Saturday, March 27, 2010

THUYẾT DUY THỰC TỰ VỆ TRÊN ẤN ĐỘ DƯƠNG

Thuyết duy thực tự vệ trên Ấn Độ Dương: dầu lửa, các tuyến đường biển và song đề an ninh*

Defensive Realism in the Indian Ocean: Oil, Sea Lanes and the Security Dilemma

Jason J. Blazevic

Nguyễn Hải chuyển ngữ

27/03/10

Khi vai trò của Ấn Độ Dương làm ống dẫn tài nguyên quan trọng tăng lên thì các cường quốc khu vực cũng có chiều hướng áp đặt ảnh hưởng của mình lên vũ đài đó. Điều này đặc biệt đúng cho Ấn Độ và Trung Quốc (TQ), những nước có nền kinh tế tăng trưởng tùy thuộc vào nguồn cung cấp đều đặn tài nguyên nhập khẩu, quan trọng nhất là dầu lửa. Tại TQ, đây không chỉ là vấn đề tăng trưởng kinh tế, mà còn là về tuổi thọ của Đảng Cộng sản, vì Đảng phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế để củng cố tính hợp pháp của nó và duy trì ổn định trong nước. Các nhà lãnh đạo TQ chú ý đến những chiến lược theo đúng nghĩa của từ này để bảo đảm các nguồn cung cấp năng lượng luôn liên tục, những nguồn này lại phụ thuộc vào các tuyến vận chuyển đường biển thông suốt trên Ấn Độ Dương và tại các cảng quá cảnh, chẳng hạn như eo biển Malacca. Điều các nhà lãnh đạo TQ sợ là các đối thủ của họ có thể phong tỏa các tuyến đường biển và eo biển chiến lược, bằng cách đó có thể phá hoại kinh tế TQ.[1]

Theo thuyết duy thực tự vệ, cách duy nhất để đối phó lại điểm yếu đó là đeo đuổi các chiến lược quân sự và ngoại giao đầy tham vọng hầu cho an ninh được tăng lên. Trong lúc cố giải quyết tình thế khó xử này, các nhà lãnh đạo TQ đã nới rộng phạm vi về quyền lợi của quốc gia bằng cách sửa đổi khái niệm “phòng ngự chủ động” và nguyên lý “phòng vệ duyên hải.”[2] Sự chuyển đổi dần dần về phòng vệ ngoài khơi được thể hiện bằng việc mở rộng quyền lợi quốc gia TQ trong “an ninh biên giới” phát triển và tăng trưởng bao gồm “phòng ngự viễn dương,”[3] cùng với việc khẩn trương hiện đại hóa hải quân. Trong con mắt của Ấn Độ, nước cũng có mối quan tâm tương tự về nguồn cung cấp năng lượng, hành động của TQ có vẻ là chiến lược sử dụng tối đa sức mạnh, chiến lược này chắc chắn sẽ tác động đến quyền lợi của TQ. Điều này sẽ khiến Ấn Độ bị lôi kéo vào hành vi tương tự. Song đề an ninh có lẽ sẽ xảy ra tiếp theo sau, trong đó một loạt các phản ứng chiến lược về an ninh làm mất ổn định các mối quan hệ giữa tất cả các cường quốc lớn trong khu vực.

XEM TIẾP : Thuyết duy thực tự vệ trên Ấn Độ Dương: dầu lửa, các tuyến đường biển và song đề an ninh* - Defensive Realism in the Indian Ocean: Oil, Sea Lanes and the Security Dilemma - 27/03/10

.

.

.

No comments:

Post a Comment