Tuesday, June 1, 2010

CÔNG ƯỚC LHQ VỀ QUYỀN TRẺ EM

Bao la tình Bác

Tưởng Năng Tiến

01/06/2010 7:07 sáng 1 phản hồi

http://www.talawas.org/?p=20832

.

“Tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn, và các cháu thanh niên nhi đồng quốc tế.”

Hồ Chí Minh (Di chúc, ngày 10 tháng 5 năm 1969)

Tôi đã có lần phiêu lưu – từ Vũng Tầu về đến tận Sài Gòn – trên một chuyến xe đò chở nặng khách hàng, cùng với nỗi âu lo (có thể nhìn thấy được) trên nét mặt của từng người. Khi đất nước còn trong cảnh ngăn sông cách chợ, di chuyển trên một đoạn đường dài mấy mươi cây số – từ địa phương này, đến địa phương kia – là một khoảng cách rất “nhiêu khê”, và “mạo hiểm”, đối với nhiều người. Riêng tôi nhẹ tênh, chỉ có hai tay đút túi, nên được cho lên băng trước – ngồi giữa bà chủ xe và ông chồng, đang cầm lái.

Phụ xe ở Việt Nam vốn là một nghề vất vả, và vất vả nhất là lúc… cách mạng (vừa) về! Ngoài chuyện đón khách, thu tiền, sắp xếp chỗ ngồi và hàng hóa, còn phải tất bật lo lót ở các trạm kiểm soát. Chi nhiều quá thì lỗ mà chung ít quá thì đi (e) không lọt.

Ét xe – do đó – phải năng nổ, tháo vát, nhanh tay, lẹ mắt, và… lẹ miệng. Những “đức tính” cần thiết này, bà chủ chiếc xe đò – kiêm luôn việc của lơ xe, hôm ấy – đều không thiếu, hoặc có dư. Lúc thì lớn bà la lớn quát tháo đòi thêm tiền hành khách, khi thì bà xởi lởi tươi cười nhỏ nhẹ với những chú công an, và trong lúc xe lăn bánh thì bà chuyển vai – từ phụ xe, sang… phụ lái:

“Tắp qua lề trái, tắp qua lề trái… coi chừng, coi chừng ổ gà bên phải…”

“Rà thắng, rà thắng, chậm chậm, chậm chậm, coi chừng mấy đứa nhỏ bán hàng rong…”

“Thắng, thắng, thắng liền…, thấy ông già muốn qua đường không?”

“Quẹo, quẹo, quẹo… nha… “

“Stop, stop, stop…”

Bà mím môi, trợn mắt, ngoẹo cổ, nghiêng người, đạp chân… – tùy theo tình huống. Tôi liếc nhìn ông chồng (vẫn điềm nhiên cầm lái) và thoáng có ý nghĩ rằng đây chính là một vị Bồ Tát hoá thân. Ngài hiện diện giữa cõi trần – đầy bi ai, hệ lụy – để dạy cho chúng sinh một bài học sống động về gương điềm đạm, và nhẫn nại.

Tất nhiên, đây chỉ là một ý nghĩ viển vông. Ông chủ xe cũng chỉ là một người trần. Và sức người, tất nhiên, có hạn:

“Đ… mẹ, sao mà mày… bao la quá vậy Tám!”

Bà Tám, quả tình, có hơi bao biện và bao la (quá) thật. Chớ phụ nữ, nói chung, ai mà không… bao la chút đỉnh – đúng không? Thuộc tính này, khách quan mà xét, ít thấy ở những người khác phái. Đàn ông, tuy thế, khi đã “chịu” bao la thì mấy chả cũng (“trời /biển”) hết biết luôn.

Hồ Chí Minh là một trong những người (thuộc diện) bao la như thế. Di chúc của ông có đoạn viết: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình yêu thương cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế.”

Thiệt là mát trời ông Địa! Tác phẩm Mênh mông tình dân của bác Lê Khả Phiêu (hẳn) phải được gợi hứng từ những ý tưởng mông mênh (cỡ đó) của Bác Hồ. Vì các bác đều bao la (quá đáng) nên nhi đồng ở ta đã bị Đảng và Nhà nước bỏ quên.

.

Trẻ thơ lang thang. Nguồn: RFA

http://www.talawas.org/wp-content/uploads//2010/06/TNT-Tre-tho-4.jpg

.

Sau hơn nửa thế kỷ cầm quyền, đến ngày 12 tháng 2 năm 2004, mới thấy có quyết định của Thủ tướng Chính phủ (số 19/2004/QĐ-TTg) về việc phê duyệt Chương trình Ngăn ngừa và Giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004 – 2010. Mục tiêu cụ thể của quyết định này là “ngăn chặn và trợ giúp trẻ em lang thang kiếm sống để đến năm 2010 giảm được 90% số trẻ em này.”

