Friday, April 30, 2010

BÊ BÊ BỐI

Bê bê bối

Mr DO

Thứ hai, ngày 26 tháng tư năm 2010

http://blogmrdo.blogspot.com/2010/04/be-be-boi.html

Lâu rồi không viết bờ lóc, cũng ít đọc nên con người cứ gọi là lạc hậu cả thế kỷ.
Hôm rồi đi nghe nhạc, có anh bạn hỏi: Em đọc bài của bà tiến sĩ gì đó trên bê bê xê hay chưa? Đáp chưa.
Rồi cũng lu bu mấy chuyện, quên khuấy mất, mãi một thời gian sau mới đọc, thấy cũng hay hay.
Hay ở chỗ là bà Bích này có thể bày tỏ được ý kiến của mình.
"Hay" ở chỗ là bác BBC lại nhầm nhọt trong vụ dịch tiếng Anh.
Không hiểu sao các bạn BBC Việt ngữ lại có vẻ gặp khó khăn trong khâu tiếng Anh đến thế, dù các bạn ấy là dân xứ sương mù.

.
Cái quả ABD này không đơn độc.
Chăm đọc BBC, sẽ thấy các bạn ấy hay viết lung tung.
Chẳng hạn
ở đây, bạn BBC viết: "Thứ Bảy 02/05, Úc sẽ cho ra sách xanh, tức báo cáo chi tiết, về chiến lược quốc phòng của nước này trong 20 năm tới. "
Cái mà bạn BBC gọi là "sách xanh" thực ra là sách trắng quốc phòng (White paper). Từ trắng biến thành xanh, tất nhiên là có nguồn cơn của nó. Các bạn ấy thấy người ta viết chữ blueprint nên dịch ra thành "sách xanh". Thực ra, blueprint là một khái niệm chung chung để chỉ bất cứ sự miêu tả chi tiết nào về một điều gì đó: chẳng hạn báo cáo tài chính, sơ đồ một ngôi nhà... Trong trường hợp này, người ta dùng blueprint để chỉ sách trắng, ở đây là một báo cáo chi tiết về quốc phòng của Úc.

.
Hôm trước, cũng lâu rồi, có bạn gì đó phát hiện BBC không phân biệt được nhan đề hai bộ phim (của Mỹ) đến nỗi gộp chúng lại thành một (tôi tìm không ra cái link để đưa lên đây).
Bài này trên BBC cũng chứng tỏ người viết... không biết mình đang viết cái gì.
"Hà Nội chưa bao giờ có máy bay ném bom chiến lược như Tupolev mà chỉ nhận được phi cơ tiêm kích". Tại sao trước khi viết câu này, BBC không đặt ra câu hỏi: Với tình hình của Việt Nam, mua máy bay ném bom chiến lược có là một bước đi thực tế? Và một cường quốc quân sự có bán máy bay ném bom chiến lược cho đồng minh một cách dễ dàng hay không?

.
Nhưng đó chưa phải là điều tệ hại nhất.
Sau khi viết: "Quân đội Việt Nam hiểu được nhu cầu đó và theo các tạp chí theo dõi quân sự thì tháng 5 năm nay, Việt Nam đã mua thêm 12 chiếc Su-30MK2 với giá 42 triệu đô la một chiếc", BBC bèn bàn thêm: "Không quân Ấn Độ hiện đang dùng loại Su-MK1". Chắc bạn BBC nghĩ Việt Nam mua MK2 thì bạn Ấn mua MK1, một suy luận rất lô dích. Tuy nhiên, trên thực tế thì máy bay của Ấn Độ là Su30 MKI (chữ i). Đồng ý là chữ I (số La Mã) cũng có nghĩa là 1, nhưng trong trường hợp này nó lại là chữ viết tắt của Indiski (Modernizirovannyi Kommercheskiy Indiski, nghĩa là máy bay chiến đấu hiện đại được thương mại hóa dành cho Ấn Độ). Không có số 1 như bạn BBC nghĩ đâu.

.
Điều đáng nói là hầu hết các lỗi của BBC, sau khi nhận được sự góp ý, vẫn cứ nằm trơ gan cùng tuế nguyệt ở đó.
Điểm này thì BBC giống Trung Quốc.
Dân Trung Quốc luôn nghĩ mình là dân nước lớn nên rất lười học ngoại ngữ.
BBC nghĩ mình là ông lớn nên cũng không thèm đọc báo khác, cũng chẳng cần quan tâm tới bờ lóc bờ liếc chê bai mình.
Thế nên, lâu năm tích tụ, đến giờ nó nổ bùm ra một quả Đỗ Ngọc Bích.
Bạn Nguyễn Giang chắc cũng đang gặp rắc rối.

