Quần đảo Trường Sa giữa các mối căng thẳng ở Châu Á về xung đột ở Biển Đông
22/03/10
Virginie Raisson - Monde diplomatique
Quỹ Nghiên cứu biển Đông
http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-nuoc-ngoai/736-virginie-raisson
Đọc lại bài viết của học giả Pháp Virginie Raisson, Giám đốc nghiên cứu Phòng nghiên cứu chính trị và phân tích bản đồ học (LEPAC) đăng trên Monde Diplomatique ngày 20/3/1996. Các phân tích vẫn còn nguyên tính thời sự.
_______________
.
Mang tên một thuyền trưởng một tàu săn cá voi thế kỷ XIX, quần đảo Trường Sa gồm rất nhiều đảo nhỏ và đá ngầm san hô nằm giữa Biển Đông, cách các bờ biển Trung Quốc 1500 km, bờ biển Việt Nam 400 km và bờ biển Philippines hay Malaysia khoảng 300 km. Đây không phải là một vùng chính xác về mặt địa lý, mà là một không gian tại đó ngày nay thể hiện các tương quan lực lượng giữa các nước Đông Nam Á và Đông Á(1).
Ngày 25/2/1992: Quốc hội Trung Quốc thông qua một luật biển đặt đại bộ phận Biển Đông dưới chủ quyền của mình. Như vậy, Bắc Kinh tự chiếm hữu một vùng có ý nghĩa chiến lược về ba mặt: có tài nguyên quan trọng về dầu khí, nằm trên những hải lộ quốc tế quan trọng, và bị sáu nước có yêu sách, một phần hay toàn bộ (Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Brunây, Philippines và Đài Loan).
Quyết định đơn phương đó làm gia tăng những tin đồn về xung đột. Theo luật mới, từ nay lãnh thổ Trung Quốc sẽ bao gồm các quần đảo Senkaku ( Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư), Paracels -Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) và Spratly - Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa) . Vì Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thực hiện chủ quyền của mình đối với lãnh hải (12 hải lý) và các vùng tiếp giáp (12 hải lý) nên chủ quyền đó sẽ bao phủ đại bộ phận Biển Đông và tài nguyên ở đó.
Về mặt pháp lý, yêu sách vẫn còn không rõ ràng. Để hợp pháp hoá các yêu sách ở phía Đông Hải hay ở Hoàng Hải, Trung Quốc dựa vào diện tích thềm lục địa của mình. Nhưng đối với Biển Đông, họ lại viện dẫn “các lý do lịch sử”, mà họ không chịu phát biểu rõ - họ không thể viện dẫn sự có mặt từ xưa và tiên tục trên các đảo. Giá trị pháp lý của từ ngữ được sử dụng để gọi các diện tích biển yêu sách (như nội thuỷ, lãnh hải, các vùng nước quần đảo) cũng không rõ ràng.
Ngoài ra, về mặt địa lý, các yêu sách của Trung Quốc lại có vẻ có ý mơ hồ: việc thể hiện bằng các dấu chấm biên giới biển mới có thể cho thấy một phạm vi có thể thiêng liêng. Trên thực tế, vùng yêu sách bao gồm các vùng khai thác và các thiết bị lắp đặt do Indonexia, Malaysia hay Philippin kiểm soát. Nếu không có một giải pháp riêng về việc phân chia các vùng nước ở Biển Đông, pháp chế quốc tế sẽ cho các nước nói trên các quyền của một vùng đặc quyền kinh tế. Như vậy việc chiếm hữu đơn phương của Bắc Kinh vừa ít hợp pháp lẫn đáng tin.
Do đó có giả thiết sau đây: bằng cách mở rộng chủ quyền của họ như vậy, Trung Quốc có thể yêu sách không phải một lãnh thổ được xác định bằng các tiêu chuẩn vật chất, định hình và pháp lý khách quan, là một không gian chính trị và kinh tế được xác định theo các thông số khác. Nhưng thong số nào? Câu trả lời đầu tiên nằm ở vị trí địa lý quần đảo, mà hai bên quần đảo đó có tới một phần tư thương mại toàn cầu được vận chuyển qua. Và như vậy Trung Quốc sẽ có thể tiến hành việc kiểm soát không những đối với các đường biển đó có mà cả với mạng lưới dầy đặc các đường hang không trên khu vực.