Năm năm sau, báo Dân Trí (số ra ngày11 tháng 11 năm 2009) đi tin: “Theo Bộ LĐ-TB&XH, tính đến thời điểm này cả nước vẫn chưa có cuộc điều tra chính thức nào về hình thức lao động mà trẻ em tham gia mà chỉ dựa theo số liệu điều tra mức sống dân cư... Lạm dụng lao động trẻ đang là vấn đề nổi cộm của xã hội và đang được Chính phủ từng bước giải quyết.”

Và cho đến khi đáo hạn, vào ngày 28 tháng 4 năm 2010, bà Nguyễn Mai Oanh (Điều phối viên của ILO – International Labour Organization) cho biết:

“Hình ảnh mà chúng tôi nhìn thấy trong chuyến khảo sát thực tế vẫn là những đứa trẻ lang thang bán vé số, đánh giày, xin ăn… Dưới mọi hình thức, lao động trẻ em cần được hỗ trợ để xóa bỏ. Do đó, dự án mong muốn có những con số cụ thể, hoàn cảnh xác thực để xây dựng phương thức hỗ trợ hợp lý và hiệu quả.”

.

Trẻ thơ trong kỹ nghệ xây cất. Nguồn: baomoi.com

http://www.talawas.org/wp-content/uploads//2010/06/TNT-Tre-tho-1.jpg

.

Nói cách khác, kể từ lúc có quyết định của Thủ tướng Chính phủ (ký năm 2004) với mục tiêu cụ thể là “đến năm 2010 sẽ giảm được 90% số trẻ em lang thang kiếm sống“ cho đến hôm nay (ngày 1 tháng 6 năm 2010, Ngày Nhi đồng Quốc tế) Việt Nam chưa hề đụng một ngón tay nào vào việc thực hiện đề án này. Vẫn “chưa có cuộc điều tra chính thức nào” thì đào ở đâu ra “những con số cụ thể” (theo như yêu cầu của ILO) để tổ chức này có thể lập dự án – với kinh phí 2,5 triệu Euro – vừa được Cơ quan Hợp tác và Phát triển Tây Ban Nha cùng Tổ chức Lao động Quốc tế ký kết, và công bố ngày 29 tháng 3 năm 2010 vừa qua, tại Hà Nội.

Và nói tóm lại, theo nhận định của ông Nguyễn Thùy – Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Nam – là: “Các chương trình mục tiêu bảo vệ trẻ em cũng chưa có và chưa hề có chính sách cụ thể để giải quyết lao động trẻ em ngoài hình thức tuyên truyền mang tính thời vụ.”

Hạn từ “thời vụ,” trong trường hợp này, lại có nghĩa rất cụ thể như sau: khi nào có kinh phí (vài triệu Euro hay Dollar) thì vấn đề sẽ trở thành bức xúc, nổi cộm, nhức nhối… Luật lao động, Luật BVCSTE, Công ước Quốc tế về quyền trẻ em… sẽ được mang ra hội thảo, bàn luận, mổ xẻ tới nơi tới chốn.

Sau khi cam kết, ký kết, và tiền đã được “rót” xong thì vấn đề (tự nhiên) cũng sẽ xẹp dần như một cái bánh xe cán phải đinh. Mọi chuyện (rồi) lại đâu vào đó, cứ y như cũ, cho đến khi có kinh phí mới.

Báo Nhân Dân, số ra ngày ngày 7 tháng 8 năm 1999, có bản tin “Khen thưởng hai em nhỏ mười năm cõng bạn đến trường” với những chi tiết sau:

“Em Huỳnh Duy Tài vì bị phế tật nên phải nhờ hai bạn là Bùi Ngọc Nha và Nguyễn Qúi cõng đi học liên tiếp trong vòng mười năm qua. Tại Ðại hội Cháu ngoan Bác Hồ, huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam (vào hôm 29 tháng 7 năm 99) các em đã nhận được những tràng pháo tay nồng nhiệt nhất.”