.
Mà tôi nói thật, BBC sau khi Nguyễn Giang lên thì rạc hẳn ra, định kiến ngày một nặng nề, trong khi kiến thức cơ bản hổng chỗ này chỗ kia (bõ công cho bác Hà Văn Thịnh khóc lóc - mà bác này cứ hay nói quá). Tôi nghĩ, điều cần kíp cho bạn BBC là phải giữ thăng bằng. Nhà báo bị định kiến dắt mũi thì cũng chẳng khác gì một nhà đầu tư chứng khoán bị lợi nhuận dắt mũi.
Mong rằng BBC Việt ngữ không vì thế mà phải dẹp bỏ như BBC Thái cách đây vài năm.
Lăn tăn vài thứ với BBC vậy, chứ thực ra không có bạn ấy chắc rất buồn, vì lẽ người đọc Việt Nam sẽ mất đi một không gian quý giá của tự do báo chí.

.

.

.

THƯ NGỎ GỬI NHÀ VĂN CHU LAI (Nguyễn Chính)

Thư ngỏ gửi nhà văn Chu Lai

Nguyễn Chính

01/05/2010 12:10 sáng Chưa có phản hồi.

http://www.talawas.org/?p=19727

.

Ngày 30/4/2010

Thưa ông!

Những ngày tháng Tư này người Việt Nam mình dù ở đâu, quốc nội hay hải ngoại, nếu không vô cảm đều đau đáu nghĩ về thân phận đất nước mình, dân tộc mình. Vâng! Tổ quốc Việt Nam yêu quý của chúng ta, sau khi thoát khỏi kiếp nô lệ kéo dài ngót 80 năm bởi thực dân, đế quốc, lại tiếp tục lao vào cuộc chiến huynh đệ tương tàn kéo dài nhất, đổ máu nhiều nhất, bi thương nhất, hậu quả tệ hại nhất trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.

.

Nhân ngày 30 tháng Tư, nhìn lại cuộc chiến 1954 – 1975, trên các trang báo mạng có nhiều ý kiến khác nhau, thậm trí trái ngược nhau, nhưng đều có chung một mong muốn là làm sao để dân mình được mãi sống trong thanh bình, đất nước mình thực sự được tự do, độc lập, dân chủ, văn minh, giàu mạnh… Muốn vậy, thì phải hòa hợp, hòa giải. Vì hiện tại, vì tương lai của đất nước, của muôn đời con cháu mà hòa hợp, hòa giải thật sự, thật lòng. Từ suy nghĩ đó, sau khi đọc ý kiến của ông trên báo Đại Đoàn Kết số 91-92, ngày 29/4/2010, rằng: “Bây giờ sau 35 năm, có thể gác lại quá khứ, nhưng không có nghĩa là quên đi quá khứ. Vì nếu chúng ta quên quá khứ thì lại là có lỗi với những người đã hy sinh, với những bà mẹ Việt Nam anh hùng…”, tôi xin kính gửi đến ông vài thiển ý như sau:

.

Thứ nhất, ai cũng biết quá khứ, hiện tại, tương lai là một dòng chảy liên tục đối với một đời người, đối với một đất nước, một dân tộc. Có quá khứ hào hùng, vinh quang, nhưng cũng có quá khứ bi thương, khốn nạn để lại những gánh nặng đầy máu và nước mắt cho hiện tại và tương lai. Cuộc chiến năm 1954 – 1975 đang được những nhà làm sử chân chính của hiện tại và rồi sẽ được hậu thế phán xét, định nghĩa thật chính xác, thỏa đáng, công bằng và khách quan. Còn chúng ta, những thế hệ đi qua chiến tranh, may mắn còn sống sót, nay cũng sắp về với cát bụi, dù của chế độ miền Bắc, hay miền Nam, đã thừa biết cái giá phải trả cho chiến tranh của đất nước mình, nhân dân mình. Nhất lại là một người cầm bút như ông mà vẫn ôm cái chủ kiến kẻ cả, trịch thượng như vậy thì tôi thấy nguy quá. Ông bảo “Bây giờ sau 35 năm, có thể gác lại quá khứ…” Hai từ “có thể” rất mù mờ, có thể thế này, có thể thế khác, nghĩa là chưa chắc đã được thực hiện. Hoặc vạn bất dĩ có thực hiện thì cũng chỉ là giải pháp tình thế, là động tác giả. Còn hai từ “gác lại” thì đáng sợ lắm thưa ông. Vì “gác lại”, nghĩa là tạm thời cất vào chỗ nào đó, hay tạm gác lên trần nhà, trong xó bếp… vì một mục tiêu trước mắt, hay một mưu toan nào đó, khi cần lại lôi ra, dùng văn nô, bồi bút làm cho mới rợi. Thế là lại đấu tố, lại kỳ thị, lại vân vân… Thì bao nhiêu bài học quá khứ còn sờ sờ ra đấy, chưa ai quên đâu, thưa ông Chu Lai.