Thông số thứ hai là lòng đất của quần đảo: theo Trung Quốc, nó có thể có các trữ lượng dầu khí bằng 205 tỷ thùng tương đương dầu lửa(BEF), nhưng theo các công ty dầu lửa thăm dò trong khu vực thì khối lượng dầu khí ít hơn rất nhiều. Ngoài các mỏ tiềm năng, có thêm các bồn đang sản xuất bao quanh quần đảo: các bồn Nam Côn Sơn, Thanh Long và Đại Hùng ngoài khơi Việt Nam. Natuna ở Bắc Indonexia, Nalampaya và Camago ở Bắc đảo Palawan, Jintan, Serai và Sederi ngoài khơi Sarawak và các bồn ở Tây Bắc Sabah(3).
Như vậy, tổng cộng, Trung Quốc đòi đặt tay lên phần lớn các bồn dầu ở Biển Đông. Không chỉ có thế, cuộc chiến đã sôi sục giữa người Việt Nam và người Trung Quốc qua các công ty dầu khí liên quan. Tháng 5/1992, Trung Quốc cho công ty dầu khí Mỹ Crestone thăm dò đặc nhượng 25 155 km2 ở phía Tây quần đảo Trường Sa cách thành phố Hồ Chí Minh vào khoảng 300 km, ngay cạnh đặc nhượng Đại Hùng của Việt Nam. Lúc đó Chính phủ Hà Nội đã lên tiếng phản đối kịch liệt đối với việc mà Hà Nội coi là một sự vi phạm chủ quyền kinh tế của mình (4). Câu trả lời của Trung Quốc hoàn toàn rõ ràng: tháng 7/1992, họ đổ bộ như đã từng làm năm 1988 - một số quân trên một đảo đá ngầm của quần đảo, đặt một mốc biên giới và đã đảm bảo với công ty Mỹ sự hỗ trợ của quân lực của họ. Việt Nam đáp lại vào tháng 4/1994 bằng cách đặc nhượng cho một công ty dầu lửa Mỹ thuộc Mobil việc khai thác mỏ Thanh Long ngay cạnh mỏ Crestone khai thác.
Tình hình năng lượng của cả Việt Nam và Trung Quốc soi sáng phạm vi thực sự của cuộc tranh chấp đó. Đối với Hà Nội, việc khai thác và thăm dò dầu khí nằm ở trung tâm việc tái thiết kinh tế. Với 12% các khoản đầu tư của nước ngoài từ 1988, và gần 1/4 xuất khẩu, dầu lửa là một nguồn thu nhập chính. Nó cung cấp năng lượng rẻ tiền cần thiết cho việc công nghiệp hoá (các nhà máy thép, phân bón, lien hợp hoá dầu và nhà máy điện). Theo các cuộc thăm dò gần đây nhất, thềm lục địa Việt Nam mà phần lớn bị Trung Quốc yêu sách, chứa các trữ lượng dầu ước tính từ 3 đến 5 tỷ thùng và vào khoảng 300 tỷ mét khối khí.
Ở Trung Quốc cũng vậy, tài nguyên năng lượng là điều kiện phát triển công nghiệp. Các mỏ được khai thác trên mặt đất đang cạn kiệt và giá dầu thấp không có lợi cho việc khai thác ở các vùng mới; các nhà đầu tư nước ngoài ngày nay thích khoan ở những nơi có lợi nhuận nhiều hơn. Hơn nữa, các cơ sở hạ tầng của Trung Quốc về khai thác và vận chuyển còn không đủ. Nằm ở Đông Bắc và cực Tây đất nước, các nơi khai thác đều ở xa những vùng tiêu thụ nhiều năng lương: các đặc khu kinh tế tập trung ở Nam Trung Hoa phải trả tiền năng lượng đắt lên rất nhiều do vận chuyển bằng ống dẫn dầu. Với việc gia tăng hạn chế ở mức 2% năm, việc sản xuất dầu không còn đáp ứng nhu cầu mà sự phát triển kinh tế hang năm là 10% từ 10 năm nay tạo ra. Điều đó giải thích tại sao đối với Bắc Kinh việc cần phải khai thác những dầu mỏ mới ở quần đảo Trường Sa.
