http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=2&nid=158385
Điều đáng lo ngại là những trụ đồng mọc giữa lòng người, nơi đó người dân không thể lấy đất đá chèn vào cho vững chắc để bảo vệ nòi giống. Một trụ đồng do Mã Viện dựng lên, dân chúng có thể chèn đất đá để biến thành núi đồi, nhưng trụ đồng trong lòng người, nếu có, chắc chắn phải là do từ hấp thụ một kiểu văn hóa Bắc Triều, khó thể nghĩ khác hơn. Đó là độc chiêu đồng trụ xuyên tâm vậy.
.
Trang Bách Khoa Tự Điển Mở wikipedia.org kể chuyện xưa:
“Năm 40, Trưng Trắc và Trưng Nhị dấy binh đánh đuổi thái thú Tô Định tàn ác và xưng vương. Năm 43, Mã Viện được nhà Hán phái sang đánh bại Hai Bà Trưng, đã cho dựng một trụ đồng có khắc sáu chữ: Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt, nghĩa là trụ đồng đổ thì Giao Chỉ bị tuyệt diệt. Thấy thế, người Giao Chỉ qua đây, ai cũng bỏ thêm đất đá cho cột đồng càng chắc, nghe nói sau này phủ kín cả cột đồng, không biết nó ở chỗ nào nữa. Còn một cách giải thích khác là ai đi qua nhìn thấy cũng nổi lòng căm ghét, mỗi nguời ném một hòn đá vào cột, lâu ngày che đi.”(hết trích)
.
Đối với những người đang mang sẵn trụ đồng trong tâm, chắc chắc sẽ nhìn Hai Bà Trưng như là giặc cỏ, giặc cái, dám dấy binh đánh lại vua quan Bắc Triều, “là cha, là anh” mình. Những trụ đồng như thế, người Giao Chỉ không biết đâu mà đối trị. Trong khi Sử Nước Nam gọi Hai Bà Trưng là khởi nghĩa, thỉ sử Bắc Triều gọi Hai Bà là phiến loạn, là hỗn láo với cha, với anh... Có muốn cứu người có trụ đồng xuyên tâm thật không biết nói làm sao.
.
Điều vui mừng là sau 2,000 năm, biểu tượng Hai Bà Trưng khởi nghĩa đã truyền trao được cho chính những người trẻ quê nhà, bằng những hành động cụ thể để đối trị trụ đồng.
Bản tin báo Thanh Niên ngày 22-4-2010, nhan đề “Triển lãm hình ảnh Hoàng Sa - Trường Sa tại trường học” đã kể:
“Chiều qua, tại trường ĐH Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi), Sở VH-TT-DL Quảng Ngãi đã khai mạc phòng triển lãm các hình ảnh, hiện vật với chủ đề “Quảng Ngãi - Hoàng Sa - Trường Sa: Lịch sử chủ quyền biển đảo VN”, gồm hơn 100 hình ảnh, tư liệu, hiện vật... liên quan đến chủ quyền quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa của VN.
Triển lãm đã thu hút đông đảo sinh viên tham dự, tìm hiểu, đặc biệt các bạn trẻ rất quan tâm đến mô hình thuyền đi biển và các vật dụng tùy thân của người lính khi đi Hoàng Sa từ mấy trăm năm trước. Triển lãm kết thúc vào ngày 7.5, sau đó sẽ tiếp tục giới thiệu tại một số trường học khác trong tỉnh nhằm ôn lại truyền thống lịch sử, văn hóa của cha ông trong việc bảo vệ chủ quyền biên cương của Tổ quốc.”(hết trích)
Không thấy có ai nói là cần phải cống nạp đảo Hoàng Sa cho cha anh Bắc Triều. Cũng may mắn là không thấy có ai trách mắng sinh viên và các chiến binh trong bản tin là đã có từng đọc Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ấn bản gốc chưa, cũng không thấy ai nói là cần phải cắt biển để đền ơn sự giúp đỡ từ Trung Quốc để dân tộc lại tìm cơ hội lấn đất sang Cam Bốt...
.
Bản tin báo Tuổi Trẻ hôm 23-4-2010, bản tin nhan đề “1.000 lá thư gửi chiến sĩ Trường Sa” trích như sau:
“ Đây là phong trào do Đoàn Trường đại học Sư phạm Đà Nẵng phát động nhằm hướng sự quan tâm của đoàn viên, thanh niên trong trường với biển đảo quê hương. Ngoài viết thư, các bạn còn có thể gửi kèm những món quà nhỏ như ảnh, hạc giấy, tranh vẽ...