.

Thứ hai, ông còn bảo rằng: “Nếu chúng ta quên quá khứ thì lại là có lỗi với những người đã hy sinh, với những bà mẹ Việt Nam anh hùng…” Ông nói không sai. Nhưng sao tôi thấy thật quá nhẫn tâm và vô cảm với những bà mẹ, những người chồng, người cha, người em, người con của những người lính thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã không may ngã xuống trong cuộc chiến nồi da, xáo thịt đó. Là một nhà văn, ông đã nghĩ và nói trái với thiên chức của người cầm bút, là góp phần xoa dịu nỗi đau của đồng loại, mà đó lại là đồng bào của mình. Phát biểu như thế trong dịp 30 tháng Tư này trên tờ Đại Đoàn Kết, một tờ báo lớn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là ông đã vô tình xát thêm muối vào vết thương lòng của bà con mình đấy. Ngay cả ông Võ Văn Kiệt, một người làm chính trị, sau chiến tranh ngồi đến chức Thủ tướng, mà trước khi về với đất còn nhận thức ra cái nỗi đau ở tầm dân tộc ấy. Trong khi ông, nhà văn Chu Lai, dù đã 35 năm qua rồi mà xem ra cái sát khí vẫn còn ghê gớm lắm.

.

Đọc xong bài trả lời phỏng vấn của ông trên tờ báo nói trên, tôi lục trong trí nhớ của mình xem nhà văn Chu Lai gắn liền với những tác phẩm để đời nào. Không! Tôi không thể nhớ được. Vậy thì tôi là một bạn đọc “dỏm” rồi còn gì. Theo bài báo, ông Chu Lai là nhà văn, nhà viết kịch kia mà. Tôi liền điện hỏi những người bạn “mọt” sách của mình về những nhà văn, nhà viết kịch mà họ yêu mến của nước ta. Họ kể vanh vách cả tên và tác phẩm: Những thiên đường mù – Dương Thu Hương; Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh; Mảnh đất lắm người nhiều ma – Nguyễn Khắc trường; Bến không chồng – Dương Hướng; Tướng về hưu – Nguyễn Huy Thiệp; Thiên sứ – Phạm Thị Hoài; Rừng cười – Võ Thị Hảo; Khách ở quê ra – Nguyễn Minh Châu; Chuyện kể năm 2000 – Bùi Ngọc Tấn; Tôi và chúng ta, Lời thề thứ 9 – Lưu Quang Vũ… Không thấy, tuyệt nhiên không thấy ai nhắc đến tác phẩm gắn với bút danh nhà văn Chu Lai. Chắc mấy vị đồng niên mọt sách của tôi cũng là thứ bạn đọc “dỏm” mất rồi.

.

35 năm qua rồi, nhân ngày 30 tháng Tư, là một bạn đọc, tôi nghĩ sau ngần ấy năm đã là quá muộn, chỉ mong người Việt mình dù ở quê nhà hay bất cứ chân trời góc biển nào hãy cùng nhau hòa hợp thật sự, hòa giải thật lòng, để cuộc chiến nồi da xáo thịt 1954 – 1975 mãi chìm vào dĩ vãng. Mong những nhà văn Việt Nam, bằng tác phẩm thứ thiệt cùng chỉ cho ra, cho rõ mặt những thế lực ngoại bang từng “xúi nguyên, giục bị” làm chiến tranh, làm cách mạng bằng máu của đồng bào mình. Vậy thôi!

Xin trân trọng kính chào ông!

.

© 2010 Nguyễn Chính

© 2010 talawas

.

.

.