Một khoảng trống chiến lược cần lấp
Ngoài Việt Nam, mưu toan của Trung Quốc nắm lấy dầu ở Biển Đông cuối cũng có thể dẫn đến đối lập Trung Quốc với tất cả các nước ven biển. Thí dụ các yêu sách của Trung Quốc trùm lên các đảo Natuna của Indonesia, và đặc biệt là mỏ lớn nhất thế giới: được ước tính là 137000 tỷ mét khối, đó là đối tượng vào tháng 1/1995, của một thoả thuận khai thác 35 tỷ đô la giữa công ty dầu khí nhà nước Pertamina và công ty Mỹ Exxon. Tuy nhiên sự cam kết của một công ty Mỹ mới trong khu vực không làm đủ yên lòng người Indonesia nhất là khi yêu cầu làm sáng tỏ về pháp lý Jakarta nêu ra với Bắc Kinh tháng 7/1994 vẫn không được trả lời.
Đe doạ bằng lời của Bắc Kinh là sẽ dùng vũ lực để bảo vệ chủ quyền của mình làm gia tăng các sự bấp bênh. Không những quân giải phóng nhân dân tổ chức rất nhiều cuộc thao diễn từ đầu thập kỷ, mà nó còn ngày càng can thiệp thêm vào phía Nam Biển Đông. Từ các đụng độ năm 1974 ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo nằm cao hơn ở phía Bắc, trong đó một chiến hạm Trung Quốc đã đánh đắm một chiến hạm Việt Nam - đến các cuộc va chạm Trung - Việt mới năm 1994, người ta không kể hết các sự kiện, nhất là trong dịp quân lực Bắc Kinh đặt các cột mốc chủ quyền.
Bằng cách đó, Trung Quốc chiếm đóng bằng quân sự 8 đảo nhỏ của quần đảo. Họ không phải là nước duy nhất: Việt Nam chiếm 25 đảo, Philippines 8 đảo, Malaysia 3 và Đài Loan 1. Nhưng, tuy việc lắp đặt các cấu trúc vĩnh cửu chủ yếu nhằm củng cố các vị trí tương ứng của nước này, nước kia về mặt pháp lý, cuộc xung độ đối lập họ với nhau từ nay đã vượt qua khuôn khổ một cuộc tranh chấp đơn giản về tài nguyên trong khu vực. Khuôn khổ kinh tế của cuộc tranh luận đã bị vượt qua bởi các tham vọng quốc gia chủ nghĩa qua các diễn văn của Philippines, Việt Nam và nhất là của Trung Quốc.
Ngược lại, mặc dầu sự gia tăng những chuyện được thua mọi loại, những đối tượng lien quan ngày càng nhiều, và các sự căng thẳng quân sự ngày càng lớn, đe doạ gây mất ổn định khu vực, việc tìm kiếm một giải pháp toàn diện đã không tiến triển. Sự chậm chễ đáng quan tâm đó là một phần là do, cho đến năm 1994, thiếu một cơ cấu thích hợp để giải quyết vấn đề an ninh ở châu Á. Sự kết thúc chiến tranh lạnh đã dẫn đến việc hợp để rút cam kết ra khỏi khu vưc, như việc người Nga rút ra khỏi căn cứ Cam Ranh của Việt Nam và Mỹ rút ra khỏi căn cứ Subic của Philippines
Diễn đàn khu vực về an ninh do ASEAN thành lập năm 1994 không thể lấp khoảng trống chiến lược đó. Số thành viên của diễn đàn này cũng như sự khác nhau về quyền lợi của họ dường như là đã là những trở ngai nghiêm trọng. Còn phải xác định một vị trí đối với các nước không phải là thành viên của ASEAN (5) trong việc chấp nhận các biện pháp an ninh không chỉ lien quan đến người châu Á. Mà không quên các câu hỏi lớn về chính trị. Làm thế nào đảm bảo được tính thành thực của các ý đồ Trung Quốc hay Triều Tiên khi thảo luận với các nước đứng ngoài các tập hồ sơ như Đài Loan hay hai nước Triều Tiên? Liệu Trung Quốc sẽ có tham hữu hiệu vào một diễn đàn mà họ ngờ là được thành lập để kiềm chế họ? Liệu người ta có xây dựng được một không khí tin cậy với một nước mà các thành viên của ASEAN coi như mối đe doạ chính đối với an ninh khu vực nhất là khi đó các cuộc đàm phán về các căng thẳng mà Trung Quốc được coi là nhân vật chính?
