Sue Lloyd-Roberts
BBC Newsnight, Bắc Hàn
Cập nhật: 15:52 GMT - thứ tư, 2 tháng 6, 2010
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/06/100602_life_inside_n_korea_.shtml
Ngay khi chúng tôi đặt chân xuống sân bay Bình Nhưỡng thì người ta tịch thu ngay điện thoại di động của chúng tôi và trong suốt thời gian ở Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên chúng tôi không truy cập được internet.
.
Tại khách sạn chúng tôi nghỉ, những nhân viên ‘kèm cặp’ chúng tôi (người của chính phủ) đã đặt phòng ngay bên cạnh chúng tôi, và chỉ có một lần chúng tôi định rời khách sạn mà không để họ bám đuôi thì người ta đã phát hiện ngay và chúng tôi bị nhắc nhở.
Qua trao đổi với những người kèm cặp, chúng tôi cũng được biết rằng phòng của chúng tôi ở bị nghe lén.
Nhưng cũng đâu chỉ có chúng tôi bị như vậy, cuộc sống toàn bộ đất nước này trôi đi trong mớ bong bóng của sự bất thường.
Đất nước này đã và đang bị cách ly với khỏi thế giới bên ngoài và bị một theo dõi bởi một đội quân mật vụ qui mô.
Chỉ có hai mạng lưới điện thoại di động. Giới ngoại giao đoàn và nhân viên phi chính phủ sử dụng một trong hai hệ thống này để liên lạc với nhau.
Một sô ít thuộc thành phần có thanh thế người Bắc Hàn sử dụng một hệ thống khác, nhưng hệ thống này cũng không cho phép họ liên lạc với người nước ngoài ở trong nước và liên lạc với bất cứ ai bên ngoài Bắc Hàn.
.
Tốc độ chóng mặt
Chúng tôi đã được mời tới Bắc Hàn dự lễ kỷ niệm đánh dấu ngày sinh nhật của Lãnh tụ vĩ đại, Kim Nhật Thành, người sáng lập ra Bắc Hàn.
Nhưng lời mời đi kèm với điều kiện là chúng tôi chỉ được quay phim các trang trại kiểu mẫu, các làng mạc kiểu mẫu, trường học điểm và nhà hộ gia đình kiểu mẫu.
Chúng tôi được hướng dẫn đến quay bức tượng điện ảnh của Lãnh tụ Vĩ đại, người mặc dù đã chết nhưng vẫn là chủ tịch, và chân dung con trai ông là Lãnh tụ Đáng kính, Kim Chính Nhật.
Chúng tôi đã không bao giờ được phép quay bất kỳ gì ngoài chương trình chính thức hoặc nói chuyện với bất cứ ai mà người chúng tôi nói chuyện với chưa được chuẩn bị.
Khi chúng tôi lên đường về nông thôn, chúng tôi ngồi trong xe với tốc độ chóng mặt khi xe qua thị xã và làng mạc với thực trạng tiều tụy khác nhau và họ không cho phép dừng xe giữa đường.
Tại Bình Nhưỡng bất cứ ai không hợp với những hình ảnh Bắc Hàn phô ra đến gần máy quay phim đều bị người đi kèm chúng tôi xua đi, đặc biệt là bất cứ ai vừa từ chợ tư nhân về vì cái gì dính tới tư nhân là điều làm cho chế độ Cộng sản thấy hổ thẹn.
.
Kèm cặp tới nơi tới chốn
Lúc đầu tôi chỉ đơn giản là rất bực với người đi kèm chúng tôi vì cảm thấy họ không có khái niệm về công việc của một đoàn làm phim truyền hình muốn làm là gì.
Nhưng sau khi khó chịu thì tôi dần dần nhận ra là sự mong đợi của họ về công việc chúng tôi làm cũng chỉ ở mức đó vì đơn giản là họ không hề biết về sự khác biệt trong cách tác nghiệp.
Truyền hình Bắc Hàn chỉ quay và phát tiểu sử hai nhà lãnh đạo cũng như hình ảnh phô trương quân đội, trang trại kiểu mẫu, làng mạc kiểu mẫu…
Nhân viên kèm cặp chúng tôi có lẽ chưa bao giờ xem tin tức hoặc phim tài liệu về đất nước của họ hoặc phần còn lại của thế giới.
Họ không được phép, và họ có thể không thể, bởi không ai có quyền truy cập vào Internet ở Bắc Hàn.
Thay vào đó, Bắc Hàn có một mạng nội bộ nội bộ đặc biệt mà tôi đã được cho xem tại Đại học Tổng hợp Bình Nhưỡng.
