Saturday, April 24, 2010

CẢNH SÁT HOA KỲ và "CÔNG AN NHÂN DÂN" VIỆT NAM

Cảnh sát Hoa Kỳ và “công an nhân dân” Việt Nam

Ledienduc’s Blog News

Tháng Tư 24, 2010

http://ledienduc.wordpress.com/2010/04/24/c%e1%ba%a3nh-sat-hoa-k%e1%bb%b3-va-cong-an-nhan-dan-vi%e1%bb%87t-nam/

Theo con số không chính thức được báo chí đưa ra, trên tổng số hơn 300 triệu dân Hoa Kỳ có khoảng từ 10 – 12 triệu người không có giấy tờ cư trú hợp pháp. Nhiều nhất là di dân từ Mexico.

Chính sách về di trú đối với Hoa Kỳ luôn là đề tài khó và nhạy cảm, bởi vì đất lành chim đậu, đủ các sắc tộc trên thế giới tìm đường đến quốc gia Cờ Hoa để mong có cơ hội đạt được “American Dream” – Giấc mơ Mỹ.

Tôi đã có mặt ở Hoa Kỳ không nhớ bao nhiều lần trong gần một thập niên nay và lang thang cỡ vài chục tiểu bang. Ở đâu cũng có thề tìm thấy “chợ người”, lớn nhỏ tùy theo từng tiểu bang, nhưng đông nhất tập trung ở các tiểu bang ở phía Nam Hoa Kỳ, tức là những tiểu bang giáp biên giới hoặc gần Mexico.

Họ đứng thành từng nhóm, bên trạm xăng, trên khu vực thương mại, thường xuyên nhất là phía ngoài các siêu thị bán đồ xây dựng của Hòa Kỳ thuộc mạng “Home Depot”.

Những ai cần người giúp việc lao động chân tay có thể thuê họ dễ dàng với giá rẻ. Người lao động Mexico đa số hiền lành, làm việc chăm chỉ và thật thà. Tất nhiên, việc thuê lao động này là bất hợp pháp đối với luật lao động của Hoa Kỳ.

Hồi mới qua, tôi thắc mắc tại sao cảnh sát Hoa Kỳ quyết liệt, oai vệ và xuất hiện nhanh như sao băng ở mọi nơi mọi chỗ khi tai nạn xảy ra hoặc có sự cố về an ninh, trật tự, mà sao họ làm ngơ trước chợ người này.

Dần dà mới biết, việc kiểm tra giấy tờ cư trú không thuộc thẩm quyền của cảnh sát. Cảnh sát chỉ kiểm tra giấy tờ tùy thân của ai trong trường hợp người đó có liên quan đến vụ việc mà cảnh sát đang thụ lý (ví dụ tai nạn giao thông, ẩu đả nhau, trộm cắp…)

Việc kiểm tra giấy tờ cư trú thuộc thẩm quyền của Sở Di trú. Tuy nhiên tôi chưa bao giờ thấy nhân viên của Sở Di trú thực hiện công vụ này ngoài đường. Ngược lại họ có quyền đến tận nhà, vào bất cứ thời gian nào để thẩm tra tính xác thực của hồ sơ của người nộp đơn xin cư trú tại Hoa Kỳ.

Vậy mà giờ đây, bà Thống đốc tiểu bang Arizona (Tây nam Hoa Kỳ), Jan Brewer, vừa làm một tiền lệ.

Bà Thống đốc đã ký một đạo luật nhập cư hạn chế nhất tại Hoa Kỳ. Theo luật mới, ở Arizona cảnh sát sẽ có quyền kiểm tra, xác định nhân thân khi có “nghi ngờ hợp lý” là đối tượng này đang cư trú bất hợp pháp trong tiểu bang Arizona.

Theo các nhà phê bình, luật di trú hạn chế của Thống đốc Brewer sẽ mở đường tạo ra cái gọi là phân loại chủng tộc của người cư trú tại Arizona.

Tổng thống Barack Obama đã chỉ trích quyết định của bà Thống đốc Brewer. Ông cho rằng, quyết định này không mấy sáng suốt cho việc điều chỉnh các trường hợp nhập cư bất hợp pháp và ông đã chỉ thị cho các cơ quan tư pháp xem xét luật được ban hành bởi bà Brewer có phù hợp với pháp luật của liên bang Hoa Kỳ hay không.

Tổng thống Obama cũng đã tuyên bố sự cần thiết cho một cuộc cải cách toàn quốc về hệ thống di trú.

Mặc dù ở Hoa Kỳ, các tiểu bang có quốc hội riêng và có những đạo luật do tiểu bang ban hành chỉ áp dụng cho riêng tiểu bang đó. Nhưng Arizona cho phép cảnh sát thêm quyền kiểm tra giấy tờ khi nghi ngờ ai đó sống bất hợp pháp, cũng đã làm dư luận bàn cãi và Tổng thống phải tức khắc can thiệp.

Thế mới biết Đảng CS Việt Nam cho “công an nhân dân” lắm quyền (và chắc nhiều bổng lộc). Công cụ của đảng đưa bàn tay lông lá vào mọi thứ, mọi nơi, mọi chốn.

Những tên đầy tớ trung thành này của Đảng bền bỉ và say sưa rình rập, săn đuổi nhân dân vô tội ngoài đường, trong hẻm. Thậm chí chúng đẩy cửa xông vào nhà, vào cả phòng ngủ của phụ nữ, cướp đoạt đồ dùng cá nhân, sử dụng bạo lực thô bạo, bắt người về đồn không một mảnh giấy tờ, cốt chỉ hỏi vì sao lại viết bài tung lên mạng chống phá Đảng nhà nước XHCN. Trong thực tế, những bài viết như của các nhà báo Nguyễn Khăc Toàn, Trương Minh đức, Bùi Xuân nghĩa, Mẹ Nấm, Anh Ba Sài Gòn, chị Tạ Phong Tần, chị Lư Thị Thu Trang, v.v… chỉ nói lên khát vọng tự do dân chủ cho đất nước, phê phán nạn tham nhũng, thể hiện lòng yêu nước trước sự bành trướng của Bắc Kinh hay kêu oan ức vì bị đối xử bất công…

Công an nhân dân trong nhiều trường hợp còn tọa rập, dung túng cho các phần tử côn đồ tới gây rối, đánh đập giáo dân, tu sĩ và những người lương thiện khác tay không tấc sắt.

Đúng là công an của một nhà nước maphia và với luật lưu manh của xã hội đen có khác.

Nguồn: Nhật báo Dziennik 24/04/2010

.

.

.

No comments:

Post a Comment