Không có thể giải quyết các cuộc xung đột, các nước ASEAN đã chọn nền ngoại giao phòng ngừa với mục tiêu đầu tiên là thông qua các biện pháp tin cậy. Ta hoàn toàn không ngạc nhiên khi thấy chương trình nghị sự của diễn đàn gần đây nhất họp tháng 7/1995 không có cả vấn đề xung đột Trường Sa lẫn vấn đề các cuộc thử nghiệm quân sự của Trung Quốc ngoài khơi Đài Loan, mà chỉ có các vụ thử hạt nhân của Pháp hay tình hình chính trị ở Myanma (nước không phải thành viên). Tuy nhiên các vấn đề chủ quyền ở Biển Đông đã là đối tượng của nhiều cuộc thảo luận trong các hành lang, có mặt tất cả các nước quan tâm đến vấn đề Trường Sa.
Cuộc xung đột đẩy Hoa Kỳ vào những mâu thuẫn đáng sợ. Một mặt các áp lực của ngân sách “chủ nghĩa không can thiệp” của Quốc hội Cộng hoà và việc co về các lập trường quân sự cổ truyền. Mặt khác, sự có mặt trong khu vực của nhiều công ty dầu lửa được nhiều nhóm áp lực mạnh mẽ ủng hộ ở Washington, các bất trắc của việc vận tải biển, quyết tâm kiềm chế các tham vọng của Trung Quốc và các yêu cầu của các nước trong khu vực buộc họ phải tham gia vào cuộc tranh luận.
Xét về mặt chính thức thì người Mỹ chống lại việc sự dụng doạ nạt hay vũ lực để thực hiện các yêu sách của bất kỳ nước nào. Nếu họ từ chối tỏ thái độ về tính hợp pháp của các yêu sách thì họ lại viện dẫn luật quốc tế để bố cáo các đe doạ đối với quyền tự do trên biển ở vùng Trường Sa. Nhưng Lầu Năm Gócdo dự giữa sự cần thiết phải làm yên ổn long các nứoc trong khu vực trong đó có việc thể hiện sự cương quyết đối với các tham vọng của Trung Quốc và nhu cầu duy trì đối thoại với Bắc Kinh vì những lý do chiến lược chung, như thâm nhập vào thị trường Trung Quốc hay hạn chế việc cung cấp các công nghệ hạt nhân cho Pakixtan hay Iran.
Vì không thể dứt khoát giữa nhiều đòi hỏi cấp bách như vậy, Washington đóng vai trò trong mọi màn trình diễn. Các áp lực kinh tế và việc xử lý tính nhạy cảm của Bắc Kinh đối với vấn đề Đài Loan được phối hợp với các biểu hiện quan sự: khả năng chuyển giao máy bay chiến đấu F 16 cho Philippin từ tháng 5/1995, gửi các đơn vị biệt kích hải quân đến Puerto Princesa để huấn luyện bộ đội Philippin; hạm đội 7 cùng thao diễn với người Nhật và Nam Triều Tiên ngoài khơi bờ biển tq, cũng có các dự án cùng loại như trên với người Thái Lan và người Singapore.
Về phía Nhật, họ đã từ bỏ vào năm 1951 mọi quyền của mình đối với các đảo thuộc quần đảo mà họ đã chiếm đóng từ 1939 (6). Nhưng gần 70% số dầu cung cấp cho họ chuyển qua Biển Đông. Như người Mỹ, họ muốn bảo vệ các quyền lợi của các công ty dầu lửa của họ. Việc người tq quyết định hay không quyết định vận dụng Luật biển năm 1992 của họ, có ý nghĩa đối với các đảo Sankaku của Nhật Bản. Ở Tokyo kín đáo là bắt buộc. Người ta ủng hộ việc tìm kiếm một giải pháp hoà bình nhưng không tuyên bố về tính có cơ sở của các yêu sách khác nhau.
