Tuesday, March 30, 2010

THWCH HƯ CHUYỆN NGƯỜI VIỆT NHẢY MÚA TRONG LỄ TẾ MÃ VIỆN

Thực hư chuyện người Việt nhảy múa trong lễ tế Mã Viện

Tác giả: Thái An

Bài đã được xuất bản.: 30-3-2010

http://www.tuanvietnam.net/2010-03-30-thuc-hu-chuyen-nguoi-viet-nhay-mua-trong-le-te-ma-vien

Trên một số diễn đàn tại Việt Nam gần đây xôn xao chuyện đoàn biểu diễn nghệ thuật Việt Nam sang Trung Quốc, trình diễn trong lễ tế Mã Viện (người Trung Quốc tôn là Phục Ba Tướng quân).

Nhiều người bày tỏ sự lo lắng, thậm chí quy trách nhiệm và chỉ trích việc tại sao đoàn nghệ thuật Việt Nam lại biểu diễn trong lễ tế một vị tướng Trung Quốc đã đánh bại cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sát hại nữ anh hùng dân tộc Việt Nam.

Thực hư chuyện này ra sao, chúng tôi xin làm rõ nội dung gốc đăng trên một số trang web của Trung Quốc.

Trang web đầu tiên đăng tải hình ảnh lễ tế Mã Viện, có người Việt Nam tham gia biểu diễn thực ra là một trang diễn đàn (Trung Quốc gọi là trang cộng đồng).

Một số thành viên tham gia diễn đàn đã post các hình ảnh về lễ tế, hình ảnh có người Việt Nam tham gia hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật, đồng thời kèm theo một số lời bình cho rằng: "những người này chẳng nhẽ không hiểu lịch sử?".

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, đây là một buổi tế lễ Mã Viện (Phục Ba) trước cửa đền thờ Mã Viện của tộc người Kinh, thôn Hồng Khảm, thị trấn Giang Bình, Phòng Thành, Đông Hưng, Trung Quốc. Những người trong thôn này vào rằm tháng giêng thường làm lễ cúng tế Phục Ba.

Thôn này là thôn của dân tộc Kinh. Về mặt lịch sử, tộc Kinh là tộc người thành lập từ khi Mã Viện dẹp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà, để quản lý tốt biên giới phía nam, đã để lại một số lượng lớn lính trong quân đội tại Giao Chỉ, Cửu Châu để đám người này phân tán và cắm rễ trong các dân tộc Việt. Các điển tích lịch sử gọi là "Mã lưu nhân".

Tộc người Kinh có khoảng 14.000 người và đây là nơi duy nhất ở Trung Quốc có người Kinh sinh sống. Và tộc người Kinh này, được xem là tộc người thiểu số Trung Quốc. Tộc người này ở Đông Hưng rất thông thạo tiếng Việt nhưng khi giao lưu với bên ngoài thường dùng tiếng Hán và chữ Hán.

Một nhà nghiên cứu Trung Quốc lâu năm, người từng trực tiếp đến làng này trước đây cho hay, khu vực làng này đã chính thức cắt sang đất Trung Quốc từ sau Công ước Pháp - Thanh 1887. Hiện nay, người dân ở làng này thậm chí hầu như không biết tiếng Việt, nhưng văn hóa, lối sống vẫn còn giữ được nhiều tập tục của người Việt. Tuy nhiên, dù gì sau cả trăm năm, người Kinh ở đây vẫn là người Trung Quốc, tuân theo những lễ nghi, văn hóa của Trung Quốc.

Những hình ảnh gửi lên diễn đàn thực ra là con cháu tử tôn của nhóm lính thuộc quân của Mã Viện lưu lạc lại ở vùng biên giới Việt - Trung. Trải qua trăm năm, họ trở thành một dân tộc thiểu số Trung Quốc. Nhiều bà con Việt Nam ở sát khu vực biên giới cũng có họ hàng với những người trong thôn, hàng năm trở về tham gia lễ tế. Ví dụ như người họ Thập, tại Sài Gòn, Hải Phòng, Móng Cái, người họ Thập ngày 25/2 âm lịch đều tham gia lễ tế.

Cái mà một số thành viên diễn đàn bình luận là: "Đoàn biểu diễn nghệ thuật Việt Nam, dù không biết tiếng Hán, vẫn tham gia trình diễn trong lễ tế Mã Viện" thực chất theo chú giải ghi dưới hình ảnh thì là "Đoàn Việt Nam có tên gọi Gia Tân tham gia giao lưu". Nghĩa là đây là hành động tự phát, không theo một tổ chức nào, của một số bà con người Việt có họ hàng, liên quan tới tộc người Kinh tại Đông Hưng, tham gia biểu diễn.

Lời bình: "Chả nhẽ mấy người Việt Nam không hiểu lịch sử?" mà một thành viên diễn đàn gửi lên trang trên là mang tính cá nhân (trên cơ sở chưa hiểu rõ mối liên quan giữa tộc người Kinh ở Đông Hưng và bà con người Việt địa phương tại khu vực biên giới).

Chuyện gây xôn xao thực ra rất bình thường, nó không khác nào việc hai người ở hai làng khác nhau nhưng có quan hệ họ hàng, vào dịp tế lễ sóc vọng làng này, người dân làng khác có thể tham dự.

.

.

.

No comments:

Post a Comment