Saturday, April 24, 2010

DẦU MỎ và HÀNH ĐỘNG của TRUNG QUỐC ở BIỂN ĐÔNG

Dầu mỏ và hành động của Trung Quốc tại Biển Đông

Thứ sáu, 23/04/2010, 19:31(GMT+7)

http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/vitinfo.com.vn/Dau-mo-va-hanh-dong-cua-Trung-Quoc-tai-Bien-Dong/4172906.epi

VIT - Hiện nay, vấn đề Biển Đông thực sự đã trở thành một chủ đề nóng trên bàn hội nghị của một số nước đang muốn tranh chấp chủ quyền với Việt Nam. Vậy một câu hỏi đặt ra là, nguyên nhân nào khiến các nước muốn thể hiện sự hiện diện của mình tại khu vực này? Đặc biệt trong đó có Trung Quốc.

Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó chính là vị trí chiến lược của Biển Đông. Với vai trò là một ngã ba đường - một vị trí thèm khát của không ít các “ông lớn”. Theo đánh giá, Biển Đông là một vùng biển có ý nghĩa địa chính trị vô cùng quan trọng. Nó là đường hàng hải đông đúc thứ hai trên thế giới, trong khi nếu tính theo tổng lượng hàng hoá thương mại chuyển qua hàng năm, hơn 50% đi qua Eo biển Malacca, Eo Sunda, và Eo Lombok. Hơn 1.6 triệu m³ (10 triệu barrel) dầu thô được chuyển qua eo biển Malacca hàng ngày. Ngoài ra, Biển Đông được xác định có trữ lượng dầu mỏ khoảng 1.2 km³ (7.7 tỷ barrel), với ước tính tổng khối lượng là 4.5 km³ (28 tỷ barrel). Trữ lượng Khí gas tự nhiên được ước tính khoảng 7.500 km³ (266 nghìn tỷ feet khối).

Với một nguồn tài nguyên dầu khí và khí thiên nhiên dồi dào như vậy, Biển Đông thực sự là một “miếng mồi” hấp dẫn đối với Trung Quốc. Bởi lẽ nếu như chính thưc hiện diện tại khu vực này thì các chương trình khai thác dầu mỏ và khí thiên nhiên không những đem lại một nguồn tài chính không nhỏ nhờ bán dầu, khí đốt. Mà quan trọng hơn, với một cường quốc đang phát triển công nghiệp nóng như hiện nay, vấn đề nguồn nhiên liệu luôn làm đau đầu giới chức nước này. Nếu như thâu tóm được Biển Đông, không những góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp trong nước phát triển mà nó còn tạo đà cho các ngành dịch vụ khác ăn theo, đặc biệt là du lịch.

Chính vì thế trong thời gian qua, Trung Quốc đã không ngừng đẩy mạnh các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí tại đây.

Hoạt động của các tàu khảo sát thăm dò: hiện nay Trung Quốc đang cử một số tàu khảo sát thăm dò tương đối hiện đại tác nghiệp chủ yếu tại khu vực vịnh Bắc Bộ và khu vực biển miền trung Hoàng Sa. Các tàu này bao gồm như: Phấn Đấu 4, Phấn Đấu 5, Hải Dương 6…đây là những tàu khảo sát hiện đại được trang bị nhiều thiết bị thăm dò tiên tiến nhất hiện nay bằng cáp quang hoặc dùng bộ phận định vị thăm dò 2D và 3D. Đặc biệt là gần đây hai tàu TanBao và BinHai517 đã tiến hành tác nghiệp thăm dò địa chất tại khu vực biển Hoàng Sa nước ta. Theo đó thời gian qua Trung Quốc đã phát hiện một loạt các giếng khí và mỏ dầu lớn trong khu vực Biển Đông. Trong đó có giếng mới phát hiện LiuHua34-2, mở LiWan3-1, WeiZhou và lô 63/16, đây là khu vực có diện tích lên tới 2623 km vuông với mực nước sâu 90 ~ 165 mét.

Hoạt động của các giàn khoan: với việc đư vào sử dụng các giàn khoan hiện đại nhất hiện nay như HaiYang941với khả năng tác nghiệp ở vùng nước sâu và có khả năng di chuyển vị trí một cách linh động khiến cho công tác khai thác dịch vụ dầu khí và khí thiên nhiên của Trung Quốc tại Biển Đông đạt được nhiều kết quả to lớn. Theo thống kê của công ty dầu khí quốc gia Trung Quôc (CNOOC) giàn khoan này đã tiến hành khai thác và khoan thăm dò được một số giếng như: A2, A4, A5, A7, A8 với khu vực tác nghiệp chủ yếu tại phía nam thành phố Bắc Hải – Quảng Tây 85km đồng thời cách mỏ WeiZhou về phía đông 45km.

Bên cạnh đó dự kiến trong thời gian tới Trung Quốc cũng sẽ đưa thêm hai giàn khoan hiện đại nữa vào phục vụ là HaiYang 981 và HaiYang936.

Ngoài ra, tháng 2 năm 2010 tổng công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNOOC) cũng đã đệ đơn lên chính phủ Trung Quốc yêu cầu cho phép công ty này khôi phục lại các chương trình khai thác khí thiên nhiện tại quần đảo Trường Sa. Công ty này dự kiến sẽ tiến hành khảo sát thực địa đáy biển với diện tích 2500km vuông tại khu vực đông nam vũng Hoa Quang 200 km.

Cao Phong ( Tổng Hợp)

Tin tổng hợp

Nguồn tin: nguồn 1 - nguồn 2 - nguồn 3 - nguồn 4 - nguồn 5 - nguồn 6 - nguồn 7

.

.

.

No comments:

Post a Comment