Hơn mười năm sau, Tuổi Trẻ Online – đọc được vào ngày 10 tháng 3 năm 2010 – cũng có bài viết (“Năm năm cõng bạn đến trường”) với nội dung tương tự:

“Năm năm trôi qua, trên con đường đất dài hơn 3km từ buôn Mí ra Trường Lý Tự Trọng, luôn có mặt bên H’Thương là cô bạn tốt bụng học cùng lớp H’Nơi. Dù trời nắng thiêu đốt hay mưa gió lầy lội, H’Nơi vẫn miệt mài cõng bạn đến trường…”

Tất nhiên, tại Ðại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm nay, các em cũng sẽ được “biểu dương” và “khen thưởng.” Phải chi, Đảng và Nhà nước thay được “những tràng pháo tay nồng nhiệt” bằng những đôi nạng gỗ – hay những cái xe lăn – thì đỡ khổ (cho các em) biết chừng nào!

Nỗi khổ của các em đã được Bác Hồ nêu rõ, vào ngày thành lập Hội Nhi đồng Cứu quốc, tại Cao Bằng, qua bài “Thơ kêu gọi thiếu nhi”:

“Trẻ em như búp trên cành,

Biết ăn, biết ngủ, học hành là ngoan.

Chẳng may vận nước gian nan,

Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng…”

(Báo Việt Nam Độc Lập, 106, số ra ngày 21 tháng 09 năm 1941)

.

Trẻ thơ trong kỹ nghệ sắt thép. Nguồn: tuoitre.vn

http://www.talawas.org/wp-content/uploads//2010/06/TNT-Tre-tho-2-400x266.jpg

.

Sáu mươi năm sau, từ Hà Nội, ký giả Huw Watkin của South China Morning Post có bài tường thuật (“Children Sold Into Begging, Pimping And Drug Dealing”) rằng “cứ năm đứa bé đang lê trên vỉa hè của ba mươi sáu phố phường là có một đứa… ăn xin.” Bốn đứa còn lại, tất nhiên, cũng bận: đánh giầy, bán vé số, bán ma túy, hay dắt mối…

.

Trẻ thơ trong kỹ nghệ không khói. Nguồn: Shanghai Star

http://www.talawas.org/wp-content/uploads//2010/06/TNT-Tre-tho-3.jpg

.

Đôi lúc, tôi trộm nghĩ: nếu ông Hồ Chí Minh đừng đi (linh tinh) tìm đường cứu nước thì chưa chắc toàn dân đã được “hưởng” Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc, và đất nước (chắc chắn) sẽ thiếu mất một lãnh tụ anh minh; tuy nhiên, bù lại, trẻ thơ Việt Nam sẽ có được một chiếc xe lăn hoặc đôi nạng để làm chân đi học – khi cần. Và cũng sẽ không có đứa bé nào của xứ sở này phải trôi dạt đến những nơi xa xôi – có tên gọi là “Mecca for paedophiles” (Thánh địa ấu dâm) – để làm đồ chơi, cho thiên hạ mua vui.

Sao mà bao la quá vậy, mấy cha?

© 2010 Tưởng Năng Tiến

© 2010 talawas

.

.

Đồng bằng sông Cửu Long: Trẻ em nghèo mưu sinh (TP 24-5-10)

.

.

.

Công Ước Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ Em

Giadinh.net

Thứ ba, 05/12/2006, 15:00(GMT+7)

http://giadinh.net.vn/382p0c1005/cong-uoc-cua-lien-hop-quoc-ve-quyen-tre-em.htm

Ngày 20/11/1989, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và nước đầu tiên ở châu Á phê chuẩn Công ước vào ngày 20/2/1990.
.

[Downloadbản tiếng Việt] [Downloadbản tiếng Anh]

,

1.Công ước là văn bản pháp luật

Công ước là một văn bản pháp luậtquốc tế nhằm bảo vệ trẻ em mà tất cả mọi người cần thực hiện. Khi một quốc giaký và phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em thì chính phủ của quốc gia đó phải tuânthủ điều ước quốc tế đó để đạt được một số các tiêu chuẩn cơ bản nhất định chotrẻ em.

2. Ai là trẻ em và người chưathành niên?

Trẻ em là tất cả những người dưới16 tuổi theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của ViệtNam.Người chưa thành niên là những người dưới 18 tuổi.

Các em có quyền được sống, trưởngthành, phát triển mạnh khoẻ và hạnh phúc, trong tình thương yêu của cha mẹ, giađình và cộng đồng.

3. Không phân biệt đối xử đốivới trẻ em

Nguyên tắc cơ bản là mọi trẻ em phải được hưởngquyền của mình dù là gái hay trai, giàu hay nghèo, khoẻ mạnh hay ốm đau, khuyếttật, đa số hay thiểu số, theo tôn giáo hay không tôn giáo…

4.Quyền được có họ tên và quốc tịch

Trẻ em có quyền có họ tên và có quốc tịch ngay từkhi ra đời.