TỪ DI CƯ ĐẾN TỊ NẠN : CUỘC ĐỔI ĐỜI

Từ di cư đến tỵ nạn: Cuộc đổi đời

Giao Chỉ

Tháng Tư 30, 2010

http://baotoquoc.com/2010/04/30/t%e1%bb%ab-di-c%c6%b0-d%e1%ba%bfn-t%e1%bb%b5-n%e1%ba%a1n-cu%e1%bb%99c-d%e1%bb%95i-d%e1%bb%9di/

Bây giờ nói đến chuyện 30 tháng 4 của Việt Nam Cộng Hòa thì đành phải đồng ý với nhau rằng tất cả là do định mệnh. Ðịnh mệnh của từng người dân Việt và định mệnh của cả một dân tộc. Cả hai phía Bắc Nam đều không sản xuất súng đạn và cả hai phe đều được võ trang bằng các tư tưởng đến từ bên ngoài. Một bên là tiền đồn của thế giới tự do và một bên là tuyến đầu của phe cộng sản. Dù đã chiến thắng trận sau cùng nhưng chính thực dân miền Bắc đã trả giá bằng xương máu và cuộc sống lầm than cơ cực hơn dân miền Nam suốt thời kỳ chiến tranh. Hơn 35 năm sau, vào thời điểm của năm 2010, ảnh hưởng của chế độ cộng sản đè nặng lên cả nước, làm cho Việt Nam vẫn không đứng lên được.

Trong suốt hơn 30 năm qua, tôi đã có dịp viết về cuộc đổi dời của hàng trăm hoàn cảnh. các bạn cũng hỏi về thân phận nổi trôi của chúng tôi. Ðể trả lời câu hỏi, xin phép lấy chuyện định mệnh cuộc đời cá nhân để nhìn lại lịch sử.

Khi Pháp trở lại Việt Nam sau thế chiến 39-45, toàn quốc kháng chiến, tôi là cậu bé trên 10 tuổi tham gia nhi đồng cứu quốc. Chúng tôi đi khắp các xóm làng để làm công tác tuyên truyền và văn nghệ và tham gia cả chiến dịch chống nạn mù chữ. Ðôi khi gặp cô Thái Thanh ở tuổi 16 đứng ca bản Cô Hàng Cà Phê. Cả toán thiếu nhi chúng tôi đều mê thần tượng của cả thế giới tản cư. Ðám trẻ con chẳng hề biết đến những chiều sâu của chính trị.

Sau đó, vì may mắn thi đậu bằng tiểu học đứng đầu liên khu III, tôi được chính phủ Kháng chiến ngỏ ý cho đi học bên Nga hay bên Tàu gì đó. Cha tôi mất sớm, mẹ tôi nhất định không cho đi. Và định mệnh đời tôi bắt đầu định hướng.

Tiếp theo, Tây nhảy dù Phát Diệm, kéo lính Ðông Dương về đóng đồn ở làng Bình Hải, huyệnYên Mô, tỉnh Ninh Bình là quê ngoại. Mẹ tôi bán xôi ở cạnh đồn Tây lúc đó có nhiều lính Việt theo Pháp từ bên Tàu rút về. Phần tôi thì làm trinh sát cho Việt Minh để vẽ bản đồ.

Một hôm, Việt Minh nhắn tin sẽ thanh toán con mẹ tản cư bán xôi cho địch. Mẹ tôi sợ quá bèn dắt hai con hồi cư về Nam Ðịnh. Ðịnh mệnh lại bắt đầu rõ nét. Thằng bé 15 tuổi đã có cơ hội bỏ hàng ngũ kháng chiến để về phe quốc gia.

Vào thời kỳ đó ngoài Bắc gọi là dinh tê hay về Tề. Chính Phạm Duy và cả ban hợp ca Thăng Long cũng bỏ Kháng chiến về thành vào các buổi giao thời như vậy.

Riêng tôi, sự thực vẫn chẳng hề mảy may có ý niệm gì về chính trị. Về thành, tôi có một vài người anh họ cùng lớp tuổi, sau một thời gian quen biết gần gũi. Rồi anh Vũ Văn Ðịnh thoát ly đi theo kháng chiến. Anh em mỗi người một ngả. Tại Nam Ðịnh lúc đó có lớp sĩ quan động viên đầu tiên. sau này tôi mới biết là khóa 1 Nam Ðịnh. Hầu hết các sinh viên sĩ quan trẻ thuộc lớp trí thức và rất được các cô thành thị chú ý. Thêm vào đó có một vài Thiếu Úy Ðà Lạt mới ra trường về làm cán bộ. Nhìn các sĩ quan 20 tuổi, đeo lon Tây, đi xe Jeep, nói tiếng Pháp với các hạ sĩ quan Lê Dương. Anh em chúng tôi mê không chịu được. Thôi rồi, niềm mơ ước tương lai của tôi đã rõ nét.

