Việt Nam chưa có đủ quyết tâm chống nạn buôn người
Thứ hai 05 Tháng Tư 2010
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100405-viet-nam-chua-co-du-quyet-tam-chong-nan-buon-nguoi
Theo bản báo cáo 2009 về nạn buôn người trên thế giới, do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố vào tháng sáu năm ngoái, Việt Nam vừa là nơi xuất phát, vừa là điểm đến của các đường dây buôn người. Theo nhận định của Bộ Ngoại giao Mỹ, chính phủ Việt Nam chưa hoàn toàn đáp ứng những tiêu chuẩn tối thiểu về việc xoá nạn buôn người, tuy đã có một số nỗ lực đáng kể.
.
Phụ nữ và trẻ em vẫn bị bán sang Trung Quốc, Cam Bốt, Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Đài Loan và Macao để khai thác tình dục. Việt Nam cũng là nơi xuất phát nhiều lao động nam và nữ, ra nước ngoài thông qua các công ty môi giới của Nhà nước hay tư nhân để làm việc trong các ngành xây dựng, ngư nghiệp hay trong các xưởng sản xuất, chủ yếu là tại các nước Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Tây Âu và Trung Đông. Đa số phải làm việc như những nô lệ thời đại và bị nợ nần chồng chất do phải vay rất nhiều tiền để được đi. Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, chi phí mà người lao động phải trả cho các công ty xuất khẩu lao động có thể lên tới 10 ngàn đôla.
Cũng có những thông tin cho biết là các tổ chức tội phạm buôn trẻ em sang Anh quốc làm việc trong những nông trại trồng cần sa và nhiều em bị bán sang Trung Quốc để làm việc trong ngành nông nghiệp và sản xuất. Cũng có không ít phụ nữ Việt Nam còn bị dụ dỗ sang lấy chồng ở các nước Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Macao và Hàn Quốc, để rồi trở thành nạn nhân của khai thác tình dục và lao động cưỡng bức.
Nhưng ngược lại, theo báo cáo của Bộ Ngoại giao, Việt Nam cũng là điểm đến của các đường dây buôn trẻ em Cam Bốt đến các vùng đô thị làm việc như nô lệ hoặc mãi dâm. Nhiều trẻ em Việt Nam và Cam Bốt từ các miền quê bị bán lên Sài Gòn và Hà Nội và bị buộc phải đi ăn xin, bán hoa, bán vé số, nộp tiền cho các băng đảng kiểm soát đường dây này. Mặt khác, Việt Nam ngày càng là điểm đến của du lịch tình dục trẻ em từ nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Anh, Úc, châu Âu và Mỹ.
Theo nhận định của Bộ Ngoại giao Mỹ, chính phủ Việt Nam chưa hoàn toàn đáp ứng những tiêu chuẩn tối thiểu về việc xoá nạn buôn người, tuy đã có một số nỗ lực đáng kể. Hiện giờ, trong danh sách các nước buôn người do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thiết lập, Việt Nam được xếp thứ hạng 2, nhưng Liên minh bài trừ nô lệ mới ơ châu Á, gọi tắt là CAMSA, ngày 28/3 vừa qua đã kêu gọi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xếp Việt Nam vào thứ hạng 3. Hạng 3 gồm các quốc gia có tình trạng buôn người trầm trọng và chính quyền đã không chứng minh quyết tâm chống tệ nạn này và thậm chí trong một số trường hợp lại có sự can dự của giới chức chính quyền.
Liên minh CAMSA hiện gồm năm tổ chức thành viên, BPSOS, Uỷ ban Hoa Kỳ bảo vệ người lao động Việt Nam, Liên hội người Việt Canada, Hiệp hội nhân quyền quốc tế của Đức, và tổ chức Tenaganita của Malaysia.
Riêng tổ chức BP SOS Uỷ ban cứu người vượt biển đã ra đời từ năm 1980 với nhiệm vụ giúp đở thuyền nhân Việt Nam và nay cũng tham gia nhiều vào công tác chống nạn buôn người liên quan đến Việt Nam. Trong phần tạp chí hôm nay, chúng tôi xin mời quý vị nghe phần phỏng vấn với luật sư Phan Quốc Cường, Quản trị truyền thông và giao tế của BPSOS.
.
NGHE : LS Phan Quốc Cường
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100405-viet-nam-chua-co-du-quyet-tam-chong-nan-buon-nguoi
.
.
.
No comments:
Post a Comment