Trung Quốc không thích - Thế giới khó bàn về Biển Đông?
Trân Văn, phóng viên đài RFA
2010-03-05
Giờ chót, hội thảo về chủ đề “Biển Đông: Những điều kiện nào để bảo đảm hoà bình, ổn định và hợp tác trong khu vực”, do Qũy Gabriel Peri ở Pháp, dự kiến tổ chức trong hai ngày cuối tháng 2 vừa qua, đã bị hủy. Tại sao? Mời qúy vị nghe Trân Văn tường thuật...
.
Hủy hội thảo vì sức ép về ngoại giao?
Qũy Gabriel Peri là một tổ chức do ông Robert Hue, đảng viên của Đảng Cộng sản Pháp làm chủ tịch.
Tổ chức này từng cho biết, họ quyết định tổ chức hội thảo về biển Đông, vì biển Đông có vai trò quan trọng cả về an ninh, kinh tế và hàng hải đối với thế giới. Khu vực này cũng là nơi đang có tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ giữa nhiều quốc gia. Đã có nhiều nỗ lực nhằm giảm căng thẳng và Quỹ Gabriel Peri mong muốn tham gia vào tiến trình đó, thông qua việc xem xét các góc độ của vấn đề chủ quyền, nhằm suy ngẫm nghiêm túc dựa trên lịch sử khu vực và luật pháp quốc tế.
Theo dự kiến, hội thảo “Biển Đông: Những điều kiện nào để bảo đảm hoà bình, ổn định và hợp tác trong khu vực”, sẽ diễn ra trong hai ngày 27 và 28 tháng 2. Thế nhưng sát thời điểm khai mạc, Qũy Gabriel Peri thông báo hoãn hội thảo vì “đa số diễn giả vướng bận, không thể nhận lời tham gia”. .Qũy Gabriel Peri thông báo, họ sẽ dời hội thảo đến giữa năm nhưng chưa xác định ngày giờ cụ thể.
Trong bối cảnh báo chí Trung Quốc đồng loạt cảnh báo về “ý đồ quốc tế hoá vấn đề biển Đông” của Việt Nam, đồng thời kêu gọi chính quyền Trung Quốc nên giải quyết triệt để “nguy cơ” này, việc Qũy Gabriel Peri đột ngột hủy bỏ hội thảo “Biển Đông: Những điều kiện nào để bảo đảm hoà bình, ổn định và hợp tác trong khu vực”, trở thành sự kiện đặc biệt.
.
Đã có khá nhiều ý kiến bàn luận quanh sự kiện này. Để có thêm thông tin cả về diễn biến, lẫn chuyện hậu trường, chúng tôi phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Nhã, một trong những người đã từ Việt Nam đến Pháp để tham dự hội thảo:
Trân Văn: Thưa ông, chúng tôi nhận đươc tin là có một hội thảo quốc tế về biển Đông, lẽ ra sẽ diễn ra trong hai ngày cuối tháng hai vừa qua tại Paris nhưng giờ chót thì bị hủy.
Chúng tôi được biết, ông có được mời tham dự hội thảo này, ông có thể cho biết lý do tại sao mà hội thảo không diễn ra như dự kiến không ạ?
Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Đến nơi thì chúng tôi mới được biết là hội thảo đã bị hoãn lại. Nghe nói là do sức ép ngoại giao nào đó. Có lẽ là hội thảo về biển Đông ở Hà Nội có tác dụng rất tốt cho nên người ta không muốn để những hội thảo kiểu đó diễn ra như ở nước Pháp.
Tuy nhiên chuyến đi của chúng tôi cũng rất bổ ích. Tôi đã tiếp xúc với các Việt kiều và một số nhà nghiên cứu của Pháp.
Trân Văn: Thưa ông, phía Việt
Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Hồi đầu thì đoàn gồm có ba người, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, tôi với thạc sĩ Hoàng Việt nhưng sau đó, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã 90 tuổi rồi thành ra không đi được. Chỉ có tôi với thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên trường Luật của TP.HCM đi thôi.
Trân Văn: Có tin cho rằng bà Nguyễn Thị Bình, cựu Phó Chủ tịch của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Đúng đấy! Chúng tôi có gặp bà Nguyễn Thị Bình trong một buổi gặp gỡ Việt kiều cũng như là trong một cuộc tiếp xúc với các nhà nghiên cứu người Pháp.
Trân Văn: Thưa ông, hiện nay có hai nguồn tin liên quan đến hội thảo do Qũy Gabriel Peri tổ chức đã không diễn ra như dự kiến.
Nguồn thứ nhất bảo rằng do áp lực từ phía Trung Quốc. Nguồn thứ hai thì bảo rằng, sở dĩ hội thảo không tổ chừc được là bởi vì các thành viên của đoàn Việt
Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Theo tôi được biết thì có sức ép ngoại giao để hội thảo đó không thể diễn ra. Chính vì hội thảo không diễn ra cho nên là các học giả quốc tế của nhiều nước đã không tham dự được. Đáng lẽ là họ có thể tham dự chứ không chỉ có các học giả người Pháp. Tôi biết rằng có một số học giả đã dự hội thảo quốc tế về biển Đông ở Hà Nội cũng có tên trong danh sách dự hội thảo lần này nhưng vì hội thảo không diễn ra cho nên các diễn giả không tới được.
Trân Văn: Các thành viên của đoàn Việt
Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Dạ không!
Trân Văn: Như vậy thông tin cho rằng Việt
Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Theo tôi lý do quan trọng là Ban Tổ chức đã không thể tổ chức được thôi. Đó là lý do quan trọng nhất. Thật ra tụi tôi chuyên về học thuật, cụ thể ra sao thì thật sự tôi chưa kiểm chứng được.
.
Không còn là chuyện giữa Việt Nam và Trung Quốc
Trân Văn: Thưa ông, chúng tôi được biết là vào cuối tháng 3 sẽ có một hội thảo khác cũng về biển Đông tại Mỹ và hình như ông cũng được mời tham dự hội thảo đó? Ông có thể cho chúng tôi biết về hội thảo sắp diễn ra tại Mỹ không?
Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Có một trung tâm nghiên cứu ở đại
.
Cuối tháng 11 năm ngoái, lần đầu tiên Việt Nam tổ chức một hội thảo quốc tế về biển Đông, với sự tham dự của khoảng 50 học giả, ở 20 quốc gia. Theo nhận định của một số chuyên gia về quan hệ quốc tế, hội thảo này là một hành động khôn ngoan, thông qua đó, Việt
Cũng vì vậy, những vấn đề có liên quan tới các hội thảo về biển Đông như hội thảo do Qũy Gabriel Peri tổ chức, trở thành rất đáng chú ý. Cuối tháng 7 sắp tới, sẽ có thêm một hội thảo khác về biển Đông, do nhiều trí thức Việt Nam đang cư trú tại Mỹ, Pháp, Đức, Thuỵ Sĩ, Bỉ, Nhật, tổ chức ở Mỹ.
.
Theo dòng thời sự:
Không thể nhìn lịch sử từ cùng một hướng
Bắc Kinh: Hoàng Sa, Trường Sa hoàn toàn thuộc Hải Nam
Ngôn ngữ ngoại giao, hành động bá quyền
Tình hữu nghị là tình đơn phương-phần 1
Tình hữu nghị là tình đơn phương-phần 2
.
Copyright © 1998-2010 Radio Free
.
.
.
No comments:
Post a Comment