Một nữ sinh viên bày tỏ: “Chúng mình đều biết nhiều về Trường Sa, Hoàng Sa của đất nước. Mình muốn viết thư thăm hỏi và động viên các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ biên cương gian khổ”...”(hết trích)
Hình ảnh thấy rõ là trụ đồng Bắc Triều đang được toàn dân Việt Nam góp sức đắp bồi để biến thành núi, thành đồi... để cho trụ đồng biến hẳn đi, để cho khuất mắt mọi người. Cũng may, chưa có ai chất vấn 1,000 sinh viên Sư phạm kiểu như “Từ khi nào? Chúng ta coi Trường Sa và Hoàng sa thuộc về Việt
.
May mắn, trang báo VietnamNet, trong bài kỳ 4, có bài nhan đề "Bỏ vùng biển Hoàng Sa là có tội với cha ông" trong một loạt bài về biển đảo Hoàng Sa, trong đó kể về ngư dân Hoàng Sa -- những người chắc chắn là chưa từng đọc Đại Việt Sử Ký Toàn Thư bản chưa cắt xén. Ngư dân suy nghĩ như thế nào? Nhóm phóng viên báo VietnamNet kể lại:
“Tất cả những ngư dân tôi gặp trong những ngày theo tàu lênh đênh trên vùng biển Hoàng Sa đều khẳng định rằng: Biển Hoàng Sa là nhà của họ. Mỗi năm, hơn 2/3 thời gian họ sống và mưu sinh nơi vùng biển đầy hiểm nguy này.
"Bỏ vùng biển Hoàng Sa là có tội với cha ông"
Dường như những tai ương bão tố, sự đe dọa, uy hiếp tính mạng của tàu tuần tra Trung Quốc hàng ngày, hàng giờ vẫn không làm họ chùn bước. Bởi trong trái tim của họ, biển đảo Hoàng Sa là phần máu thịt thiêng liêng không thể thiếu…
Máu thịt Hoàng Sa
“Bà con ngư dân tụi tui một cảnh hai quê. Nhà ở đất liền, nhưng cuộc sống thì ở biển Hoàng Sa. Tất cả miếng cơm manh áo, tài sản và tính mạng đều ở hết ngoài biển. Mỗi năm 12 tháng, anh em tụi tui sống ngoài vùng biển Hoàng Sa hết 8 tháng. Mấy chục năm ni, anh em tụi tui đều xem vùng biển Hoàng Sa như ngôi nhà thứ 2 của mình…”, mở đầu câu chuyện với tôi trong đêm trắng nơi vùng biển đảo Bom Bay, thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn tâm sự.
Những ngày lênh đênh trên những chuyến tàu đánh bắt của bà con ngư dân, bất cứ thuyền viên nào tôi gặp, khi nhắc đến hai chữ Hoàng Sa là câu chuyện về biển, về ký ức những ngày đối mặt với hiểm nguy nơi vùng biển này lại cứ thế tuôn trào.
Ở tuổi 30, nhưng thuyền viên Trương Văn Tin trên tàu Qng-95821 đã có thâm niên hơn 13 năm sống ở biển Hoàng Sa.
Tin kể: “Mỗi khi tàu hết nhiên liệu, lương thực phải vào đất liền. Lên bờ ít ngày lại nhớ biển không chịu được. Vùng biển Hoàng Sa đến bây giờ với em đã là máu thịt không thể thiếu…”
Còn thuyền viên Trương Văn Công, người lớn tuổi nhất và có thâm niên hơn 25 năm bám vùng biển Hoàng Sa. Trong ký ức của mình, ông vẫn nhớ như in những lần thoát chết trong gang tấc.
Trong cái đêm trắng giữa biển Hoàng Sa ông kể cho tôi nghe những lần ông cùng các thuyền viên bị tàu tuần tra Trung Quốc rượt đuổi. Thậm chí những lần tưởng chết rồi. Nhưng nhờ Mẹ biển chở che, ông trở về an toàn trong nước mắt của vợ con chờ đợi vô vọng trên bờ...”(hết trích)
Đó là lời của ngư dân biển Hoàng Sa. Rằng vùng biển Hoàng Sa là “máú thịt không thể thiếu,” rằng “Mỗi năm 12 tháng, anh em tụi tui sống ngoài vùng biển Hoàng Sa hết 8 tháng.”
Tuyệt vời, chưa có ai nói với các ngư dân Hoàng Sa rằng “Việt
.
Bài viết nhan đề “Một cách nhìn khác về tinh thần dân tộc” của tác giả Đỗ Ngọc Bích trên BBC đã có những dòng như sau:
“...Một thực tế là lịch sử Việt Nam suốt hơn 2.000 năm từ thời Triệu Đà đến thời Nguyễn, cho dù thỉnh thoảng có tuyên bố "Sông núi nước Nam, Vua Nam ở," thì Việt Nam vẫn luôn là một phần của Trung Quốc.
Người dân Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, Vua của Việt Nam cũng khởi tổ từ người Trung Quốc, coi vua Trung Quốc như anh như cha... từ Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, hay Lý Công Uẩn, rồi các gia tộc họ Trần, Lê, Nguyễn, v.v...
