Phải hiện đại đường sắt bằng nguyên khí quốc gia!
TS Trần Đình Bá
31/05/2010 21:05:07
http://bee.net.vn/channel/1983/201005/Phai-hien-dai-duong-sat-bang-nguyen-khi-quoc-gia-1755354/
Lãnh đạo ngành đường sắt đã nhận thấy vấn đề và mong muốn nhanh chóng bằng một giải pháp táo bạo mạnh mẽ, đi tắt đón đầu, đó là dự án làm mới tuyến đường sắt đôi tốc độ 300km/h với chi phí 56 tỷ USD. Nhưng đã đến lúc phải khẩn cấp hiện đại ĐSVN chính bằng Hiền tài và Nguyên khí Quốc gia!
LTS: Một góc nhìn khác về dự án Đường sắt cao tốc Bắc Nam của TS Trần Đình Bá. Theo ông, Đường sắt cao tốc (ĐSCT) và vấn đề hiện đại đường sắt là hai việc hoàn toàn khác nhau và việc Việt Nam nên làm là hiện đại hóa tuyến đường sắt khổ 1m hiện tại. Bee xin đăng bài viết của vị TS này để bạn đọc cùng tham khảo.
Nước ta đã phá tan “xiềng xích cấm vận" hàng chục năm để bơi ra biển lớn WTO. “Hiền tài là Nguyên khí Quốc gia - Nguyên khí mạnh thì thế nước lên cao…. “có thể nói trong lịch sử dân tộc – Thời đại Hồ Chí Minh đang đạt đến thời kỳ phát triển rực rỡ của Nguyên khí thịnh.
Song trong những thành tựu to lớn đã đạt được, nước ta đang phải đường đầu với những vấn đề thử thách nghiêm trọng nhất trong lịch sử dân tộc. Trong kỷ nguyên thanh bình hạnh phúc hôm nay tai nạn giao thông mỗi năm làm chết trên 12 ngàn người, thiệt hại kinh tế gần 1 tỷ USD – giữa thời kỳ nguyên khí thịnh máu nóng của đồng bào ngày đêm lại phải lại “xối“ xuống mặt đường giao thông thảm khốc hơn cả chiến tranh ở Iraq.
Tai nạn giao thông như con “mãng xà“ khát máu mỗi ngày điềm nhiên "xé xác nuốt chửng" hơn 30 mạng người dòng giống con Lạc cháu Hồng làm cho mỗi người dân bồi hồi nhớ tới Thạch Sanh. Điều đáng buồn là chưa có một “Thạch Sanh” nào xông ra ngăn chặn để cứu dân lành. Bộ Giao thông vận tải – cơ quan quản lý Nhà nước về tổ chức đảm bảo an toàn giao thông cho toàn xã hội vẫn chưa đưa ra được lộ trình – giải pháp cụ thể, thực sự lúng túng trước vấn nạn và cuối cùng cũng đã phải “lập đàn“ cầu hiền – cầu tài kêu gọi toàn dân hiến kế …..
Tỷ trọng giao thông công cộng do Nhà nước chi phối hoạt động thấp chưa từng có đã không đáp ứng được nhu cầu nên đã làm gia tăng nhanh đột biến các phương tiện giao thông tư nhân – đặc biệt là ô tô và xe gắn máy làm cho mật độ giao thông trên đường bộ đến mức dày đặc gây nên nhiều va chạm kinh hoàng, tai nạn xảy ra là tất yếu.
Chỉ cần nhìn vào đường sắt nước ta là thấy ngay vấn đề, đó là loại hình giao thông công cộng lớn nhất, hiện đại, tiên tiến an toàn được thuộc Nhà nước chi phối quản lý được toàn dân kỳ vọng đóng vai trò chủ lực sẻ đảm đương được trên 50 thị phần vận tải song đã và đang tụt hậu nhất trong tất cả năm loại hình vận tải, chỉ đạt khoảng 10 % thị phần, thấp nhất và lạc hậu hơn cả vận tải đường sông.