Sau khi đỗ trung học tại trường Nguyễn Khuyến, Nam Ðịnh, tôi lên Hà Nội học thêm rồi chờ đợi đi động viên. Và định mệnh đã in hằn dấu vết của sinh viên sĩ quan trừ bị Vũ Văn Lộc học khóa Cương Quyết Ðà Lạt mà quý độc giả đã nghe chúng tôi ồn ào quảng cáo suốt bao năm qua vào dịp 50 năm gặp lại nhau tại Nam California rồi đến 55 năm tại San Jose.

Khi hiệp định Genève cắt đôi Nam Bắc. Mẹ tôi và cô em gái bỏ lại tất cả họ hàng để vào Nam. Cho rằng đi tìm tự do thì quả thực là không phải, bà chỉ đi tìm con trai. Cả họ Vũ ở nhà đều nói rằng thím phải vào Nam kêu thằng Lộc về. Bây giờ hòa bình rồi, vào Sài Gòn làm cu li đồn điền cao su thì chỉ có sốt rét ngã nước rồi chết mất xác.

Tuy nhiên, ông con trai 20 tuổi đeo lon Thiếu Úy kiểu Tây còn đang say sưa với bộ quân phục nên không chịu trở về Bắc mà lại giữ chân bà cụ và cô em gái ở trong Nam.

Xem ra sự lựa chọn của một thanh niên vào thời đó cũng không phải là đã có những suy nghĩ trưởng thành. Ðất nước như là một sân đá banh. Ðang đứng ở phía nào thì đá cho phe đó. Tất cả anh em chúng tôi từ Hà Nội ra đi, ngay như tình yêu cũng còn chưa chín nói gì đến lý tưởng và quốc gia dân tộc. Bây giờ đã 77 tuổi rồi, còn sợ gì nữa mà không nói thẳng ra như thế.

Nhưng càng về sau, sống với miền Nam, lấy vợ Nam kỳ, hành quân Nam Căn Cà Mau qua Ðồng Tháp Kiến Phong. Tư duy lớn theo tuổi. Dọc ngang sông Tiền sông Hậu. Trải qua các đơn vị. Suốt đời chỉ biết chuyện nhà binh. Anh sĩ quan trẻ tuổi lớn dần với binh nghiệp và ngày càng yêu thương quân đội, yêu thương binh sĩ, yêu thương chiến hữu. Tình yêu lính trở thành tình yêu nước và lý tưởng thăng hoa. Cùng xây dựng sự nghiệp và xây dựng lý tưởng, rồi cũng học được những lẽ hơn thiêầt, cái xấu và cái tốt của binh đoàn. Lúc thì đam mê bảo vệ, lúc thì tức giận đả phá. Duy có điều may mắn là dù anh em thân quyến họ Vũ của gia đình tôi bỏ lại miền Bắc năm 54 có nhiều người chiến đấu trong hàng ngũ cộng sản, nhưng chúng tôi chưa gặp nhau trong suốt cuộc chiến. Ðôi khi tìm kiếm anh em nhưng không thấy trong danh sách sinh Bắc tử Nam cũng như danh sách bên bộ chiêu hồi. Phần tôi, con đường đi cứ miệt mài 21 năm cho đến 30 tháng 4-1975. Ðầu tháng Tư năm nay, tôi dự cơm thân mật với hội Miền Tây đã có dịp thưa chuyện với bà con miền sông nước Cửu Long. Thưa rằng, tôi có 20 năm làm tuổi trẻ Bắc Kỳ nhưng lại có đến 21 năm ngược suôi ở trong Nam. Cuộc đời nhà binh, tham dự hành quân Tự Do với Khu chiến miền Tây, khi chuyển quân về Rạch Giá, đi theo cuộc tình thuận tiện bèn lấy vợ Kiên Giang. Khi nhà tôi theo ngành điều dưỡng làm việc tại thủ đô thì tôi cũng được thuyên chuyển về Sài Gòn.

Một lần nữa định mệnh đã ra tay. Nếu tôi vẫn nằm ở các đơn vị miền Tây với ông Nguyễn Khoa Nam hay miền Ðông với ông Lê Nguyên Vỹ thì phần số có lẽ cũng thay đổi. Tại các nơi này số sĩ quan ra đi 75 rất ít.

Từ tháng 3-1975, tôi có nhiệm vụ công tác Quân Khu II rồi Quân Khu I để rồi cùng anh em tháo chạy trên các tuyến rút quân hỗn loạn và trên các quân vận hạm kinh hoàng. Chạy từ Nha Trang về Cam Ranh, từ Cam Ranh về Phú Quốc. Từ Phú Quốc về Vũng Tàu và từ Vũng Tàu về Sài Gòn. Cứ như người mê sảng cùng với toàn quân, không thể có lúc nào dừng bước đứng lại mà suy nghĩ. Quen chân rồi 30 tháng tư, chạy luôn theo tàu Mỹ mà bỏ lại anh em và cả một cuộc đời binh nghiệp.

