Monday, March 22, 2010

MỘT LỜI XIN LỖI

Một lời xin lỗi

Nguyễn Dư

Tháng Ba 21, 2010

http://baotoquoc.com/2010/03/21/m%e1%bb%99t-l%e1%bb%9di-xin-l%e1%bb%97i/

Xin lỗi những người anh em miền Bắc, tôi viết bài này không có ý gì ngoài mục đích so sánh theo quan điểm cá nhân để tìm ra hiện trạng xã hội Việt Nam ngày nay; không có ý miệt thị hay chia rẽ cộng đồng dân tộc; cũng không muốn nói xấu xã hội dân tộc VN vì trong đó có tôi. Chúng ta nên nhìn thực tế, mỗi người có mỗi kiến thức nhận xét khác nhau (tạm cho là khách quan đi!) để đánh gía xã hội.

Từ xưa đến nay, tôi theo dõi tình hình thời sự của dân mình qua báo chí cũng khá nhiều, cộng với “cái vốn” hay tò mò tìm hiểu đời sống của cộng đồng dân tộc từ lúc còn trẻ. Đến ngày hôm nay, tôi nhận ra rằng trong ba miền đất nước, người miền Bắc là có tính cách sống bạo lực, tha hóa, mất đạo đức nhiều hơn người miền Trung và miền Nam.

Nhìn lại quá khứ, từ sau khi ông Diệm cho di dân từ Bắc vào Nam, thời gian này nói chung tôi rất thích người miền Bắc từ tính cách giao tiếp, xử thế cho đến ăn nói văn vẻ, bởi vậy có nhiều người còn gọi là người Bắc khách sáo -khách sáo theo kiểu truyền thống văn hóa. Nếu những ai đã từng biết, tiếp xúc hoặc sống qua những vùng như Hố Nai, Ngã Ba Ông Tạ, Xóm Mới (Gò Vấp), Cái Sắn, để ý chắc có lẽ nhận ra. Trong gia đình, phần đông họ sống còn mang chút phản phất ảnh hưởng phong cách, đạo đức của người Việt cổ -là thủ đô của ngàn năm văn hiến (vì bài viết có hạn, nên tôi không thể trình bài chi tiết).

Đến ngày hôm nay, chúng ta nhìn lại miền Bắc sau thời điểm di cư thì sẽ rõ! Qua những bài báo tôi cập nhật thường xuyên, và trong những thời gian gần đây nhất, đem ra vài trường hợp tiêu biểu để so sánh: Lễ hội “cướp hoa”, hành hung nhân viên công lực, bạo lực học đường…, còn nhiều lắm, không tài nào mà nhớ nổi để kể ra cho hết. Chúng ta ít ai có cơ hội làm thống kê, nhưng làm thống kê sao được khi mà đề cập đến đạo đức trong xã hội, do đó chỉ có thể cảm nhận.

Nhìn về miền Nam để so sánh, không phải là không có những vụ án nghiêm trọng. Nhưng những bạo lực của cả một số đông người mang tính cách thiếu văn hoá, trấn áp, cuớp đoạt, băng đảng thanh toán, bạo lực học đường thì phải nói rằng người miền Nam còn thua người miền Bắc. Có thể có những người nhìn vấn đề hời hợt hơn, cho rằng nơi nào trên đất nước Việt Nam mà không có tệ nạn. Nhận xét theo lối nhìn này, tôi thành thật chịu thua, không dám tranh luận.

Thời gian làm con người trong một xã hội thay đổi có khác, nhưng không thể đổ lỗi lẫn nhau để trốn tránh trách nhiệm. Cha mẹ thì đổ lỗi cho sự giáo dục của nhà trường. Nhà trường và những người phải chịu trách nhiệm với xã hội thì đổ lỗi cho gia đình. Chính quyền thì bảo do toàn cầu hoá, suy thoái kinh tế nên chịu ảnh hưởng chung… Phần đông tất cả những người có trách nhiệm vừa kể trên còn đổ lỗi do sách báo, Internet, phim ảnh đồi trụy… Nếu cứ đổ lỗi cho nhau như thế thì thử đặt ra câu hỏi: Có quốc gia nào trên thế giới, sự vận hành xã hội của họ không giống ở chúng ta không? Họ cũng có gia đình, con cái; họ cũng có chính quyền điều khiển xã hội; họ cũng có sách báo đồi trụy, Internet còn nhiều hơn ở chúng ta nữa vì không bị cấm. Thiên tai, dịch bệnh (chất độc da cam?), chiến tranh, ô nhiễm…! Nếu cứ đổ lỗi thì sẽ còn dài vô tận. Tại sao đất nước chúng ta vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu, đạo đức dân tộc suy đồi, trong khi đất nước người ta thì ngược lại?

