Saturday, March 27, 2010

TRUNG QUỐC QUAY TRỞ LẠI LẬP TRƯỜNG HIẾU CHIẾN TRÊN VÙNG BIỂN ĐÔNG

Trung Quốc quay trở lại với lập trường hiếu chiến trên vùng biển Đông

Gary Feuerberg

Thứ ba, 16 Tháng 3 2010 00:00

http://vietdaikynguyen.com/v2/opinion/650-trung-quc-quay-tr-li-vi-lp-trng-hiu-chin-tren-vung-bin-ong

WASHINGTON- Trong một buổi điều trần kéo dài cả ngày vào hôm 4 tháng 2 năm 2010 tại Capitol Hill, các thành viên Hạ viện Mỹ và các chuyên gia đến từ các Bộ Ngoại giao và Quốc phòng Mỹ, các học viện và các tổ chức phi chính phủ đã đưa ra bằng chứng về các hoạt động của Trung Quốc tại Đông Nam Á, và những hệ quả về kinh tế, chiến lược và an ninh đối với Mỹ. Những mối lo ngại của các nước láng giềng của Trung Quốc trên đại lục và ở vùng biển phía Nam đã được thảo luận liên quan đến việc Trung Quốc ngày càng sẵn lòng sử dụng vũ lực và đe doạ để hậu thuẫn cho các tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ của mình.

Buổi điều trần do Uỷ ban Xem xét Kinh tế và An ninh Mỹ – Trung (USCC) tiến hành, là cơ quan cố vấn cho Quốc hội về các hoạt động của Trung Quốc.

“Đặc biệt là trong vùng biển Đông, Trung Quốc đang ngày càng trở nên khẳng định – thậm chí khiêu khích – đối với các nước láng giềng về các vấn đề trên biển,” Tiến sĩ Richard Cronin thuộc Trung tâm Henry L. Stimson nói. TS Cronin dẫn chứng rằng dường như Trung Quốc đang quay trở lại lập trường trước năm 1995 của mình khi họ chọn dùng hành động quân sự để hậu thuẫn cho các tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ của mình ở vùng biển Đông.

“Kể từ thập niên 50, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã tuyên bố hầu hết vùng biển Đông là hải phận của Trung Quốc,” TS Andrew Scobell thuộc trường Đại học Texax A&M nói.

“[Từ cuối năm 2007], Trung Quốc đã tăng cường việc tuần tra hải quân, gây áp lực đối với các công ty năng lượng nước ngoài để buộc họ phải dừng các hoạt động tại các vùng biển còn đang tranh chấp, [ tiến hành các bước để chiếm hữu các quần đảo Paracel và Spratly {mà Việt Nam gọi là Hoàng Sa và Trường Sa}] và đơn phương áp đặt các lệnh cấm đánh bắt cá trên một số phần của vùng biển này,” ông Bronson Percival, Trung tâm Phân tích Hải quân (CNA) nói. Ông Percival nói Trung Quốc nhấn mạnh rằng các tuyên bố gây tranh chấp là “các vấn đề song phương,” có nghĩa là giữa Trung Quốc và một nước yếu hơn và không thể được giải quyết bằng “các cơ chế đa phương.”

Năm ngoái, Trung Quốc đã thể hiện hành động rất hiếu chiến đối với các tàu hải quân Mỹ. Vào tháng 3 năm 2009, tàu hải quân Mỹ Impeccable trong vùng biển Đông– đang ở trong hải phận quốc tế – đã bị các tàu Trung Quốc can thiệp và yêu cầu phải rời khỏi khu vực này nếu không “sẽ phải hứng chịu hậu quả”, Hạ nghị sĩ Dana Rohrabacher (Thuộc Đảng Cộng hòa từ tiểu bang California) dẫn chứng. Một vụ việc tương tự đã xảy ra vào tháng 6 với tàu khu trục USS John S. McCain.

“Không thể có nhầm lẫn nào về ý nghĩa của các động thái này. Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đang gửi tín hiệu đi một cách hiếu chiến thông qua các hành động của họ, tuyên bố sự thống trị và kiểm soát đối với vùng biển Đông”, ông Rohrabacher nói. Ông nói thêm rằng nếu Trung Quốc hành động hiếu chiến như thế này với Mỹ, thì người ta có thể hình dung mối đe doạ là như thế nào đối với các nước trong khu vực.

“Chúng tôi cực lực phản đối lối hành xử gây rủi ro cho sự an toàn cho các tàu của chúng ta và đó là một sự vi phạm trắng trợn các thông lệ quốc tế về lối hành xử trong vùng biển nằm ngoài các vùng lãnh hải,” Phó trợ lý bộ trưởng Bộ Quốc phòng Robert Scher tuyên bố. Ông khẳng định rằng Mỹ bác bỏ bất cứ nỗ lực nào nhằm hạn chế sự tự do của các vùng biển nằm trong các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Gần 40% diện tích của các đại dương trên thế giới nằm trong phạm vi 200 hải lý của các EEZ. Do đó, các quyền hàng hải phải được bảo vệ, theo ông Scher, vì lợi ích của nền kinh tế toàn cầu và hoà bình quốc tế.