Tuy nhiên, người Nhật có sẵn những đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ đối với các nước chủ chốt, nhất là đối với Bắc Kinh. Là người đầu tư thể chế hang đầu ở Trung Quốc, Nhật Bản đối với Trung Quốc là người bảo lãnh thu hút các nguồn vốn tư nhân; việc Nhật Bản ngừng cho vay sẽ có thể gây hại rất nhiều cho việc Bắc Kinh tìm kiếm các nguồn vốn của nước ngoài. Ngoài ra, tuy quân đội Nhật Bản không có các phương tiện triển khai quân đội của mình trong khu vực, họ vẫn được trang bị những thiết bị tinh vi và được huấn luyện tốt trong môi trường biển. Trong lúc này, các mục tiêu của Tokyo là không làm cho Bắc Kinh mất lòng, mà trái lại muốn bảo đảm các lợi ích của mình trên một thị trường rất hứa hẹn. Căn cứ vào kinh nghiệm của eo biển Malaca trong những năm 1960, một số người thậm chí còn trông chờ vào sự trung gian hoà giải của Nhật Bản để giải quyết cuộc xung đột về chủ quyền ở Biển Đông.
Những sự trung gian hoà giải của
Từ 5 năm trở lại đây, chình nhờ người
Dù sao sự thương nghị dưới sự đỡ đầu của
Xem xét theo tư liệu nói trên, ta thấy các lập luận đã nêu ra để làm cơ sở cho các yêu sách khác nhau có vẻ yếu kém. Không bên nào có thể nói rõ sự có mặt thường xuyên của mình – thực ra thì không thể được – trong quá khứ trên các đảo đó, cũng như trong thực tế đã kiểm soát liên tục chúng. Không thích hợp với cuộc sống của con người và không có đời sống kinh tế, những đảo và đá ngầm đó không có tư cách pháp lý để biện minh cho một vùng đặc quyền kinh tế hay them chí cho việc hoạch định thềm lục địa. Các thềm lục địa Việt
Phương pháp cách đều sẽ dẫn đến việc ấn định các biên giới trên biển không cần tính đến các đá ngầm, mà bằng cách vạch những đường trung tuyến từ các điểm trên bờ của các nước ven biển. Theo giả thiết đó, Trung Quốc và Đài Loan kết hợp nhau, Việt
Trong trường hợp không có được sự thoả thuận của các nước hữu quan, công ước đề xuất, đối với các cùng biển nửa kín, một sự thoả thuận về phân chia các tài nguyên ở ngoài vùng đặc quyền kinh tế 200 hảI lý. Có thể Trung Quốc sẽ ưu tiên chọn công thức này vì nó phù hợp với lập trường truyền thống của họ, và cho phép họ thâm nhập nơi có dầu khí trong vùng trong khi vẫn giữ được khả năng vận động về vấn đề chủ quyền.
Một công thức cùng phát triển trong vùng cũng sẽ thoả mãn Hoa Kỳ và Nhật Bản đang lo ngại không thể can thiệp để bảo đảm an toàn cho các tàu hay các công ty dầu lửa của họ.
Bắc Kinh thêm cứng rắn
Liệu việc phân chia dầu lửa có loại bỏ được các rủi ro xung đột không? Thực đáng nghi ngờ vì vấn đề chủ quyền vẫn còn đó. Thế mà những người đang nắm quyền ở Bắc Kinh sẵn sàng, và luôn luôn nhắc lại, sẽ dùng vũ lực để chủ quyền của Trung Quốc được tôn trọng. Các nước trong khu vực lo ngại về ý đồ của Trung Quốc nhất là vì tuy các yêu sách có vẻ hơi mơ hồ, họ không đưa ra tín hiệu nào có thể làm yên lòng mọi người.