Vận hành xã hội giống như trong một cơ thể, khi trung khu thần kinh không còn điều khiển chính xác thì những bộ phận của cơ thể dần dần bị hư hại. Lấy một thí dụ: Bệnh béo phì là do giữa cái miệng, con mắt, và dung lượng của cơ thể không thống nhất, chệch hướng điều khiển xuất phát từ trung khu thần kinh. Tương tự, những căn bệnh khác trong cơ thể con người, trong “cơ thể” của xã hội cũng thế.

Đặt ra vấn đề để thấy rằng người miền Bắc chịu ảnh hưởng nặng nề hơn người miền Nam vì họ phải chịu đựng trọn vẹn suốt từ thời cộng sản cai trị. Tàn bạo nhất là thời cải cách ruộng đất, nó phá hủy tinh thần và đạo đức đến cạn kiệt, thật giả lẫn lộn, không ai còn tin ai nữa rồi sinh ra nghi ngờ và lừa dối lẫn nhau. Từ năm 75 về sau, người miền Nam mới bị ảnh hưởng, cũng may là chính quyền chỉ mới đốt sách thôi chứ chưa chôn sống học trò! Nhưng thành phần trí thức và văn nghệ sĩ bị đối xử cũng tàn bạo không thua dân miền Bắc thời trước.

Hình như chu kỳ cộng sản tồn tại có mức độ thời hạn, trong vòng qui định theo tính cách của dân tộc tính nên mỗi quốc gia, mỗi nơi có khác nhau. Người miền Bắc chịu ảnh hưởng cộng sản nặng nề, lâu hơn người miền Nam, cho nên những gian trá của cộng sản người ta nhận ra sớm hơn, do đó bây giờ cũng chính người miền Bắc “bung” trước trên diện rộng.

“Giọt nước” đục, trong, thấm dần từ thượng nguồn, xuất phát từ “cái nôi văn hóa” lan tỏa trên khắp mọi miền tùy theo vùng, tùy theo con người và gia đình qua những nơi có sức thẩm thấu, thâm nhập có khác nhau. Dần dần rồi mọi người cũng sẽ nhận ra giữa đục, trong, ánh sáng và bóng tối. Do đó, không nên quơ đũa cả nắm để kết luận một cách hồ đồ là tất cả người miền Bắc đạo đức đã suy đồi. Trước tiên phải kể đến là những gia đình công giáo, vì họ chịu ảnh hưởng bởi giáo luật và từ sự giáo dục gia đình nên chúng ta thấy trong tinh thần họ còn giữ nề nếp gia phong. Giữa cái tha hoá và đạo đức luôn đối nghịch nhau. Nói cách khác, cộng sản và tôn giáo chân chính không thể dung hòa. Từ xưa đến nay có bao giờ cộng sản ưa tôn giáo và ngược lại.

Kẻ sĩ Bắc Hà còn sót lại cũng không ít, họ bị trấn áp, chèn ép nhưng vì lòng yêu nước và đạo đức buộc họ cũng không thể ngồi yên. Mỗi người mỗi vẻ, có cách phản kháng khác nhau. Tính theo số đông, sau công giáo phải kể đến là nhóm của giáo sư Nguyễn Huệ Chi và luật Sư Cù Huy Hà Vũ, họ phản kháng theo cung cách của kẻ sĩ thời đại: Một người vừa “đánh”, một người vừa “đàm” theo đúng qui định pháp luật của chính cộng sản đề ra. Nếu người biết khôn, biết tôn trọng pháp lý thì khó mà đối đầu với họ.

Có thể những người cộng sản không nhìn thấy để cảm nhận những diễn biến dần của xã hội. Hoặc họ có nhận ra đi chăng nữa thì cũng lúng túng, không biết cách kiềm chế cho nên mới có chuyện thường xuyên cho học tập suông theo chủ trương do đảng đề ra, rồi phát động thi đua, phần thưởng. Song song những công việc đó, chúng ta toàn thấy những bạo lực và trấn áp. Những cách thức đó thì chỉ giống như là cách huấn luyện thú trong đoàn xiếc, cầm roi bắt những con thú làm trò rồi có phần thưởng nhưng không thể tập cho con thú hoạt động theo trí khôn, nhận thức. Tai hại là ở chỗ đó! Nếu con thú ra khỏi sân khấu, không còn bị khống chế bởi người huấn luyện bài bản, “thiện nghệ” thì các bạn sẽ nghĩ gì?

Nguyễn Dư

.

.

.

No comments:

Post a Comment