Friday, May 28, 2010

CARAT-2010 MANG TỚI THÔNG ĐIỆP GÌ CHO KHU VỰC ?

CARAT-2010 MANG TỚI THÔNG ĐIỆP GÌ CHO KHU VỰC ?

Thứ sáu, 28/05/2010, 05:15(GMT+7)

http://vitinfo.com.vn/MMuctin/Quansu/LA77230/default.html

VIT - Cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ - Trung tại Đông Nam Á dường như đang diễn ra khá khốc liệt, mỗi bên đều có một chiêu bài và cách thức bước đi khác nhau. Xong về mặt quân sự, Mỹ đã luôn giành được ưu thế vượt trội và từng bước đẩy mạnh mối quan hệ đồng minh với các nước trong khu vực lên một tầm cao mới.

Trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung nóng lạnh thất thường; vấn đề khủng hoảng tại Bán đảo Triều Tiên và vấn đề hạt nhân Iran còn chưa được giải quyết thì khu vực Đông Nam Á luôn là điểm chú ý thường xuyên của các nhà hoạch định chiến lược Mỹ. Bên cạnh đó, quân đội Mỹ xác định đây là khu vực cần tập trung lực lượng tinh nhuệ nhất của các quân binh chủng, thực hiện chiến lược điều chỉnh lực lượng toàn cầu, hướng trọng tâm sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương và tạo thế mạnh quân sự vượt trội sẵn sàng kiềm chế sự gia tăng ảnh hưởng xuống phía Nam của quân đội Trung Quốc. Theo đó, Trong năm 2010 quân đội Mỹ đã đặc biệt quan tâm tới vấn đề tổ chức diễn tập quân sự song phương mang tên “CARAT-2010” với 08 quốc gia trong châu Á, qua đó tạo thế cân bằng trong chiến lược đồng minh toàn cầu và cuối cùng ngăn chặn sự trỗi dậy của quân đội Trung Quốc.

Cuộc diễn tập quân sự chung mang tên “CARAT-2010” được diễn ra giữa Mỹ với lần lượt 08 nước trong khu vực châu Á gồm: Brunei, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Campuchia, Singapore, Philippines và Bangladesh.


Với quân đội Brunei

Được diễn ra từ ngày 03 – 10/5/2010, dưới sự chỉ huy của nữ Tướng Nora W. Tyson (Mỹ) và Đại tá Abdul Halim (Brunei); mục đích nhằm tăng cường khả năng hiệp đồng tác chiến, nâng cao trình độ chiến đấu trên biển và củng cố hợp tác quân sự Mỹ - Brunei trước bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp.

Để tham gia vào diễn tập lần này, Mỹ đã đưa 03 chiến hạm tới biển Brunei gồm: khinh hạm USS Vandegrift (FFG-48), tàu đổ bộ USS Tortuga (LSD-46), tàu bảo vệ bờ biển USCGC Mellon (WHEC 717), 2 máy bay chống ngầm SH-60B Seahawk cùng khoảng 1600 quân và nhiều phương tiện phục chiến đấu khác. Các khoa mục diễn tập gồm: Cất hạ cánh trên boong; áp mạn, lên boong, lục soát và bắt giữ; tác chiến đội hình trên biển; tác chiến đổ bộ và tấn công đột kích vào hang ổ khủng bố.

Đại tá Richard L Clemmons, Chỉ huy đội khu trục hạm số 31 của Hải quân Mỹ cho biết: “Ngoài Brunei, chúng tôi sẽ đến các quốc gia châu Á khác để tiến hành các cuộc diễn tập phối hợp tác chiến tương tự như vậy. Tại mỗi nước, chúng tôi sẽ phối hợp cùng nhau, huấn luyện cùng nhau và thực hiện một số hoạt động với cộng đồng địa phương để xây dựng mối quan hệ hữu nghị.”