Các nước ASEAN chỉ nhận thấy chế độ Trung Quốc thêm cứng rắn; gia tăng kiểm soát ở Tây Tạng và mọi hình thức bất đồng, bắn tên lửa ngoài khơi Đài Loan trước ngày họp của Diễn đàn ASEAN, không khoan nhượng trong các cuộc đàm phán về tương lai của Hồng Công. Họ lại thấy Trung Quốc gia tăng ngân sách dành cho việc hiện đại hoá quân đội với các hậu quả của nó; thử vũ khí hạt nhân và các tên lửa đạn đạo, mua vũ khí của Nga (24 máy bay SU – 27 năm 1992 và gần đây 10 tàu ngầm) và đề án chế tạo các vũ khí đó ở Trung Quốc. Ngoài ra, trong vùng còn có dư luận về các việc lắp đặt thiết bị quân sự ở biển Andaman, ngoài khơi các bờ biển Ấn Độ và Miến Điện. Những yếu tố đó có thể giảI thích là có ý nghĩa đối với quyền tâm bá quyền của một nước Trung Quốc với quyền lực của quân đội có xu hướng tăng cường. Và lý do là: trong cuộc đấu tranh dành quyền thừa kế Đặng Tiểu Bình, từng người có ý đồ đó – Chủ tịch Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng và Phó Thủ tướng Chu Dương Cơ - đều tìm cách nhận được sự ủng hộ của quân đội, những kẻ cuối cùng đang nắm mạnh mẽ di sản của cách mạng. Thay vì thúc đẩy các cuộc thảo luận về các cuộc cảI cách cần thiết, cuộc chạy đau nắm ngai vàng khiến cho các quan điểm bảo thủ càng có thêm trọng lượng: mục tiêu đầu tiên là kinh tế, hướng về sự kiên quyết cả đối nội lẫn đối ngoại, giọng điệu quốc gia chủ nghĩa…
Việc gia tăng quyền lực của chính quyền Trung ương và của quân đội được nuôi dưỡng bằng những sự lo ngại của bộ máy. Các chính khách và các nhà quân sự sợ sự sụp đổ của thế giới cộng sản và các giá trị của nó làm suy giảm tính chính đáng của Đảng; các biểu hiện ngày càng nhiều của những người chống đối; tính độc lập gia tăng của các tỉnh ven biển làm trỗi dậy bóng ma của một nước Trung Quốc chia cắt. Họ sợ trật tự mới phát sinh từ cuộc chiến tranh vùng vịnh và các hậu quả của nó: đó là sự khẳng định lại quyền lãnh đạo của Mỹ và thái độ ngạo mạn chính trị của Washington (như việc cấp cho Lý Đăng Huy, ứng cử viên Tổng thống Đài Loan một visa nhập cảnh Hoa Kỳ trong một chuyến đI riêng), việc lập một diễn đàn khu vực về an ninh được người Trung Quốc xem như kiềm chế họ,.v.v.
Trong khi đó, về mặt lịch sử, Biển Đông kết tinh sự mỏng manh của nền phòng thủ Trung Quốc. Chính từ đó các cường quốc phương Tây đã đến kiểm soát khu vực vào thế kỷ XIX. Cũng từ đấy, Quốc dân Đảng đã thoát khỏi các lực lượng cách mạng. Cuối cùng cũng từ đó Mỹ và Liên Xô đã thiết lập khống chế khu vực trong cuộc chiến tranh lạnh. Tóm lại, Việc kiểm soát sườn phía
Như vậy, đã hội tụ đủ các yếu tố của một cuộc xung đột. Bối cảnh đang nuôi dưỡng tính hiếu chiến của chính quyền trung ương. Quần đội cùng với sự tăng sự cường của ảnh hưởng chính trị và việc hiện đại hoá trang bị của nó, có các phương tiện làm việc nói trên. Dầu lửa cũng như sự quay trở lại của Đài Loan trong vòng tay Bắc Kinh là những chuyện được thua to lớn. Chủ nghĩa quốc gia quá khích nuôI dưỡng việc leo thang, trong khi việc chiếm đóng các đảo không gian sinh tồn ở Biển Đông tạo ra một dodọng cơ thúc đẩy. Và Luật năm 1992 có tham vọng hoàn thành điều được trình bày như một việc chính đáng về lịch sử: báo chí không quên nhắc lại những ngày vinh quang khi người Trung Quốc đi lại ở quần đảo Trường Sa, phổ biến khắp nơI nền văn hoá và công nghệ tiên tiến của người Hán.