Một lần nữa, các ông anh bà chị, ông chú bà bác từ Hà Nội, Nam Ðịnh sau 75 đã vào Nam tìm lại thằng cháu với lời than thở. Bây giờ đất nước hòa bình rồi, mà sao thằng Lộc nó còn chạy đi đâu. Lại sang Tân Thế Giới làm phu đồn điền hay sao?

Ðó cũng là điều chúng tôi đã nghĩ đến khi di tản qua Mỹ. Chắc chắn là sẽ đi làm nông trại. Xem các phim Mỹ chỉ thấy di dân Nhật Bản và dân Mễ làm ruộng ngoài đồng. Dân Việt của mình đến Mỹ thì có khác gì đâu. Năm 1975 đã nghĩ như vậy.

Nhưng sự việc đã không xảy ra như thế.

Năm 1954, dân Bắc Kỳ di cư vào Nam đã không chết vì sốt rét ở các đồn điền cao su Hớn Quản. Chúng ta đã cùng nhau xây dựng một Việt Nam Cộng Hòa ngon lành hết sức.

Năm 1975, dân miền Nam tỵ nạn qua Hoa Kỳ không chết vì lao động ở các nông trường Sacramento. Chúng ta đã tạo dựng các cộng đồng tốt đẹp phi thường bằng mồ hôi nước mắt. Ðã xây dựng cuộc sống từ đống tro tàn.

Từ 1954 cho đến 1975, nếu đã không chết ở biển Ðông, không chết ở trại tù Việt Bắc thì sẽ sống nhẹ nhàng êm đẹp ở miền đất tự do chan hòa cơ hội.

Sau cuộc chiến, nếu bạn thực sự là kẻ thua trận, là Ngụy thứ thiệt mà còn sống, là bạn đã ra đi hướng về chân trời mới với tương lai mở rộng cho con cháu đời đời. Ðịnh mệnh dường như đã xác định như vậy.

Bây giờ sau hơn 30 năm, anh em họ Vũ của chúng tôi ở lại miền Bắc không còn bày tỏ lòng thương hại cho đứa em lưu lạc của phe chiến bại. Các ông anh họ của tôi, sau khi mang quân hàm tướng tá đã về hưu trong sự nghèo túng oán hận và qua đời lặng lẽ.

Phần tôi bây giờ đang tìm cách viết lại lịch sử của 30 tháng 4 một cách nghiêm chỉnh và công bình. Ðể sau này chính các thế hệ tương lai tại Việt Nam và ở khắp nơi trên thế giới khi cần sẽ tham khảo.

Con cháu có thể tìm đến để hiểu về nguồn gốc của người Việt Nam tại hải ngoại. Họ là ai? Ðã ra đi vì lý do nào? Vào thời điểm nào? Tại sao người Bắc lại vào Nam năm 54 và tại sao miền Nam lại ra đi năm 75? Tại sao lại ra đi khi quê hương hòa bình? Tại sao lại ra đi khi đất nước thống nhất? Và trên khắp năm châu bốn bể, người Việt đã đứng dậy như thế nào từ sau ngày đau thương tháng 4, 35 năm về trước.

Ðặc biệt ở một nơi nào đó trong viện bảo tàng của Việt Nam Cộng Hòa sẽ có một khu dành cho 30 tháng 4-1975. Bên cạnh những hình ảnh di tản đau thương hỗn loạn sẽ có các bản minh họa về những cái chết phi thường của các tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa.

Ông Lê Nguyên Vỹ gốc Sơn Tây, Bắc Việt ngày 28 tháng 4-1975 đã bình tĩnh tiễn chân vợ và 4 con nhỏ tại Tân Sơn Nhất. Trưa ngày 30 tháng 4-1975 sau khi nghe lệnh đầu hàng, dặn dò ba quân, ngồi ăn cơm với các sĩ quan, rồi cáo từ vào phòng riêng. Một phát súng vào đầu. Vị Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 ra đi vào cõi vô cùng. Hai tháng sau ở Mỹ vợ mới biết tin. Ðó là câu chuyện vị Tư Lệnh miền Ðông Nam Phần. Mới đây, năm 2010, đầu tháng tư, 35 năm sau, bạn Ðỗ đình Vượng, trung đoàn trưởng cùa ông Vỹ ngồi tại San Jose kể cho tôi nghe thêm một lần nữa về bữa cơm cuối cùng với ông tư lệnh.