Với quân đội Thái Lan

Cuộc diễn tập được bắt đầu từ ngày 13/5/2010, sau khi kết thúc giai đoạn với Brunei và kéo dài đến ngày 20/5/2010 với 03 giai đoạn khác nhau tại vịnh Thái Lan. Diễn tập được diễn ra dưới sự chỉ huy của Tướng Nora Tyson (Mỹ) và Tướng Chaiyot Sunthonnak (Thái Lan).

Được biết, các đơn vị tham gia diễn tập CARAT Thailand 2010 bao gồm tàu đổ bộ hải quân Mỹ USS Tortuga (LSD 46) cùng với lực lượng Hải quân đánh bộ biên chế trên tàu, khu trục hạm USS Lassen (DDG 82), khinh hạm USS Vandegrift (FFG 48), tàu ngầm hạt nhân USS Buffalo (SSN 715) và tàu thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ USCGC Mellon (WASC-717), tàu cứu hộ (T-ARS-50), máy bay P-3C cùng với gần chục đơn vị chuyên môn khác, như đơn vị lính lặn, tác chiến ven sông, tác chiến quét ngư lôi, bảo vệ an ninh và nhiều đơn vị khác khác. Phía Thái Lan có khoảng 9 – 10 tàu chiến các loại, 5 – 6 máy bay, một số phương tiện vận tải quân và xuồng đổ bộ.

Khoa mục diễn tập gồm: Tác chiến chống ngầm; chống tàu nổi; tác chiến đường không; tuần tra trên biển; hoạt động áp mạn, lên boong, lục soát và bắt giữ; chống khủng bố; bắn pháo hạm, tác chiến thủy lôi; tác chiến đổ bộ; đội hình tác chiến trên biển; hoạt động tìm kiếm và cứu hộ; trinh sát địa hình trên biển và nhiều hoạt động phối hợp khác.

Ngoài các khoa mục huấn luyện quân sự, nhiều dự án dịch vụ cộng đồng cũng được lập kế hoạch để tiến hành ở các khu vực xung quanh. Trong đó, bao gồm các dự án hoạt động nha khoa dân sự và y tế, một dự án hoạt động kỹ thuật dân sự với sự hợp tác của Tiểu đoàn Công binh cơ động Hải quân Mỹ số 11 với lực lượng hải quân lục chiến của Hải quân Hoàng gia Thái Lan sẽ tiến hành xây dựng một dãy phòng học mới cho trường tiểu học vùng xa.

Phát biểu tại lễ bế mạc, Phó Đô đốc Nora Tyson nhấn mạnh“Năm nay, chúng ta sẽ tiến hành ở nhiều khu vực huấn luyện mới, như khu vực tác chiến ven sông và khoa mục tác chiến chống ngầm, cũng như triển khai tham gia của máy bay không người lái. Việc bổ sung thêm những khoa mục và lực lượng tác chiến mới là bằng chứng cho thấy diễn tập CARAT rất phù hợp và linh hoạt, có thể đối phó với các mối đe dọa đang nổi lên”.


Với quân đội Indonesia

Quân đội Mỹ hôm 26/5/2010 đã điều động 04 tàu hải quân gồm: Khinh hạm USS Vandegrift (FFG-48), tàu đổ bộ hải quân USS Tortuga (LSD-46), tàu cứu hộ USNS Salvor (T-ARS-52) và tàu bảo vệ bờ biển USCGC Mellon (WHEC-717). Các họat động diễn ra tại Surabaya, tỉnh Đông Java, Indonesia dưới sự chỉ huy của nữ Phó đô đốc Nora W.Tyson, Chỉ huy đặc nhiệm 73 Hải quân Mỹ và Phó đô đốc Among Margono (Hải quân Indonesia).