Một sinh viên cao học ngành luyện kim nói thạo tiếng Anh giải thích rằng sinh viên này không thể so sánh nghiên cứu của mình với một sinh viên khác cùng ngành, ở London hay Los Angeles, bởi vì hệ thống này không cho phép.
Tuy nhiên, sinh viên này nói thêm với thái độ biết ơn rằng"Nhà lãnh đạo Đáng kính đã cẩn thận đến mức cho chúng tôi tất cả những gì chúng tôi cần biết trên hệ thống mạng nội bộ của chúng tôi".
Tại khoa ngoại ngữ của trường đại học này, tôi hỏi các học sinh cách họ làm sao mà học tiếng Anh tốt như vậy.
"Nhờ Lãnh tụ Vĩ đại," một sinh viên trẻ trả lời: "chúng tôi được phép xem phim Anh và Mỹ, như The Sound of Music."
.
'Không có bí mật'
Khi tôi hỏi họ các nhà lãnh đạo thế giới - khác với Lãnh tụ Kính yêu – mà họ ngưỡng mộ là ai, một sinh viên nhanh chóng trả lời "Stalin và Mao Trạch Đông!"
Tuy nhiên, các sinh viên đã không được nghe nói về Nelson Mandela.
Chẳng lạ gì khi mỗi năm khoảng trên dưới 3.000 người Bắc Hàn đào thoát khỏi nơi đây, quốc gia bị cô lập và ẩn dật nhất trên thế giới, và đặt chân tới Nam Hàn thì họ dường như cảm thấy đã hạ cánh xuống một hành tinh khác.
Tại Nam Hàn, người ta có thể dùng điện thoại di động trả tiền trong siêu thị, Nam Hàn có tốc độ kết nối Internet nhanh nhất thế giới cũng như tỷ lệ người sử dụng cao hơn bất kỳ nước nào khác.
Và nếu bạn cảm thấy nhàn cư quá thì có camera và màn hình cảm ứng để tại các trục đường phố mua sắm chính để bạn bạn gửi hình cho bạn bè!
Tất cả người mới đến từ Bắc Hàn đến Nam Hàn đều vào các trường chính phủ nhiều học nhiều tháng đặc biệt để tìm hiểu cách đối phó với thế kỷ 21.
Tôi đã gặp Sena, người đến Nam Hàn chỉ cách đây năm tháng, tại một cửa hàng máy tính và điện thoại di động ở Seoul.
"Tôi yêu internet", cô nói với tôi, "bởi vì không có gì là bí mật. Mọi người có thể biết tất cả mọi thứ!"
Cô ấy yêu điện thoại di động của cô, cô nói, bởi cô không còn phải đi bộ vài dặm chỉ đơn giản là để nhắn một tin cho bạn bè khi còn ở Bắc Hàn.
Người bạn của cô, Garam, cảm thấy ấn tượng nhất với đồ ăn thức uống: "Ở Nam Hàn, bạn có thể ăn bất cứ gì vào bất cứ lúc nào bạn muốn. Tại Bắc Hàn, bạn không bao giờ có thể tìm thấy bất cứ gì bạn muốn ăn."
Nhưng nhiều người bỏ trốn Bắc Hàn sang Nam Hàn phàn nàn về cách họ bị đối xử ở Nam Hàn.
"Mọi người ở đây coi thường chúng tôi," một người khác mới tới đây nói với tôi. "Họ xem chúng tôi là người nghèo, học hành không tới đâu và là người an hem nói giọng nặng. Chúng tôi khó có thể tìm được việc ở đây."
Nhân dân ở miền Bắc cho bạn biết rằng họ dài cho hai nước được thống nhất lại.
"Đã 60 năm kể từ khi đất nước bị chia cắt bởi cuộc nội chiến. Thống nhất là ước mơ của chúng tôi," một sinh viên Đại học Bình Nhưỡng nói với tôi. "Sẽ có ngày điều đó phải xảy ra".
Cũng có chút giống như thái độ của Tây Đức đối với Đông Đức trước khi thống nhất, Nam Hàn không phải là quá bận tâm nghĩ về việc 23 triệu người anh em nghèo đói và bị giáo dục kém tràn qua biên giới.
Và việc Bắc Hàn đánh chìm tàu hải quân Nam Hàn đã đưa quan hệ giữa các quốc gia thù nghịch tới một trong những mốc nguy hiểm nhất kể từ khi chiến tranh kết thúc.
Cơ hội thống nhất đất nước chưa bao giờ lại xa vời như vậy.
.
.
.
No comments:
Post a Comment