Thursday, April 22, 2010

CSVN ÉP NGƯỜI TRANH ĐẤU VÀO ĐƯỜNG CÙNG

Các nhà tranh đấu đang bị ép vào đường cùng?

Khánh An, phóng viên RFA

2010-04-21

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Cul-de-sac-for-dissidents-KhAn-04212010220855.html

Luật sư Lê Trần Luật, người từng biện hộ cho vụ giáo xứ Thái Hà và bảo vệ dân oan, lại bị ép vào con đường cùng khi bị tước mất công việc vừa có, nhiều nhà trọ cũng từ chối gia đình anh.

.

Truy đuổi đến cùng

Những hành động ép người vào đường cùng như trên liệu có ngăn chặn được những tiếng nói bất đồng?

Bạn bè, độc giả blog LS Lê Trần Luật chưa kịp vui khi đọc tựa đề bài viết “Việc làm mới” của anh vào ngày 20/4 đã phải nén một tiếng thở dài khi đọc đến đoạn cuối bài viết.

.

LS Lê Trần Luật tâm sự trên blog:

Vậy là tôi thất nghiệp đã hơn một năm ba tháng rồi. Suốt thời gian đó tôi cũng cố gắng xin việc nhiều nơi nhưng không thành. Đa số những nơi tôi xin việc đều từ chối khéo. Có nơi họ cũng thẳng thừng từ chối khi nghe đến tên tôi. Có nơi định nhận tôi vào làm việc thì ngay lập tức nơi đó nhận được “trát làm việc” của cơ quan an ninh. Sau đó tôi gọi điện nhiều lần nhưng họ không trả lời tôi nữa.

Sau nhiều lần thuyết phục, cuối cùng tôi cũng được một người nhân viên cũ nhận vào làm việc trên tinh thần hợp tác. Tất nhiên bây giờ anh ấy là Sếp của tôi… Sáng hôm qua mọi chuyện sắp đặt văn phòng xem như đã hòan tất. Tôi nghe Sếp bảo thứ năm này sẽ cúng khai trương…

Khoảng 3h chiều tôi nghe Sếp điện thoại và báo có ông Long nào bên an ninh gọi điện và yêu cầu Sếp sáng mai đúng 8h lên công an phường làm việc. Tôi hỏi lại làm việc gì? có giấy mời gì không? Sếp tôi trả lời với giọng yếu hẳn: “ Nó bảo làm việc về chuyện anh tới đây làm, có góp vốn không hay làm công ăn lương, em biết anh rồi mà nhận vô làm gì, hỏi nhiều lắm”. Tôi cố hỏi thêm: còn gì nữa không? Sếp bảo:“Nó nói anh là phần tử chống đối, hay viết bài trên mạng, và trả lời báo đài nuớc ngòai, nó sẽ kiểm tra và thu máy của văn phòng, có khi nó dẹp luôn cả văn phòng liệu hồn mà tính”…

Sáng nay, sau khi chở con đi học về, vợ tôi hỏi:“Anh không đi làm à?”. Tôi im lặng vì không biết nên trả lời như thế nào.

.

Trước đó chưa đầy một tuần, ngày 15/4, nhiều bạn bè đã chia sẻ với LS Lê Trần Luật về câu chuyện “Nhà mới thuê sau khi liên tục gặp rắc rối với những căn nhà thuê trước đây. Qua blog, LS Lê Trần Luật cho biết:

Sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng tôi cũng phải trả nhà lại cho chủ và dọn về chỗ ở mới. Thật ra, chủ nhà cũng đã nhiều lần yêu cầu tôi trả lại nhà dù chưa hết thời hạn thuê. Tôi hoàn toàn hiểu và cảm thông với họ. Sau sự kiện Người Buôn Gió đến thăm, quan hệ giữa tôi và chủ nhà trở nên căng thẳng hơn…

.

Từ hơn một năm qua, những câu chuyện nhà của LS Lê Trần Luật đã không còn xa lạ đối với bạn bè và giới blogger. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, theo nhận xét của nhiều blogger, LS Lê Trần Luật đang bị đẩy dần đến bước đường cùng với tình trạng không nhà ở, không việc làm!

.

Các blogger nói gì?

Tin tức về tình trạng của LS Lê Trần Luật được khá nhiều blogger quan tâm chia sẻ. Có những nhận xét chân thành, chẳng hạn như “cái tâm của con người Việt Nam trong lúc này cần được giấu kỹ, phơi ra là bị gặm, bị day, bị dày vò, bị đánh cắp, bị ăn cướp ngay. Nên bây giờ, ai sống công khai với cái tâm như anh là dại, sẽ chỉ như những số phận tự nạp mạng, rồi bị diệt đơn lẻ. Từ 35 năm nay đã thế rồi. Chẳng phải mới đây đâu anh ạ”, lại có những câu hỏi đầy bức xúc như “Tại sao họ cứ xem dây như là kẻ thù của họ??? Người dân không tấc sắt trong tay, chỉ có bàn phím và cái miệng mà họ phải sợ như thế hay sao?”.

Trong khi đó, blogger “giahien” cho rằng những sự việc xảy ra với LS Lê Trần Luật giống như “mật vụ SS phát xít rượt đuổi trù dập dân gốc Do Thái”.

Tương tự, blogger Bút Thép nhận xét:

Những gia đình người ta đã cho anh Lê Trần Luật thuê ở rồi mà lực lượng an ninh tác động đến để những gia đình đó không dám cho anh ấy ở thì những việc làm như vậy, nếu có, thì rất vô nhân đạo. Nó thể hiện sự man rợ, đẩy con người ta đến bước đường cùng, phải chống lại chính quyền.