5.Quyền được bảo vệ và chăm sóc

Vì chưa đạt đến sự trưởng thành về mặt thể chất vàtrí tuệ, trẻ em cần phải được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, trước cũng như saukhi ra đời.

Các bậc cha mẹ là những người chịu trách nhiệmchính trong việc nuôi nấng và giáo dục con cái của mình, cung cấp cho các em cơmăn áo mặc. Khi làm việc vắng nhà, chúng ta cần phải lo thu xếp sao cho trẻ emluôn được người lớn có trách nhiệm trông nom, hoặc đưa các em đến nhà trẻ,trường học để các em được an toàn và chăm sóc tốt.

6.Quyền không bị cách ly khỏi cha mẹ

Trong trường hợp trẻ sống riêng với cha hoặc mẹcủa mình, các em có quyền gặp gỡ với người cha hay người mẹ mà các em không đượcsống chung. Nếu vì một lý do nào đó mà một trong hai người đang ở nơi khác, trẻem có quyền được biết nơi ở và tình hình của cha, mẹ mình. Khi cha mẹ không sốngvới con mình, họ cần phải chu cấp cho các em một khoản tiền trợ cấp đảm bảo chocác em cuộc sống đầy đủ.

7.Quyền được chăm sóc sức khoẻ

Các bậc cha mẹ cần phải chăm sóc sức khoẻ của concái mình, giữ cho các em luôn sạch sẽ, được tiêm phòng và trong trường hợp cácem bị ốm đau, được đưa tới các trung tâm y tế, nơi có điều kiện chăm sóc sứckhoẻ cho các em.

8.Quyền được học hành

Trẻ em cần nhận được sự giáo dục cần thiết, đượcgiúp đỡ để phát triển tốt về thể chất, trí tuệ và xã hội, trở thành người côngdân có trách nhiệm và biết tôn trọng những quyền của người khác.

9.Quyền trẻ em trong trường học

Nghĩa vụ của thầy cô giáo là lên lớp và giảng dạytốt, khi uốn nắn trẻ em không được làm tổn hại đến các em, không được xúc phạmtrẻ em. Các bậc cha mẹ cần phối hợp với nhà trường trong việc giám sát để đảm bỏđiều này được thực hiện.

10.Quyền được sống trong môi trường lành mạnh

Trẻ em có quyền được sống và hưởng một môi trườnglành mạnh và tự nhiên. Để có được điều này, người lớn phải có trách nhiệm hướngdẫn và giáo dục các em biết giữ gìn thiên nhiên, nguồn nước, bầu không khí, câycối và các loài vật.

11.Quyền được giải trí

Trẻ em có quyền được vui chơi, giải trí và thamgia vào bất kỳ một hoạt động nào cần thiết cho sự hình thành và phát triển nhâncách và thể chất của các em.

12.Quyền được thông tin

Trẻ em có quyền được đọc sách báo, xem các chươngtrình truyền hình và nghe các chương trình phát thanh phù hợp với lứa tuổi củacác em. Các bậc cha mẹ cần biết con cái mình đọc gì và xem gì, để hướng dẫn cácem tránh đọc và xem những điều làm cho các em sợ hãi, nhầm lẫn hoặc làm hại đếncác em.

13.Quyền được tổ chức hội họp

Trẻ em cũng có quyền được tự do kết giao và tậphợp nhau theo những nhóm bạn cùng chung sở thích, cũng như tổ chức những cuộchọp mang tính chất hoà bình.

14.Quyền được tự do bày tỏ ý kiến

Trong tất cả mọi quyết định có ảnh hưởng đến trẻem được đưa ra trong gia đình, trường học, toà án, bệnh viện hay tại bất kỳ mộtcơ quan nào khác, người lớn cần lắng nghe ý kiến của trẻ em và làm những điềutốt nhất cho các em.

15.Quyền được bảo vệ chống lại sự ngược đãi

Không ai được phép làm tổn hại đến trẻ em. Nghĩavụ của chúng ta là tôn trọng và bảo vệcác em. Không ai được ngược đãi trẻ em trai và gái về mặt thể chất, bằng ngônngữ hoặc tình cảm, kể cả cha, mẹ, thầy cô giáo hay những người chăm sóctrẻ.

Ai xâm hại về thể chất và tinh thần, làm tổnthương hoặc gây thương tích cho một bé trai hay gái là người phạmtội.

16.Quyền được bảo vệ chống lại sự lạm dụng tình dục

Các bậc cha mẹ có nghĩa vụ bảo vệ con cái của mìnhtránh mọi nguy cơ bị xâm hại tình dục dưới mọi hình thức khác nhau (từ những lờinói bóng gió, những cái vuốt ve mơn trớn, tiếp xúc bằng tay đến những sự phôdiễn xấu xa và hành vi cưỡng dâm).