Cuộc tập trận diễn ra từ ngày 26/5 - 01/6/2010 với sự tham gia của 1600 quân Mỹ và 965 binh sĩ hải quân Indonesia. Nội dung cuộc tập trận bao gồm diễn tập sử dụng Hệ thống trao đổi thông tin phối hợp (CENTRIX) trên tàu USS Tortuga, hội nghị chuyên đề y tế, hội nghị chuyên đề không gian, thực tập lâm sàng về hoạt động dưới nước, hội nghị chuyên đề về kế hoạch tác chiến trên cạn và dưới nước.

Sau khi hoàn thành các hoạt động diễn tập với Indonesia vào ngày 01/6/2010, quân đội Mỹ sẽ tiếp tục phối hợp diễn tập với một số quốc gia khác như: Malaysia, Campuchia, Singapore, PhilippinesBangladesh.


CARAT-2010 đã gửi những thông điệp sau tới các nước trong khu vực:


Thứ 1: CARAT là cuộc diễn tập thường niên giữa Mỹ với một số quốc gia Đông Nam Á, tuy nhiên năm nay CARAT-2010 được nâng tầm cả về quy mô và lực lượng. Đặc biệt, lần đầu tiên quân đội Mỹ tổ chức với Campuchia và Bangladesh. Vậy điều này cho thấy rằng, Mỹ đã thành công trong việc thu nạp đối tác quân sự trong khi đó Trung Quốc đã nhiều lần mời Thái Lan tham gia cuộc tập trận chung nhưng đều bị từ chối.

Thứ 2: Cuộc tập trận CARAT cùng với Thái Lan bắt đầu ngay sau thời điểm cuộc bạo động chính trị tại Thái Lan vừa được dập tắt, cho thấy Mỹ và Thái Lan nhìn nhận "phần chìm của tảng băng" - nguyên nhân gây ra bạo động chính trị tại đây - là không thể không dính dáng tới Trung Quốc. Để duy trì bạo động chính trị với qui mô cả nước và còn âm ỉ kéo nhiều năm tháng cần phải có nguồn lực kinh tế, mà hầu hết sức mạnh kinh tế của Thái Lan do Hoa kiều khống chế. Ngoài ra còn phải có một đội quân được huấn luyện tốt làm nòng cột, và chẳng khó gì mà không nhận ra ai là người có đủ tầm cỡ và dã tâm hữu hảo để huấn luyện ra họ. Việc Thái Lan tham gia CARAT-2010, và tham gia ngay khi tình hình chính trị trong nước vẫn đang còn "nước sôi lửa bỏng", cho thấy câu trả lời rõ ràng của họ về sự tự tôn dân tộc của mình.

Thứ 3: Diễn tập CARAT-2010 được đồng loạt diễn ra với 07 nước, hầu hết các nước ở Đông Nam Á và Bangladesh, ngay sau khi Trung Quốc tổ chức một cuộc diễn tập được người Trung Quốc coi là quy mô lớn và dài ngày trên biển Đông từ 23/3/2010 đến 14/4/2010. Điều này có thể hiểu rằng, Trung Quốc sẽ mãi không phải là đối thủ ngang bằng; 08 quốc gia tham gia tập trận với Mỹ lần này không cần phải phối hợp cũng có thể phần nào sánh vai ngang bằng với Trung Quốc về kỹ năng tác chiến.

Thứ 4: Cuộc diễn tập dài 19 ngày của hải quân Trung Quốc trên hai khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, hồi cuối tháng 3 đầu tháng 4/2010 vừa qua, là những cử chỉ khiêu khích và xâm chiếm khu vực, và là hoạt động quân sự đơn phương “vụng trộm”. Xưa "thiên tử" có thói quen đuợc nghe lời cảm tạ khi ban quyền được chết cho kẻ khác, nay CARAT-2010 diễn ra trên diện rộng không thể Việt Nam không hề biết đến.

Thu Phương

Tin tổng hợp

Nguồn tin: nguồn 1 - nguồn 2 - nguồn 3

.

.

.

No comments:

Post a Comment