Phải chăng ngày mai sẽ có chiến tranh? Dù sao giả thiết đó cũng không có gì chắc chắn. Trước hết vì lý do giới hạn về hậu cần của quân đội Trung Quốc. Nếu rõ ràng các lực lượng thuỷ lục chiến, tàu ngầm và lực lượng chuyên chở bằng máy bay trực thăng của họ khiến cho việc chiếm đóng các đảo không gặp quá nhiều khó khăn thì khoảng cách giữa Trường Sa và các căn cứ hậu phương của Trung Quốc vẫn đòi hỏi các khả năng không quân mà hiện nay họ còn chưa có. Việc huấn luyện các phi công láI SU-27 không đảm bảo ưu thế của Trung Quốc trong các hoạtd dộng trên biển. Như vậy, hảI quân dễ bị thương tổn trước các lực lượng không quân và tên lửa của
Nền kinh tế cũng không biện hộ cho cuộc phiêu lưu. Sự phát triển của Trung Quốc dựa vảo thương mại địa phương và vào đầu tư của nước ngoài, nhưng việc đó lại không phù hợp với cuộc xung đột ở Trường Sa. Vậy tại sao lại hy sinh cho một nền an ninh tạm thời và những nguồn năng lượng còn bấp bênh, một quá trình kinh tế đảm bảo sự duy trì chế độ hiện này của Trung Quốc và tài trợ cho việc hiện đại hoá quân đội? Các nước ASEAN đã nắm vững mâu thuẫn đó. Tuy họ tự biết là không có khả năng ngăn cản Trung Quốc đang bị thúc đẩy bởi động cơ cấp thiết về chính sách đối nội cần phát động một cuộc đối đầu, nhưng họ cũng không quên rằng sự phát trio đầu tư, sự lệ thuộc vào thương mại và sự hoà nhập kinh tế cung cấp cho họ những công cụ ngăn cản có tính thuyết phục hơn.
Vì những lý do đối nội và đối ngoại, Bắc Kinh phải khẳng định sức mạnh của mình: Biển Đông cho phép họ làm việc đó. Trung Quốc có lợi nhờ khoảng trống về chiến lược do người Mỹ và người Nga để lại, cũng như một tương quan lực lượng có lợi cho họ. Họ vận dụng dễ dàng các ảo ảnh của các nước láng giềng bằng cách phối hợp bí mật về ngân sách quân sự với tính không rõ ràng của các ý đồ . Họ có thể mơ tưởng đến việc trả thù các sự xúc phạm mà người phương Tây buộc họ phải chịu trước đây bằng cách loại họ ra khỏi cuộc thương lượng. Họ cũng tiến hành các cuộc gây áp lực trực tiếp lên Hồng Công và Đài Loan kể cả bằng cách cô lập các vùng này ra khỏi sự đoàn kết châu á có thể có. Họ phát ra những tín hiệu kín đáo cho cả các tỉnh ven biển phía Nam của họ, nhắc lại cho các tỉnh đó biết là chính quyền trung ương sẵn sàng kiểm soát toàn bộ lãnh thổ, Cuối cùng họ còn thể hiện không mập mờ để mọi người đều biết, các tham vọng của họ trong khu vực, thậm chí trên toàn thế giới.
Chắc hẳn then chốt của lập trường của Bắc Kinh nằm ở chỗ đó. Một cách sử dụng khôn khéo hồ sơ quần đảo Trường Sa có thể mở ra cho họ các tài nguyên chiến lược của khu vực. Không tạo ra rủi ro thực sự, họ hy vọng làm như vậy sẽ khẳng định được hình ảnh đại cường quốc của mình, trong khi chờ đợi có các phương tiện kinh tế và quân sự để trở thành một đại cường quốc thực sự. Vậy sẽ không gì phải ngạc nhiên là các vấn đề gắn với việc khai thác dầu khí sẽ cho thấy một giải pháp trung hạn. Nhưng rất có thể là những vấn đề chủ quyền vẫn để treo đấy, khiến cho Bắc Kinh vẫn giữ được con ngáo ộp ngoại giao của mình.
Bài đăng trên báo Monde Diplomatique (Pháp) ngày 20/3/1996
.
Chú thích:
(1) Chữ Trường Sa vừa dùng để chỉ một quần đảo vừa để chỉ các đảo nhỏ thuộc quần đảo này. Ngoài ra, việc xác định vị trí địa lý của một số đá ngầm so với các vùng đất chỉ gần nhất tạo ra các lập trường khác nhau.
(2) Rất nhiều đã ngầm nửa nổi nửa chìm trên măt biển ngăn không cho các tàu có tải trọng lớn chạy ngang qua đảo.
(3) Xem bản đồ
(4) Vùng mở rộng của thềm lục địa Việt
(5) Hiệp hội các nước Đông
(6) Sau Hội nghị
(7) Cuộc xung độ về chế độ hàng hảI trong eo biển chiến lược hiện nay làm cho Singapore, Indonesia và Malaysia đối đầu nhau đã được giảI quyết năm 1968 nhờ sự hỗ trợ về hậu cần và kỹ thuật của người Nhật.
(9) Theo một nhà ngoại giao
http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-nuoc-ngoai/736-virginie-raisson
Bauxite Việt
.
.
.
No comments:
Post a Comment