Tại miền Tây, tướng Nguyễn Khoa Nam sinh trưởng ở Huế khi nghe lệnh đầu hàng vẫn còn bình tĩnh ra các chỉ thị cần thiết. Ông cho hủy bỏ sơ đồ hành quân trận cuối cùng. Không cho phá các cây cầu trên quốc lộ. Chỉ thị cho các đơn vị chấm dứt giao tranh tránh thương vong vô ích. Ông đi thăm các thương binh ở Quân Y Viện. Trở về giao các di vật cho tùy viên. Lui vào phòng niệm Phật rồi nằm xuống nghỉ ngơi. Cho đến sáng 1 tháng 5-1975, ông mới bắn súng vào đầu để ra đi. Tư Lệnh Phó là tướng Lê Văn Hưng, người miền Nam cũng đã tự vẫn trước đó mấy giờ đồng hồ, bỏ lại vợ con. Cái chết của cả hai ông, tháng tư năm nay tôi có dịp đọc lại hai câu chuyện hết sức chi tiết của hai vị sỹ quan tùy viên. Thực vô cùng xúc động

Những cái chết của tướng Vỹ, tướng Nam, tướng Hưng và các vị khác vào những giờ phút cuối rất lẫm liệt và bình thản, không hề có sự rối loạn, không hề có sự tức giận hay sợ hãi. Những người như ạ Nguyễn Khoa Nam, Lê Nguyên Vỹ, Lê văn Hưng chính là Mặt trời tháng 4 của chúng ta. Những người vượt lên trên định mệnh. Những người đã đứng ra quyết định về định mệnh của mình.

Sau đây là trang cuối cùng xin dành riêng cho Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam: Tư Lệnh Quân Ðoàn 4 đã dùng súng lục tự sát vào lúc 7 giờ sáng ngày 1 tháng 5-1975. Ông là người đã sống một ngày dài nhất từ lúc Tổng thống Dương Văn Minh đọc lệnh đầu hàng sáng 30 tháng 4-1975 cho đến sáng 1 tháng 5-1975.

Ngay sau khi có lệnh đầu hàng ông đã gặp các đại diện phía cộng sản hai lần vào Dinh Tư Lệnh nhưng cả hai lần phía cộng sản đều ra đi trong buổi chiều 30 tháng 4. Cũng trong chiều 30 tháng 4, tướng Nguyễn Khoa Nam đã đi thăm Quân Y Viện Phan Thanh Giản lần cuối cùng. Ông cử Ðại Tá Thiên vào chức vị Tỉnh Trưởng Cần Thơ thay cho người đã ra đi. Ông ra lệnh không được phá cầu Long An và chấm dứt giao tranh để bảo toàn tính mạng các binh sĩ và dân chúng.

Trước khi quay vào phòng tự vẫn, sĩ quan tùy viên kể lại tướng Nam đã thắp nhang trên bàn thờ Phật, thỉnh chuông rồi đứng lên lan can tòa lầu nhìn xuống thành phố Cần Thơ lúc đó vắng lặng. Lúc đó vào sáng sớm 1 tháng 5-1975.

Vùng 4 chiến thuật gồm toàn thể miền Tây Nam Phần với 3 Sư đoàn 21 (Bạc Liêu), Sư đoàn 9 (Sa Ðéc) và Sư đoàn 7 (Mỹ Tho) cùng với 11 tiểu khu (Long An, Mỹ Tho, Kiến Hòa, Kiến Phong, Long Xuyên, Châu Ðốc, Rạch Giá, Chương Thiện, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau). Cho đến ngày 29 tháng 4-1975 vẫn còn gần như nguyên vẹn. Vị Tư Lệnh Quân Ðoàn vẫn liên lạc hàng ngày với các đơn vị gồm cả Hải Lục Không Quân thuộc Vùng 4. Toàn thể quân số chính quy và địa phương trên 200 ngàn quân đã tan hàng trong trật tự. Một số lớn hiện đã có mặt tại hải ngoại.

Trong buổi sáng cuối cùng 1 tháng 5-1975, tướng Nguyễn Khoa Nam đã đứng nhỏ lệ trên lan can của Dinh Tư Lệnh cùng với hai sĩ quan tùy viên cấp úy. Sau đó ông quay vào phòng tự sát bằng súng lục.

Hành động vừa can trường vừa nhân đạo của tướng Nguyễn Khoa Nam đã nêu cao gương trách nhiệm uy dũng đồng thời cũng đã cứu cho sinh mạng của dân chúng và binh sĩ tại miền Tây không bị chết đau thương hỗn loạn như đã diễn ra tại Quân Khu I và Quân Khu II.

