vay 2 tỷ đô với phân lời rẻ (*) cho một dự án xây đập sông Zambezi ngay giữa vùng đất màu mỡ nhất của lục địa. Năm sau, các quan chức Trung Quốc và Mozambique ký một bản thỏa thuận cho phép 3000 người Trung Quốc bắt đầu làm ruộng trong vùng. Thế nhưng sau một cuộc phản đối của dân địa phương, chính quyền Mozambique phủ định tất cả những tường thuật về dự án và chẳng mấy ai nghe đến chuyện ấy từ đó.

Các nhà chức trách ở tỉnh Trùng Khánh -- chỗ sinh sống của độ 12 triệu nông dân mà đất của họ một là đã bị mất trong cơn lụt của việc xây dựng đập Tam Hiệp, hai là dưới áp lực của phát triển đô thị ở tỉnh -- đã khuyến khích di dân hàng loạt sang Châu Phi. Vào tháng Chín 2007, Li Ruogu, người đứng đầu Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Trung Quốc, cho tờ South China Morning Post hay: "Trùng Khánh có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp hàng loạt. Trong khi đó ở Châu Phi có nhiều đất nhưng sản xuất lương thực thì thường... Những việc xuất khẩu lao động của Trùng Khánh vừa mới khỏi đầu. Thế nhưng chúng sẽ tiến triển tốt một khi chúng ta thuyết phục được các nông dân làm địa chủ ở nước ngoài."

Li hứa tài trợ hết mực cho những nông dân kể trên lúc đó nhưng lảng tránh những câu nói đó về sau này.

"Quyền lợi của Trung Quốc ở đầu tư nông nghiệp -- về đất -- là một vấn đề nhạy cảm," trong một bài luận gần đây Deborah Bräutigam viết, giáo sư ở American University và một trong những chuyên gia hàng đầu về quan hệ kinh tế của Trung Quốc với Châu Phi."Đối với nhiều người, đất đai là linh hồn của bản sắc dân tộc và nó đặc biệt dễ dàng khêu gợi cảm xúc về ngoại nhân khi mà nó dính dáng tới đất."

Chất lượng chập chờn của những hợp đồng trồng trọt của Trung Quốc và những ý kiến dữ dội đến từ những hợp đồng cho thấy là tuần trăng mật giữa những người Trung Quốc và Châu Phi có thể không tiếp tục lâu dài. Trong suốt chuyến đi của tôi, những vấn đề đất đai dường như cho thấy những thành kiến đáng sợ của những người mà tôi trò chuyện. "Nếu anh đưa vùng đất này cho người Trung Quốc để canh tác, vùng đất sẽ trở nên giàu có qua đêm," một phụ nữ nhập cư Trung Quốc phát biểu, một thương gia vào bậc trung niên ở nam Congo:"Họ lười lắm, mấy người Châu Phi này." Nhiều người Châu Phi, về phần họ, vô cùng cảnh giác những người di dân Trung Quốc; Daniel cho tôi hay rằng đây là vấn đề nhức nhối với nhiều bạn của anh ta. Các lýthuyết âm mưu thường xuyên lặp đi lặp lại. Chẳng hạn ở Dar, nhiều tin đồn loan ra là sân vận động quốc gia là một phần của thỏa thuận bí mật để cấp đất cho nông dân Trung Quốc ở Tanzania.

Suy cho cùng, sự mỏng manh của những kế hoạch trồng trọtcủa Trung Quốc có thể giới hạn tầm ảnh hưởng của chúng. Dù vậy, đầu tư của Trung Quốc vào các ngành công nghiệp khác cũng chẳng chậm đi và chẳng có lý do gì để tin là nó sẽ chậm đi. Sự thâu tóm mỏ quặng và và dầu dưới lòng đất Châu Phi thì dễ dàng che dấu công luận hơn là đất đai ở trên.

