Những thủ đoạn quân sự của Trung Quốc đối phó với các nước trong vấn đề Biển Đông
Vitinfo
Thứ ba, 27/04/2010, 19:47(GMT+7)
VIT - Nhằm âm mưu độc chiếm Biển Đông của mình, Trung Quốc trong thời gian vừa qua không chỉnh tiến hành nhiều hoạt động kinh tế nhằm tạo dự luận và khẳng định cái gọi là “chủ quyền” trên Biển Đông, thì bên cạnh đó nước này còn phô diễn nhiều thủ đoạn quân sự khác nhau.
Để có một cái nhìn tổng quan nhất giúp bạn đọc them hiểu rõ âm mưu thâm độc của Trung Quốc, VIT xin phân tích những nét cơ bản nhất về thủ đoạn quân sự của Trung Quốc nhằm vào các nước đang có cùng mục tiêu tranh chấp tại khu vực biển đầy nhạy cảm này.
Hiện nay, đối với vấn đề Biển Đông, Trung Quốc luôn coi Việt Nam, Philippin, Malaixia và Indonexia là những đối thủ trực tiếp uy hiếp và cản trở chính trong âm mưu độc chiếm Biển Đông của mình.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng rất coi trọng và chú đến sự phát triển về hải quân, không quân, khu vực hải cảng, sân bay, căn cứ hậu cần và lực lượng tình báo của các đối tượng nói trên. Do đây là những lực lượng trực tiếp uy hiếp tới khả năng tác chiến của lực lượng vũ trang nước này.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng hết sức “lưu tâm” đến các nước có khả năng làm đối tác quân sự như cung cấp vũ khí, hậu cần, chi viện tình báo đặc biệt là những nước có tiềm lực quân sự mạnh có ảnh hưởng hoặc tác động tới kết cục cuộc chiến nếu như Trung Quốc gây chiến với các đối thủ nói trên.
Do đó, giới chức quân sự nước này nhận định, phương thức tác chiến chủ yếu một khi có hoạt động quân sự nổ ra đó là bao vây các đảo, sau đó tiến hành đột kích, tập kích đánh chiếm. Nguyên nhân là do, hiện nay số đảo thuộc quần đảo Trường Sa nhiều song do diện tích nhỏ hẹp, số lượng quân đóng trên đảo có hạn, chính vì thế trong điều kiện cho phép nên sử dụng phương thức tấn công đột kích qua đó rút ngắn thời gian tác chiến trực tiếp tránh được tổn thương.
Giai đoạn 1: Chuẩn bị hậu cần kỹ thuật.
Giai đoạn 2: Chia binh lực làm hai hướng, một hướng có nhiệm vụ phong tỏa thu hút sức tập trung của đối phương, gây cản trở, một hướng tiến hành tập kích đánh chiếm đảo.
Giai đoạn 3: Tiếp tục gia tăng áp lực, tiêu hao sinh lực chủ yếu của đối phương, qua đó ép đối phương tiếp tục triển khai hành động phản công.
Giai đoạn 4: Cố thủ trên đảo, chờ viện quân đến tiếp viện bằng đường thủy hoặc không quân.
Giai đoạn 5: Giai đoạn kết thúc cuộc chiến. Từng bước biến khu vực Trường Sa trở lại trạng thái bình thường.
Tuy nhiên, nếu như có cuộc chiến đánh chiếm đảo tại khu vực này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều nước như: Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Nga và Đông Nam Á, chính vì thế giới chức quân sự nước này nhận định có nhiều khả năng một trong số quốc gia có lợi ích nói trên sẽ “phản ứng” bằng cách chi viện vũ khí, hậu cần và tình báo.
Theo nhận định, chỉ có Mỹ, Nhật và Ấn Độ là có nhiều khả năng nhất chi viện bằng cách cử quân đội, chi viện đường thủy.
Do có sự tham dự của nhiều quốc giai có cùng lợi ích nên có nhiều khả năng cuộc chiến này nếu nổ ra sẽ kéo dài. Đây thực sự là một đòn chí tử đối với ngành công nghiệp trong nước của Trung Quốc. Bởi hầu hết hàng hóa xuất khẩu của quốc gia này đều đi qua Biển Đông, eo Malacca để đến với các đối tác.
Bên cạnh đó, sự chi viện còn “bỏ ngỏ” của các cường quốc quân sự như Mỹ, Nga, Ấn Độ…cũng đang là một trở ngại đối với âm mưu độc chiếm Trường Sa của Trung Quốc. Nếu như Trung Quốc cố tình gây chiến thì hâu quả thật khó có thể dự đoán trước.
Do đó, bước đầu tiên để thực hiện âm mưu này đó chính là từng bước “hóa giải” các trở lực đến từ các nước bên ngoài. Bằng cách trực tiếp đối phó “ một đối một” với Việt
Vậy câu hỏi đặt ra là: Trung Quốc sẽ phải chờ đợi bao lâu nữa để hoàn thành giấc mơ độc chiếm Biển Đông của mình?
Thời điểm đó chính là khi lực lượng hải quân, không quân nước này có đủ khả năng tác chiến tầm xa và có thể thực sự đối trọng được với lực lượng hải, không quân của Mỹ và một số cường quốc quân sự khác. Theo dự đoán, thời điểm đó có thể là năm 2040 – 2050.
Cao Phong (theo Xilu)
Tin dịch
Nguồn tin: nguồn 1
.
.
Quốc hội Việt-Trung tăng hợp tác công tác quốc phòng
TTXVN
.
.
.
No comments:
Post a Comment