.

Bên cạnh những nhận xét trên, còn có một số phát biểu khác tuy hài hước nhưng cay đắng, chẳng hạn như “Tui nghĩ cái ông anh Lê Trần Luật này hổng phải là người Việt Nam. Nếu anh Luật là người Việt Nam, chẳng lẽ anh lại trở thành nô lệ trên chính quê hương của mình???”. Tất cả những phản ứng của giới blogger cho thấy sự bất mãn và phẫn nộ ngày càng tăng khi họ phải liên tục chứng kiến những pha “rượt đuổi” hòan tòan không cân sức giữa chính quyền và người dân.

.

Vào cuối năm ngoái, Bộ Ngoại giao Việt Nam từng khẳng định: “Tại Việt Nam, không có ai bị bắt, giam giữ và xét xử vì bày tỏ chính kiến”. Tuy nhiên, những rắc rối, khó khăn tột cùng xảy ra trong cuộc sống của một người ngay sau khi họ bày tỏ chính kiến của mình, theo lời của Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, là một mánh khóe của chính quyền. Ông nói:

Đó là những mánh khóe của nhà cầm quyền Hà Nội, luôn luôn làm cho người dám lên tiếng nói sợ hãi. Người tiếp xúc với chúng tôi cũng sợ hãi.

.

Tuy nhiên, ngay trong những nhận xét của các blogger đối với trường hợp của LS Lê Trần Luật, thì chính những hành động dồn ép, uy hiếp lại khiến cho nhiều người hiểu hơn về những chuyện phía sau hậu trường. Blogger “vietnamtudo7” cho rằng “những hành động đánh phá những người bênh vực cho lẽ phải, cho công lý như anh LS Luật làm cho quần chúng càng ngưỡng mộ anh, mà tôi là một trong số đó”.

Tương tự, blogger “baobinh29nb” nhận xét: “càng có nhiều những vụ như thế này thì mọi người mới hiểu thực chất vấn đề là gì thì mới mong có sự thay đổi”.

Như vậy, có thể hiểu “bước đường cùng” của một số trường hợp đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền lại là bước mở đầu cho một thay đổi tốt đẹp hơn trong tương lai chăng?! Riêng LS Lê Trần Luật dí dỏm gọi những sự việc xảy đến cho mình là “âm mưu diễn biến hòa bình”!

.

Theo dòng thời sự:

Đạo đức suy đồi hay thủ đoạn chính trị? (Phần 1)

Việt Nam tiếp tục bắt bớ, sách nhiễu các nhà dân chủ

Cái nhìn lạc quan của luật sư Lê Trần Luật

Bị kết tội oan, ai sẽ bồi thường?

Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy bị đưa ra toà xét xử

Bắt người xong mới tìm tội?

Những bản án thách đố dân chủ và công lý

“Thống nhất” tạo oan sai (Phần 1)

LS Lê Trần Luật bị xóa tên trong danh sách Luật Sư Đoàn

Công an đập phá tường rào nhà LS. Cù Huy Hà Vũ

Vụ thả chó béc-giê cắn chết người

Phiên tòa nhạo báng công lý

Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.

.

.

.

Thất nghiệp

Lê Trần Luật

Apr 21, '10 6:24 PM

http://lsletranluat.multiply.com/journal/item/6

Sau buổi sáng tạm nghỉ, buổi chiều tôi đến văn phòng gặp Sếp. Tôi hỏi: “ Sao rồi em, gặp bên an ninh có gì căng thẳng không?”.

.

Sếp tường thuật lại buổi làm việc với an ninh cho tôi nghe:

“ Em đến đó gặp cũng đông lắm, khỏang 4-5 người, có một ông xưng tên Long, ốm, mũi két, người Bắc (tôi có gần chục buổi làm việc với ông này). Họ hỏi nhiều lắm và nói xấu anh cũng rất nhiều. Họ bảo là cho đến bây giờ bên an ninh vẫn quản lý anh rất chặc, muốn làm gì cũng phải có sự đồng ý hay giới thiệu của an ninh mới được. Mà muốn có sự đồng ý thì ông Luật phải có đơn gởi cho cơ quan an ninh xin xem xét mới được. Khuyên ổng nhiều lần là làm đơn đi để bên này có cơ sở xem xét mà ổng đâu có chịu. Bây giờ nếu em nhận anh làm thì em phải có đơn cam kết chịu trách nhiệm về những họat động của anh ở văn phòng. Em không làm cam kết này vì anh làm sao em biết mà cam kết chịu trách nhiệm. Họ nói nếu em cố tình nhận anh làm thì đừng trách. Nếu thấy bất kỳ bài viết hay trả lời nào của anh trên mạng thì họ sẽ tới kiểm tra văn phòng và thu giữ máy tính. Nếu trong máy mà có thì họ sẽ kiến nghị xóa tên luật sư của em. Tóm lại là họ không muốn em nhận anh làm.”

.

Tôi nói ; “ Thôi đuợc rồi, anh hiểu rồi, bây giờ em quyết định như thế nào?”.

Sếp tôi không trả lời câu hỏi mà nói: “ Anh như thế nào tụi em không biết nhưng tụi em luôn coi anh là người thầy, em sợ đại ca buồn.”.

Tôi nói : “ Anh hiểu rồi, anh sẽ tìm việc khác. Bây giờ em cứ để các trang thiết bị ở đây mà dùng, khi nào anh cần thì anh lấy.”.

Tôi rời văn phòng, Sếp dõi theo: “Đại ca đừng buồn, có gì alo cho em.”.

Tôi hòa vào dòng người đang tất bật trở về sau một ngày làm việc.

.

.

.

No comments:

Post a Comment