Để hoàn toàn thấu hiểu được cách tiếp cận kinh tế của Trung Quốc, người ta phải tìm hiểu lịch sử đế quốc của Châu Âu -- như chính Bắc Kinh đang làm chuyện đó. "Mới đây, đáng chú ý có một phái đoàn Trung Quốc viếng thăm Burssels," Jonathan Hoslag cho tôi hay, người đứng đầu [nhóm] nghiên cứu của Viện Nghiên Cứu Trung Quốc Học Đương Đại Brussels. "Và họ xin xem tất cả những bản đồ thuộc địa cũ của Congo. Những bản đồ này chỉ là những đo đạc địa hình tương đối chính xác của lòng đất Congo. Và họ muốn dùng chúng cho những kế hoạch phát triển ở Katanga và những nơi khác. Nếu anh xem xét những tài liệu chính sách của Trung Quốc, thật rõ ràng là họ tập trung vào việc mở bung lục địa. Rõ ràng có chiến lược lâu dài cho chuyện này. Chiến lược này tìm cách phá vỡ dòng chảy mỏ quặng bắc-nam để xây dựng những đường đông-tây cho phép bỏ qua Nam Phi." Jamie Monson, một sử gia của tuyến đường Tazara, viết rõ ràng về chiến lược này:

Xây dựng một tuyến xe lửa là làm chủ một vùng -- biểu hiện nổi bật nhất cho điều này là ước mơ của Cecil Rhodes nối liền "Cape [Town] đến Cairo" qua một hệ thống đường xe lửa toàn lục địa.Để kiểm soát một vùng đồng nghĩa với việc đẩy lui đối phương, hay ít nhất giới hạn giao thương của họ bằng thuế quan và những can thiệp điều tiết khác.

Nguyên mẫu đích thực tài trí nhất của chiến lược Trung Quốc dường như là một kế hoạch đã từng được vạch ra bởi nước Đức. Trước khi bị đánh bại trong Đệ Nhất Thế Chiến, các nhà lãnh đạo Đức từng mơ đến một đế quốc lục địa, một Trung Phi kết nối với nhau bởi những tuyến đường xe lửa từ Dar es Salaam đến Đại Tây Dương. Một tuyến đường phương bắc từ Dar đến Moshi được hoàn tất vào năm 1912. Người Đức khảo sát một tuyến đường phương nam, về cơ bản là nguyên mẫu của tuyến Tazara, vào giữa năm 1904 và 1907. Thế nhưng dự án bị bỏ rơi sau một cuộc nổi loạn địa phương chống lại sự cai quản của người Đức.

Kế hoạch đường sắt của nước Đức được thúc đẩy bởi cạnh tranh dữ dội với nước Anh. Cho dù Trung Quốc có thể tuyên bố là một cường quốc kiểu mới, những kế hoạch của họ, thật giống nhau, luôn có một thành phần chiến lược, tính luôn cả cạnh tranh với phương Tây, và gần đây là một khao khát qua mặt nền kinh tế chính yếu của khu vực, Nam Phi, và sau cùng là kiểm soát thị trường của những mỏ quặng quan trọng của Châu Phi.

Để thành công, Trung Phi của nước Đức sẽ phải đòi hỏi sự hợp tác từ Bỉ và Bồ Đào Nha để những con tàu của họ băng qua Congo và Angola rộng lớn trên đường đi đến Ấn Độ Dương. Trong năm năm ngắn ngủi, Trung Quốc giải quyết xong vấn đề này, tái xây dựng tuyến đường xe lửa Benguela của Angola và đặt nền móng cho một mạng lưới xe lửa và đường bộ rộng lớn mới sẽ được xây dựng ở Congo, Zambia, và những nước lân cận. Trung Quốc sẽ không giao lại những tuyến đường này cho những chính quyền Châu Phi như họ đã từng làm với Tazara. Hay đúng hơn, họ sẽ giữ phần lớn kiểm soát những đầu tư đường sắt, điều hành những tuyến đường sắt cho đến khi tiền bỏ ra được thu hồi lại bằng vé và thu nhập chở hàng và những lệ phí khác.

(còn tiếp)

.

.

.

No comments:

Post a Comment