Về tình trạng mời làm việc và tạm giữ của cơ quan an ninh Việt Nam
Lê Trần Luật
01/04/2010 12:15 chiều 2 phản hồi
http://www.talawas.org/?p=18315
Có thể diễn tả thực trạng mời làm việc và tạm giữ của cơ quan an ninh Việt
- Trước khi bị bắt về “tội trốn thuế”, Blogger Điếu Cày bị thẩm vấn vài chục lần, ông cũng bị Công an khiêng đi chỉ vì “được mời”.
- Người Buôn Gió, Mẹ Nấm, Đoan Trang bị tạm giữ nhiều ngày, sau đó được thả ra với lý do mang tính chất ân huệ và nhân đạo: “chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”. Họ đều có cảm giác rằng mình đã bị đi tù suốt thời gian bị tạm giữ.
- Cuộc biểu tình chống Trung Quốc trước Nhà hát thành phố ngày 19/01/2008 đã có 8 người bị bắt và thẩm vấn suốt ngày, đặc biệt Blogger Uyên Vũ và Điếu Cày bị thẩm vấn câu lưu suốt 30 giờ.
- Giáo sư Nguyễn Huệ Chi có hơn 20 buổi bị “mời làm việc” trước khi được Cơ quan an ninh kết luận rằng ông là một người yêu nước, lý do là ông đã chủ xướng trang web Bauxitevietnam.info có nội dung phản biện xã hội mạnh mẽ.
- Mới đây Blogger Anhbasg bị mời làm việc đã kiên quyết không đi và cố thủ sau cánh cửa chốt chặt, nhưng đã bị lực lượng an ninh đập bể cửa nhà vào khóa tay chân và khiêng đi khi trên người chỉ có một chiếc quần cộc.
- Còn rất nhiều trường hợp khác nữa mà dư luận đã lên tiếng chỉ trích cách làm việc của cơ quan an ninh Việt
Mời làm việc, nếu không đi thì bị áp giải, bị khiêng đi là một hiện tượng khá phổ biến ở Việt
Trước sự nghi vấn của cơ quan an ninh, thường thì người được mời luôn “lờ mờ chưa rõ mình có tội tình gì”. Cơ quan an ninh muốn quy kết điều gì đó hoặc là họ muốn biết các thông tin, cũng có thể không liên quan đến người bị mời mà lại liên quan đến người khác.
Vấn đề đặt ra ở đây là tính pháp lý của giấy mời và việc tạm giữ.
Không có bất kỳ một điều luật nào bắt buộc công dân Việt
Như tên gọi, giấy mời chứa đựng sự tôn trọng từ phía người mời đối với người được mời. Người mời có thể từ chối vì những lý do riêng. Xét ở khía cạnh pháp lý, thì bản thân giấy mời không chứa đựng chế tài bắt buộc, cưỡng chế phải đi. Xét cụ thể hơn ở khía cạnh Pháp luật Hình sự thì không có khái niệm “giấy mời”, mà chỉ có Giấy triệu tập. Đương sự bị triệu tập khi và chỉ khi có liên quan đến vụ án đã chính thức khởi tố. Đương sự được quyền biết lý do triệu tập, nơi triệu tập, người triệu tập.
Cơ quan an ninh thường đưa ra lập luận là: “Có liên quan đến an ninh quốc gia, buộc phải đi làm việc”. Khi đương sự từ chối, lập tức họ “cưỡng chế” “áp giải”. Thực trạng này đã đi ngược lại với Hiến pháp và Pháp luật Việt
- An ninh quốc gia là khái niệm rộng lớn và rất nhiều khi mơ hồ vì tính phòng ngừa quá xa. Đương sự không thể biết mình liên quan như thế nào. Mặt khác, Cơ quan an ninh dễ suy diễn chủ quan và chụp mũ.
- Cho dù có liên quan đến an ninh quốc gia đi nữa thì việc “mời”, “áp giải”, “cưỡng chế” cũng phải tuân thủ Pháp luật, Hiến pháp và cụ thể nhất là Bộ luật tố tụng hình sự.
- Pháp luật luôn có tính cưỡng chế đối với công dân nhưng cũng chính Pháp luật là công cụ giới hạn quyền lực của cơ quan công quyền và công cụ tự vệ của công dân tránh sự lạm quyền.
- Không thể lấy lý do an ninh để bất chấp các giá trị của quyền con người, đặc biệt là quyền tự do đi lại, tự do cư trú và quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
Sau khi áp giải được đương sự, cơ quan an ninh thẩm vấn liên tục nhiều buổi, cá biệt có trường hợp đến 9 ngày liền. Rất nhiều khi người “được mời” bị giữ quá 12 tiếng mà không có bất cứ lệnh hay quyết định nào. Khi bị dư luận phản đối họ lập tức đưa ra lệnh tạm giữ như một cách “hợp thức hóa”. Việc giữ người được mời mà không có bất kỳ thủ tục hay lý do nào là điều sai trái quá rõ.
Còn việc “có lệnh tạm giữ” sau khi “được mời” thì sao? Thoạt nghe và đối chiếu với bộ luật tố tụng hình sự thì thấy cơ quan an ninh làm đúng luật, nhưng nếu xem xét kỹ sẽ thấy lệnh tạm giữ trong trường hợp này là hoàn toàn trái với các quy định trong bộ luật tố tụng hình sự.
Theo Bộ luật tố tụng hình sự Việt
- Điều 48 quy định: “Người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú…”
- Điều 86 quy định: “Tạm giữ có thể áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tôi tự thú, đầu thú…”
Theo các điều luật này thì chỉ có những người bị bắt mới bị tạm giữ, người được mời không phải là đối tượng có thể chịu sự chế tài là tạm giữ. Như vậy, để tạm giữ một người, cơ quan an ninh phải tuân thủ quy trình sau: khởi tố vụ án, ra lệnh bắt, và sau đó mới ra lệnh tạm giữ (trừ trường hợp bắt khẩn cấp và phạm tội quả tang). Bất luận trong mọi trường hợp thì người được mời đều không thể bị tạm giữ.
Ngoài việc giữ người, nhiều trường hợp cơ quan an ninh tự ý giữ luôn cả các vật dụng cá nhân như máy ảnh, điện thoại, giữ các công cụ làm việc như máy tính, máy in, máy ghi âm, cá biệt có trường hợp bị giữ luôn cả tiền bạc, mà không có bất kỳ một thủ tục tố tụng nào.
Theo quy định tại điều 140, 142 và 146 của Bộ luật tố tụng hình sự thì việc tạm giữ các đồ vật nêu trên bắt buộc phải có lệnh khám xét chỗ ở hoặc khám người và buộc phải có quyết định khởi tố vụ án.
Việc mời không đi thì áp giải, đi thì có thể bị tạm giữ người hoặc đồ vật cho thấy an ninh Việt Nam đã bất chấp Pháp luật, vi phạm Hiến pháp và các quyền căn bản của con người. Qua đó còn chứng tỏ Nhà Nước vẫn tiếp tục phân biệt đối xử và đàn áp những người bất đồng chính kiến tại Việt
Sài gòn ngày 30/03/2010
© 2010 Lê Trần Luật
© 2010 talawas
.
.
.
No comments:
Post a Comment