Chúng ta đã bao giờ tự hỏi mình xem lịch sử Việt
Những blogger đấu tranh cho chủ quyền lãnh thổ đã bao giờ đọc Đại Việt Sử Ký (Lê Văn Hưu), Đại Việt Sử Lược (tác giả khuyết danh thời Trần), hay Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Ngô Sĩ Liên), hay Việt Nam Sử Lược (Trần Trọng Kim,) ở dạng nguyên bản, chưa qua biên soạn, cắt xén chưa?
Họ tin rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam trên cơ sở nào, hay chỉ biết thế từ sách giáo khoa lịch sử Việt Nam và từ các thông tin trên đài báo chính thống của Việt Nam lưu hành từ sau năm 1975?
Từ khi nào?
Chúng ta coi Trường Sa và Hoàng sa thuộc về Việt
Hiệp ước Tự Đức hiến đất Cochinchina cho Pháp (1862), Hiệp ước nhà Thanh thỏa hiệp với Pháp về quyền cai trị An-nam và Ton-kin (1885), hay các tuyên ngôn độc lập tự chủ sau này có nhắc đến chủ quyền của mấy cái đảo ấy không?
Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa có bao giờ tuyên ngôn chủ quyền các đảo đó không, hay chỉ mãi đến năm 1974 mới điều hải quân ra trấn giữ và bảo vệ? Chúng ta đã bao giờ dành thời gian nghiên cứu xác nhận thông tin trước khi đấu tranh đòi chủ quyền chưa nhỉ?
Chỉ biết là bắt đầu từ đầu thập niên 1970, khi giá trị của dầu mỏ trở nên rõ ràng, khi thông tin về trữ lượng dầu ở mấy đảo đó được xác nhận, và người ta nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng sân bay, điểm cất cánh trung chuyển và căn cứ quân sự ở Đông Nam Á, thì một loạt 6, 7 nước cùng xông vào nhận nó là của mình với những “bằng chứng lịch sử” đáng ngờ...”(hết trích)
.
Nơi đây xin đưa ra vài câu hỏi:
Có phải đây là những dòng chữ để thảo luận nghiêm túc? Hay đây chính là một trụ đồng xuyên tâm? Đỗ Ngọc Bích đang sinh hoạt ở chi bộ đảng nào, và đã nhận chỉ thị từ thủ trưởng nào để viết như thế? Đỗ Ngọc Bích có phải là cháu của “tiến sĩ” Đỗ Mười, một lãnh tụ được hiểu là thân Trung Quốc và từng nhiều lần cản trở hồ sơ VN xin gia nhập WTO?
May mắn, đó không phảỉ là quan điểm chính thức của chính phủ Hà Nội. Ít nhất, các báo nhà nước dẫn trên đã đứng hoàn toàn về phe ngư dân, rằng Hoàng Sa là máu thịt cần phảỉ giữ gìn, và không có lý gì phải đọc lại bản Đại Việt Sử Ký Toàn Thư bản gốc để rồi xin cống nạp Bắc Triều.
Đặc biệt sau đây là lời báo động từ báo VIT hôm Thứ Năm 22-4-2010 từ Hà Nội, nói cụ thể về thủ đoạn của TQ đang chiếm biển, giành đảo:
“...Nhằm từng bước hợp lý hóa chủ quyền lãnh hải tự vẽ ra, kể từ đầu tháng 3 năm 2010 Trung Quốc không ngừng gia tăng các hoạt động khẳng định chủ quyền tại khu vực này, đặc biệt là tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Tạo cơ sở pháp lý với các chiêu bài “mị dân”.
Nhằm “hợp thức hóa” quần đảo Hoàng Sa của Việt
Bài báo VIT đó có nhan đề “Trung Quốc: Những bước đi nham hiểm nhằm khẳng định "chủ quyền" tại Hoàng Sa.”
Có thể, bà Đỗ Ngọc Bích không nằm trong mạng lưới hỏa mù quốc tế của TQ, không nằm trong bước đi nham hiểm của TQ... nhưng hiển nhiên rằng họ Đỗ đang phóng những trụ đồng xuyên tâm vào các ngư dân Hoàng Sa. Hãy nhìn lại, hãy nghĩ lại, trước khi gây đau đớn hơn. Hãy nhớ rằng, ngư dân Hoàng Sa có 8 tháng mỗi năm sống với biển này, qua dòng tộc nhiều đời mấy trăm năm như thế. Không phải chuyện của thế kỷ 20 nào hết.
Điều để suy nghĩ, nền văn hóa nào, hay sách vở nào đã sinh khởi các suy nghĩ trụ đồng xuyên tâm như thế? Ai, hay thế lực nào, đã dạy như thế ở Hà Nội?
.
.
.
No comments:
Post a Comment