Mặc dù không có sự đe dọa về quân sự rõ ràng nào đối với Trung Quốc, họ vẫn đang xây dựng một lực lượng quân đội khổng lồ, Hạ nghị sĩ Rohrabacher nói. Ông đề cập đến các tên lửa chống vệ tinh và tên lửa đạn đạo chống tàu thuyền mà Trung Quốc đang phát triển, với ý định ngăn chặn khả năng chúng ta đến trợ giúp các nước đồng minh trong khu vực.

Theo người đứng đầu của Ủy ban USCC Larry M. Wortzel, đồng chủ tọa phiên điều trần này, thì tiềm năng hải quân đang lớn mạnh lên của Trung Quốc được coi như một mối đe doạ tiềm tàng đối với các nước có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc – Việt Nam, Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và Đài Loan. Ông nói rằng trong chuyến viếng thăm của Ủy ban này đến Việt Nam vào tháng 12 năm ngoái, họ đã nghe thấy một vài lần về các quan ngại của Việt Nam đối với những khẳng định của Trung Quốc trong vùng biển Đông liên quan đến những vùng lãnh thổ mà cả hai nước này cùng tuyên bố chủ quyền.

Sự đồng thuận của tất cả các thành viên tham gia tại buổi điều trần này là Mỹ nên tăng cường tham gia vào khu vực và có một vai trò sống còn trong việc ngăn chặn sự thống lĩnh của Trung Quốc đối với vùng biển Đông và duy trì sự qua lại tự do của quân đội Mỹ và các nguồn cung cấp năng lượng.

ASEAN lo sợ khi thương mại của Trung Quốc tăng trưởng

Vào những năm 1990, các nước Đông Nam Á đã trông đợi trong sợ hãi về điều mà Trung Quốc có thể làm, đặc biệt là liên quan đến vùng lãnh thổ trên vùng biển Đông (còn gọi là biển Nam Trung Quốc) mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Walter Lohman, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Châu Á của quỹ Heritage Foundation, đã đưa ra các ví dụ về các hành động đối đầu của Trung Quốc với Philippines về quần đảo Trường Sa đang bị tranh chấp và cuộc khủng hoảng tên lửa vào các năm 1995-96 tại eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, vào cuối những năm 1990 và các năm đầu của thiên niên kỷ thứ hai, Trung Quốc đã quay ngược lại hình ảnh của mình bằng việc bắt đầu một cuộc “tấn công mê hoặc”, trở nên ít lý tưởng hơn và nhấn mạnh vào các quan hệ thương mại hơn là các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ.

Năm nước sáng lập ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) vào năm 1967 là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan, sau đó có Brunei, Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. Mục đích là đem lại sự toàn vẹn về kinh tế, chính trị và văn hoá của khu vực.

Mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và ASEAN đang tăng lên hàng năm và nhiều khả năng còn tăng hơn nữa theo Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc – ASEAN (CAFTA), có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm nay. Thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và 10 nước ASEAN đã đạt mức 193 tỷ đô-la năm 2008, đã vượt qua con số với Mỹ là 181 tỷ đô-la, và khiến Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của ASEAN sau Liên minh Châu Âu và Nhật Bản. “Về độ lớn của thị trường, thì CAFTA chỉ đứng sau Liên minh Châu Âu và NAFTA,” Giáo sư Donald E. Weatherbee, thuộc trường Đại học Nam Carolina (University of South Carolina) nói.

“Theo Ban thư kí ASEAN, buôn bán giữa ASEAN và Trung Quốc đã duy trì mức tăng trưởng bình quân 26%/năm kể từ năm 2003,” ông Walter Lohman thuộc quỹ Heritage Foundation nói. “…có thể trông đợi rằng thương mại của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn so với các đối tác thương mại khác của ASEAN… Trung Quốc hiện đã là đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia và Việt Nam và lớn thứ hai của Philippines, Thái Lan, SingaporeMyanmar,” Giáo sư Weatherbee nói.

Về tổng thể, việc thương mại gia tăng đều được các nước này hoan nghênh, nhưng vị thế áp đảo của Trung Quốc ở Châu Á lại làm cho các nước này phải dè chừng về các động cơ của nước này. Bởi vì đồng nhân dân tệ (RMB) bị định giá thấp hơn thực tế và Trung Quốc không muốn định giá lại nó, “xuất khẩu của ASEAN kém cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế và nhập khẩu của Trung Quốc – mà sẽ tăng lên với CAFTA – có tính cạnh tranh cao hơn trong các thị trường nội địa của ASEAN. Việt Nam đã thấy cần phải giảm giá đồng tiền của họ và các nước ASEAN khác, đặc biệt là Thái Lan có thể sẽ phải làm theo,” Giáo sư Weatherbee nói. Ông cũng nói rằng có những tiếng nói tại Indonesia, thị thường lớn nhất ASEAN, lo ngại rằng nhập khẩu từ Trung Quốc rẻ hơn sẽ dẫn đến một số lớn người mất việc làm trong các khu vực công nghiệp, nông nghiệp và đánh bắt cá.