Không một ai, kể cả cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, anhem, họ hàng, thầy cô giáo, hàng xóm, hay những người xa lạ với gia đình, có thểlạm dụng và xâm hại trẻ em về mặt tình dục.

Lạm dụng tình dục trẻ em là một tội ác. Nếu cha mẹhay những người có trách nhiệm chăm sóc các em nhận thấy những điều đó mà khôngbáo cho các nhà chức trách thì bị coi là kẻ đồng phạm.

17.Quyền được nhận làm con nuôi

Trẻ em vì một nguyên nhân nào đó không có cha mẹ,đều có quyền có một gia đình và được nhận làm con nuôi dưới hình thức hợp pháp.Cấm mọi hành vi mua bán trẻ em. Hãy nhớ rằng buôn bán trẻ em là một tộiác.

18.Quyền được nhận sự chăm sóc đặc biệt

Những trẻ em không thể nhìn, không thể nghe, phảidùng xe đẩy, nạng hay máy móc hỗ trợ; chậm phát triển hay có bệnh về mặt tinhthần, đều có quyền được mọi người yêu quý, chăm sóc, tôn trọng, được phục hồichức năng và tạo điều kiện để làm việc bởi vì các em có giá trị cho chính bảnthân mình, tuỳ theo khả năng sẵn có của các em.

Các bậc cha mẹ cần phải tìm kiếm và nhận sự trợgiúp cũng như các thông tin cần thiết.

19.Quyền được bảo vệ chống lại sự bóc lột

Cấm lợi dụng trẻ em, buộc các em đi làm ăn xin,hoặc làm việc vì lợi ích riêng của người lớn. Đây chính là hình thức bóc lột trẻem. Không một ai có quyền làm điều đó, kể cả các bậc cha mẹ.

20.Quyền được bảo vệ khỏi bị bóc lột về kinh tế

Trẻ em gái và trai từ đủ 15 tuổi trở lên do nhucầu cần phải lao động sớm, phải có chế độ làm việc đặc biệt, chỉ làm những côngviệc nằm trong khả năng của mình, tại nơi không nguy hiểm và không độc hại. Cácem cần phải được lĩnh một khoản tiền lương hợp lý để sử dụng cho nhu cầu củamình và phải có thời gian để các em học tập, vui chơi giải trí.

21.Trẻ em và cuộc sống nội trú

Vì một lý do nào đó mà trẻ em phải sống nội trútrong bệnh viện hoặc trung tâm giáo dưỡng thì có quyền được đối xử tốt, đượcgiải thích vì sao các em ở đó và khi nào các em được ra, được tôn trọng về mặtnhân phẩm, được thương yêu và tạo mọi cơ hội để phát triển và nâng cao trìnhđộ.

22.Bảo vệ trẻ em chống mọi hình thức tra tấn và đối xử tàntệ

Cấm mọi hành vi làm nhục, đối xử dã man và vô nhânđạo đối với trẻ em như đốt, trói, đánh đập bằng gậy gộc và những vật dụng khác.Người lớn có nghĩa vụ phải bảo vệ các em và tố cáo với các nhà chức trách khibiết được ai đó đang phạm tội ác này.

23.Khi trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật

Luật pháp quy định, không một trẻ em nào có thể bịbắt hay bị tạm giam, tạm giữ trong đồn cảnh sát hoặc nhà tạm giữ nếu chưa cóquyết định tạm giam, tạm giữ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Không trẻ em nào có thể bị coi là có tội và phảichịu hình phạt khi chưa có phán quyết của Toà án. Trẻ em làm trái pháp luật cầnnhận được mọi sự giúp đỡ, chăm sóc cần thiết để có điều kiện sớm hoà nhập vàocuộc sống của gia đình và cộng đồng, tránh các hành vi tái phạm.

Các bậc cha mẹ và những người giám hộ đỡ đầu chínhlà những người chịu trách nhiệm về mọi hành vi của con cái mình.

24.Bảo vệ trẻ em trước nạn ma tuý

Các bậc cha mẹ hay người giám hộ phải luôncảnh giác, phải giáo dục và hướng dẫn trẻ em nhằm ngăn ngừa việc các em tiêu thụvà sử dụng ma tuý, thuốc lá, rượu và bất kỳ sản phẩm nào khác làm hại đến sứckhoẻ của các em.

[Downloadbản tiếng Việt] [Downloadbản tiếng Anh

.

.

.

No comments:

Post a Comment