* * *

Như đã ghi lại ở phần trên khi chiến tranh chấm dứt, tại khắp nơi có nhiều anh hùng VNCH đã tự quyết định đời mình không chịu sa vào tay CS. Tuy nhiên chúng tôi không thể ghi lại được đầy đủ.

Nhân ngày 30 tháng 4-2010 ố 35 năm sau, xin thắp một nén hương lòng gửi về cho tất cả các anh hùng liệt sĩ.

Vì những gương hy sinh cao cả đó, chúng ta cùng viết lại lịch sử của ngày 30 tháng 4 năm 1975.

.

.

.

VIỆT NAM BỊ ĐỀ NGHỊ ĐƯA TRỞ LẠI DANH SÁCH CPC

Việt Nam b đ ngh đưa tr li vào danh sách CPC

Thanh Phương

Thứ sáu 30 Tháng Tư 2010

http://www.viet.rfi.fr/node/18934

Hôm qua 29/4, Ủy ban t do tôn giáo quc tế ca M đã công b bn báo cáo thường niên v tình hình t do tôn giáo thế gii. Trong s 13 quc gia b xếp vào danh sách cần quan tâm đc bit v nhng vi phm quyn t do tôn giáo, gi tắt là danh sách CPC, có 8 nước nm trong danh sách năm ngoái và 5 nước được thêm vào hoặc đưa tr li vào, trong đó có Vit Nam.

.

Theo bản báo cáo, chính ph Hà Ni tiếp tc áp đt nhng hn chế nghiêm ngt và vẫn gây ra nhiu v vi phm quyn t do tôn giáo. U ban t do tôn giáo quốc tế nhc li là sau thi gian b nêu tên trong danh sách CPC t 2004 đến 2006, Việt Nam đã cam kết vi chính ph M ci thin tình hình t do tôn giáo, và đã có một s hành đng tích cc đi vi các cng đng tôn giáo, đã th nhiu tù nhân lương tâm. Thế nhưng, nhiu cá nhân tiếp tc b giam cm vì nhng hot đng ôn hòa cho tự do tôn giáo; các viên chc ca chính quyn và công an vi phm quyền t do tôn giáo vn chưa b trng pht đích đáng; hot đng tôn giáo đc lập vn còn b xem là bt hp pháp.

.

Theo Ủy ban t do tôn giáo quc tế, trong khi tình hình đi vi mt s cng đồng tôn giáo được ci thin, thì vi các t chc tôn giáo khác như Giáo hi Phật giáo Vit Nam thng nht, Hòa Ho, Cao Đài đc lp, Tin Lành và một s tín đồ Tin Lành và Pht giáo thuộc sc tc thiu s, tình hình vn không có gì thay đổi.

.

Bản báo cáo ca y ban t do tôn giáo nhc li là, nhng tranh chp v đt đai giữa Giáo hi Công giáo và chính quyn Vit Nam vào năm ngoái đã dn đến nhiều v bt b, hăm do, sách nhiu và bạo lực đi vi nhng giáo dân và tu sĩ tham gia cầu nguyn. y ban cũng nhc li v gii tán Tăng Thân Bát Nhã Lâm Đồng. Bn báo cáo ca y ban này còn ghi nhn là chính quyn tiếp tc hăm do giam cầm nhng nhà đu tranh cho nhân quyn và t do tôn giáo, như lut sư Thị Công Nhân, va mãn hn tù nhưng còn đang b qun thúc ti gia; như linh mc Nguyễn Văn Lý, hin được t do tm đ cha bnh.

.

Tóm lại, theo y ban t do tôn giáo quc tế, rút tên Vit Nam khi danh sách CPC là quá vội vã. Theo y ban này, chính quyền Obama nên xem vic đưa tên Vit Nam vào danh sách CPC là một công c linh đng đ đt được nhng ci thìn có thể lượng đnh được v t do tôn giáo, nhưng vn không cn tr tiến b v nhng mặt khác trong quan h M-Vit.

.

Trong bản báo cáo, Ủy ban t do tôn giáo quc tế cũng đã ch trích chính quyền tng thng Obama là ngày càng bt quan tâm đến vic bo v t do tôn giáo trên thế gii.

.

Xin nhắc li là y ban t do tôn giáo quc tế đã được Quc hi M thành lp vào năm 1998. Đạo lut v y ban này có dự trù lp mt chc đi s lưu đng về tự do tôn giáo, nhưng cho ti nay chính quyn Obama chưa b nhim nhân vt nào vào chức v này.

.

.

.