Sự tham gia ngày càng tăng của Trung Quốc vào thương mại và đầu tư đã mang lại cho Trung Quốc một đòn bẩy mà họ trước đây họ không có. Ví dụ, quan chức đứng thứ hai ở Trung Quốc, Xi Jinping, đã ở Phnôm Pênh để ký kết 14 hiệp định hỗ trợ kinh tế giữa Trung Quốc và Campuchia, và sau đó 2 ngày Campuchia đã bắt buộc hồi hương 20 người tỵ nạn thuộc dân tộc Duy Ngô Nhĩ, là những người đã nằm dưới sự bảo vệ của UNHCR, Giáo sư Weatherbee nói.

Ngoại trưởng Clinton: “Nước Mỹ đã quay trở lại”

Tất cả những người đã điều trần đều nói về tầm quan trọng của khu vực Đông Nam Á ven biển đối với Trung Quốc và các nước phải phụ thuộc vào việc đi lại qua vùng biển Đông. “Những đường vận tải biển chạy qua Đông Nam Á nằm trong số những vùng tấp nập và có tầm quan trọng chiến lược nhất trên thế giới… Năm ngoái, 90% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc đi qua eo biển Malacca,” Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David B. Shear nói.

Tuy nhiên, nước Mỹ lại thiếu một chiến lược rõ ràng đối với khu vực này, theo những người đã điều trần.

“Hầu hết chính phủ các nước ASEAN đều tha thiết muốn có sự tham gia sâu rộng hơn của Mỹ. Dưới thời chính quyền George W. Bush, có một nhận thức rộng rãi là nước Mỹ chỉ quan tâm đến cuộc chiến chống khủng bố và không quan tâm đến nhu cầu của các nước Đông Nam Á khác,” Tiến sĩ Ellen Frost, thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (Peterson Institute for International Economics) dẫn chứng. Chính quyền Obama vẫn đang nỗ lực đổi mới và mở rộng sự tham gia của Hoa Kỳ trong khu vực Đông Nam Á. Vào tháng 7 năm 2009, Ngoại trưởng Clinton đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác (Treaty of Amity and Cooperation), quay ngược lại chính sách của chính quyền Bush và tạo cơ sở pháp lý cho mối quan hệ Mỹ-ASEAN. Cũng trong tháng 7, bà đã tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN tại Phuket, Thái Lan, nơi bà đã tuyên bố, “Hoa Kỳ đã quay trở lại.”

“Tuyên bố của bà Clinton rõ ràng là một câu trả lời cho mối quan ngại rằng sự tham gia của Trung Quốc trong khu vực đang tiềm ẩn nguy cơ làm mất ổn định, đặc biệt là lưu vực sông Mekong và vùng biển Đông,” Tiến sĩ Cronin nói.

Vào tháng 11 Tổng thống Obama đã họp với ASEAN-10 trong chuyến thăm của ông đến Singapore và tham dự Cuộc họp Lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), là cuộc gặp gỡ đầu tiên của một tổng thống Mỹ với tất cả những người đứng đầu chính phủ các nước ASEAN. Và vào ngày 1 tháng 2, Nhà Trắng đã thông báo rằng Tổng thống sẽ có chuyến công du đến IndonesiaAustralia vào tháng 3.

Sự tham gia của Trung Quốc vào những dự án cơ sở hạ tầng mang tính phá hoại

Phần lớn của bản điều trần của Tiến sĩ Cronin bàn về quyết định xây dựng 8 đập thuỷ điện của Trung Quốc trên thượng nguồn sông Mekong, mà ông cho rằng sẽ có tác động tàn phá môi trường đối với các nước ở hạ lưu, Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Ông cũng quy trách nhiệm cho các nước ở vùng hạ lưu này về tầm nhìn hạn hẹp trong việc theo đuổi sự phát triển không bền vững về môi trường với kế hoạch xây 13 đập nước trên dòng chảy chính ở vùng hạ lưu sông Mekong.

“…các đập nước trên dòng chảy chính ở cả vùng thượng lưu tại Trung Quốc và hạ lưu tại Lào, Thái Lan và Campuchia [và Việt Nam] sẽ có một ảnh hưởng khôn lường đến an ninh con người và an ninh lương thực cũng như sinh kế trên toàn bộ vùng lưu vực sông Mekong,” Tiến sĩ Cronin nói. Việc giữ gìn nguồn cá mà sinh kế và bữa ăn của nhiều người phụ thuộc vào, là không phù hợp với các đập nước này.

Bình luận chung về sự giúp đỡ của Trung Quốc đối với các quốc gia Đông Nam Á, Ernest Z. Bower, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược CSIS nói:

“Rất thường xuyên, nguồn tài chính của Trung Quốc được sử dụng để xây dựng các dự án không cần thiết chỉ phục vụ cho những đòi hỏi về chính trị hơn là các nhu cầu thực tế. Các dự án này hỗ trợ cho các chính trị gia địa phương hơn là cho các nhu cầu thực tế.”

Bản tiếng Anh tại đây

.

.

.

No comments:

Post a Comment