Lãnh đạo ngành đường sắt đã nhận thấy vấn đề và mong muốn nhanh chóng bằng một giải pháp táo bạo mạnh mẽ, đi tắt đón đầu, đó là dự án làm mới tuyến đường sắt đôi tốc độ 300km/h với chi phí 56 tỷ USD.
Dự án “trọn gói” này mở ra một tương lai huy hoàng cho bức tranh giao thông song vẫn còn đó chứa đựng nhiều yếu tố mơ hồ nửa thực nửa mơ không khỏi làm dư luận trong nước băn khoăn và làm chấn động gây “hoang mang“ cho một số cường quốc về đường sắt trên thế giới như Mỹ – Nhật – Nga – Trung Quốc – Anh – Pháp …...
Đưa một chuyến tàu chở 56 tỷ USD tiền của dân – mặc dù là vốn vay ODA - BOT để đi mua về 1570 km đường sắt cao tốc Shinkansen tốc độ 300 km/h như một món “hàng hóa“ thì quá dễ. Nhưng sẽ đặt nó ở đâu?
Nên treo con đường sắt cao tốc đó trên cao hay lại phải đặt trên mắt đất tốn thêm 80 km2 - bằng diện tích cả một huyện lớn để làm đường và nhà ga!? Sẽ phải có khoảng vài triệu dân mất nhà cửa vì phải di dời để giải tỏa, lượng lương thực cả nước sụt giảm mỗi năm vài chục vạn tấn do diện tích canh tác bị thu hẹp trong khi dân số tăng thêm 1 triệu người, rất nhiều vấn đề xã hội - môi sinh - môi trường liên tiếp đặt ra.
Hàng triệu người dân nhiều năm gồng mình gánh đất đắp “đường quan“ và phải gánh thêm khoản thuế để trả món nợ 56 tỷ USD sẽ không biết bao lâu mới trả hết... Đó là những bài toán cụ thể đặt ra trước hàng trăm Tiến sỹ nghành GTVT và ĐSVN phải giải quyết ngay từ khi bắt đầu khởi động dự án.
Rồi một câu hỏi đầy lòng tự trọng nhưng nghiêm túc mà nhức nhối: Hiền tài đang nằm ở đâu, nguyên khí Quốc gia ở đâu, trí tuệ của khoa học kỹ thuật – công nghệ để làm gì? Hàng vạn đề tài Tiến sỹ, tinh thần tự lực tự cường, tinh thần làm chủ đang ở đâu? Tại sao chúng ta không chinh phục được con đường sắt lạc hậu khổ 1 mét để phải “chạy hàng mới tốn 56 tỷ USD“ chấp nhận vứt bỏ một con đường vốn đã gắn liền với lịch sử hào hùng của dân tộc và tập quán sinh hoạt của nhân dân và giá trị nội lực hiện nay phải trên 25 tỷ USD.
Thế giới đã từng khâm phục về một VN anh hùng và cũng đã từng ngạc nhiên về một VN “nghèo mà xài sang", cũng từng ngạc nhiên về sự lãng phí rất lớn tài nguyên thiên nhiên, về trí tuệ, về tài sản phương tiện bằng sức dân trong khi đất nước còn nghèo. Giờ đây họ có tiếp tục ngạc nhiên?
Dám chinh phục hay phải chịu đầu hàng “đỉnh cao Olympia" đó để phải vứt bỏ đi tuyến đường sắt lịch sử như chúng ta đã từng vứt bỏ tuyến tàu điện, xe buýt ở Thủ Đô … !? Câu hỏi đó sẽ đánh thức lương tâm của hiền tài – nguyên khí Quốc gia, của hào khí Đông A – Thăng Long – Đông Đô …. để cả 85 triệu dân trong đó có hàng vạn Tiến sỹ – hàng triệu Thạc sỹ, Kỹ sư …. đang hàng ngày ung dung trên con đường sắt lạc hậu khổ 1 mét chạy chậm hơn ô tô để “tiến thẳng” tới CNH – HĐH đất nước!!!.
Xin lấy lời của ông Nixigiaoa một doanh nhân nước ngoài nhận xét chân thành về người Việt Nam chúng ta: ”Nhật Bản là một nước thua trận sau đại chiến thế giới lần thứ 2, là nước bị chiếm đóng. Chiến tranh đã tàn phá nước Nhật ghê gớm, người Nhật cắn răng chịu đựng ra sức lao động làm ngày làm đêm khôi phục đất nước, kết cục là Nhật Bản trở thành một nước giàu có.
VN khác xa Nhật Bản, VN có lực lượng lao động có trình độ học vấn khá cao. VN có nhiều Tài nguyên thiên nhiên, VN có vị trí địa lý rất thuận lợi VN là nước đánh bại các cuộc chiến tranh xâm lược…đó là những thuận lợi cơ bản để phát triển đất nước. Nhưng có điều hình như người VN chưa phát huy cao độ tinh thần lao động cần cù vốn có!”
Lời nhận xét đó có thể đánh thức được lòng tự trọng của trí thức Việt Nam. Hiền tài - nguyên khí – hào khí đang ở đâu khi nguy cơ tụt hậu vẫn đang trước mặt và tính mạng nhân dân đang bị đe dọa bởi sự quá tải nghiêm trọng gây nên đại họa tai nạn giao thông. Không khẩn cấp hiện đại được đường sắt thì không thể giảm thiểu được tai nạn giao thông và không thể có khái niệm về Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước.
Nhân dân đang lâm nguy vì đại họa. Tai nạn giao thông, Việt Nam đã bơi ra biển lớn WTO. Đã đến lúc phải khẩn cấp hiện đại ĐSVN bằng tất cả nghị lực – quyết tâm của cả một dân tộc chưa bao giờ chịu khuất phục trước mọi gian nguy. Đã đến lúc phải khẩn cấp hiện đại ĐSVN bằng chính Hiền tài và Nguyên khí Quốc gia chứ không phải bằng khoản tiền vay hàng chục tỷ USD!
TS Trần Đình Bá
.
.
'Làm tàu cao tốc không phải để khoe mẽ'
'Đường sắt cao tốc có rủi ro nhưng vẫn nên làm'
Việt Nam cần cân nhắc kỹ dự án tàu shinkansen
Đường sắt cao tốc dành cho ai?
Siêu dự án mà thất bại là có tội với nhân dân
Cân nhắc kỹ dự án đường sắt siêu tốc Việt Nam
Nhân dự án Đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Đường sắt cao tốc: Cứ cho Nhật Bản xây với thể thức BOT hay BOO (TVN 29-5-10)
Đường sắt cao tốc không thể làm cho vui (TVN 28-5-10)
Làm đường sắt cao tốc vì 'muốn đi ngay vào hiện đại'
Đường sắt cao tốc: Đến năm 2015 hẵng tính!
Các thành viên Chính phủ nói gì về đường sắt cao tốc?
Các hội thảo về đường sắt cao tốc Bắc Nam
Đường sắt cao tốc và Kim tự tháp của Việt Nam
Từ một vài dữ kiện về dự án ĐSCT ở California, góp ý cho dự án ĐSCT ở Việt Nam
Các siêu dự án và nguy cơ nợ nần
Việt Nam có cần đưa người lên Mặt Trăng không?
Đường sắt cao tốc sẽ tiêu tốn bao nhiêu tiền dân?
Những tuyến đường đi trên các tầng trời
Đường sắt cao tốc – ý tưởng của những người thích đùa
“Cháy” viễn cảnh đường sắt cao tốc Bắc – Nam
Hai Bộ trưởng cùng bênh vực đường sắt cao tốc
Đường sắt cao tốc: ‘Rất muốn Quốc hội thông qua’
Những dự án kỳ vĩ: Tầm nhìn quá xa làm ta lóa mắt
.
.
.
No comments:
Post a Comment