Friday, March 19, 2010

LÊN ÁN VIỆT NAM VI PHẠM NHÂN QUYỀN TẠI LHQ

Lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền tại khóa họp Hội đồng Nhân quyền LHQ

Ỷ Lan, thông tín viên RFA, Genève

2010-03-18

http://surfert.nl/index.php5?q=aHR0cDovL3d3dy5yZmEub3JnL3ZpZXRuYW1lc2UvaW5fZGVwdGgvVmlldG5hbS1iZWluZy1jcml0aWNpemVkLWF0LXVuLUh1bWFuLVJpZ2h0cy1jb21taXR0ZWUtWS1MYW4lMjAlMjAtMDMxODIwMTAyMDI5NTEuaHRtbA==

Tại khoá họp Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc lần thứ 13 ở Genève, một số quốc gia Châu Âu và các tổ chức nhân quyền tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo.

Việt Nam che đậy

Từ thượng tuần tháng 3 năm nay khóa họp lần thứ 13 của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ được khai diễn cho đến cuối tháng 3. Phái đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu.

Trong bài phát biểu, Thứ Trưởng Phạm Bình Minh khẳng định rằng Việt Nam luôn mạnh mẽ tôn trọng các thứ hạng và nỗ lực để bảo đảm cho nhân dân được hưởng mọi quyền con người. Luật pháp, hành chính và cải cách pháp lý luôn luôn được đề cao trong chương trình nghị sự mà đích nhắm là củng cố nhân quyền trong luật pháp, điều chỉnh và thực hành, nhưng Việt Nam vẫn không tránh khỏi sự phê phán của các quốc gia.

Hôm 3 tháng 3, Ngoại Trưởng Thụy Điển đã lên tiếng chỉ trích Việt Nam kiểm duyệt Internet thông qua những sắc luật mơ hồ như an ninh quốc gia, ngoại lệ văn hóa và hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, cũng như chỉ trích việc bắt giam những ai sử dụng Internet để phê phán chính quyền (gọi là cyber dissident).

Theo Ngoại Trưởng Thụy Điển, trong toàn thế giới chỉ có 120 tù nhân cyber dissidents thế mà chỉ riêng trong 3 nước Việt Nam, Trung Quốc và Iran đã có trên 100 tù nhân.

Hôm Thứ Hai 15-3 Cộng Hòa Liên Bang Đức cũng lên tiếng tố cáo những cuộc xét xử các nhà hoạt động cho dân chủ và bảo vệ nhân quyền đã không theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. CHLB Đức yêu cầu chính phủ Việt Nam hãy trả tự do cho những người hoạt động này và cho phép mọi người được hưởng quyền tự do ngôn luận.

Quốc tế lên tiếng

Nhân danh Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Hành Động Chung Cho Nhân Quyền, ông Võ Trần Nhật đã lên tiếng tố cáo hôm Thứ Ba 16-3 về chính sách nhân quyền hai mặt và dối gạt của nhà cầm quyền Việt Nam khiến cho không khí sợ hãi bao trùm khắp nước.

Trước Hội Đồng đông đảo các phái đoàn chính phủ và phi chính phủ có quy chế tham vấn LHQ, ông Võ Trần Nhật kêu gọi Hội Đồng Nhân Quyền LHQ hãy khẩn cấp quan tâm đến thảm trạng nhân quyền Việt Nam.

Ông phát biểu như sau: Hành Động Chung Cho Nhân Quyền và Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam hết sức quan tâm đến lời tuyên bố lừa bịp của phái đoàn Việt Nam tại hội trường này về vấn đề nhân quyền, đặc biệt cuộc đàn áp tàn bạo bóp nghẹt mọi hình thức biểu tỏ tự do ngôn luận làm bao trùm bầu không khí sợ hãi tại Việt Nam. Năm ngoái, tại cuộc kiểm điểm thường kỳ toàn diện, bất chấp các quyền cơ bản của người công dân, Việt Nam đã bác bỏ mọi sự khuyến thỉnh cụ thể nhằm cải tiến nhân quyền.

Quả thật Việt Nam tiếp tục bảo trì nền pháp lý nhằm hủy tiêu tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do biểu tình, tự do lập hội, tự do tín ngưỡng và tôn giáo với các điều luật mơ hồ gọi là an ninh quốc gia hay trật tự công cộng. Với Pháp Lệnh 44 về quản chế hành chính, các nhà bất đồng chính kiến bị quản chế 2 năm không qua sự xét xử tại tòa án, họ bị đưa vào nhà thương điên. Những người bảo vệ nhân quyền bị bắt giam với tội danh “lợi dụng dân chủ tự do chống phá quyền lợi của nhà nước” hoặc “tuyên truyền chống phá xã hội chủ nghĩa”. Những nhà báo quá tò mò bị sát hại, bị phạt số tiền lớn, hay bị bắt giam.

Việt Nam tuyên bố mong muốn hợp tác với các cơ cấu Liên Hiệp Quốc thế nhưng lại từ khước tiếp đón các báo cáo viên đặc nhiệm LHQ trên các lãnh vực tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, nạn tra tấn và tổ hành động chống bắt bớ trái phép mà cộng đồng thế giới không ngừng đòi hỏi.

Hơn thế nữa, chỉ hai tuần lễ sau ngày phúc trình trước Hội Đồng Nhân Quyền LHQ theo thể thức kiểm điểm thường kỳ toàn diện, Việt Nam kêu án trắng trợn 9 nhà hoạt động cho dân chủ qua một phiên tòa giả trá: Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Mạnh Sơn, Nguyễn Văn Tình, Ngô Quỳnh, Nguyễn Kim Nhàn, Vũ Văn Hùng, Trần Đức Thạch và Phan Văn Trội. Tất cả những người này đã được Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam can thiệp và được Tổ Hành Động Chống Bắt Bớ Trái Phép của Liên Hiệp Quốc tôn vinh như những người bị bắt bớ trái phép, theo ý kiến số 1-2009, tháng 5 năm ngoái.

Trong hai ngày 28-2-2009 và 20-1-2010 Việt Nam tuyên án thêm 5 nhà bất đồng chính kiến khác từ 5 đến 16 năm tù khi nại lý họ có những hành động nhằm lật đổ chính quyền, mặc dù những người này chỉ đòi hỏi ôn hòa dân chủ và nhân quyền: Trần Huỳnh Duy Thức 16 năm tù, Nguyễn Tiến Trung 7 năm tù, Trần Anh Kim 5 năm rưỡi tù, Lê Công Định 5 năm tù, và Lê Thăng Long 5 năm tù.

Ngoài ra, Hành Động Chung Cho Nhân Quyền và Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam xin nhác nhở Hội Đồng trường hợp Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, nhà bất đồng chính kiến nổi danh, nhà lãnh đạo tối cao Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, vẫn tiếp tục bị quản thúc tại Thanh Minh Thiền Viện ở Sài Gòn trên 28 năm ròng không lý do và không được xét xử.

Bằng chính sách nhân quyền hai mặt nhà cầm quyền Việt Nam đang thách thức cộng đồng nhân loại, nhất là kiên trì một cách có ý thức nhằm đẩy lui mọi hy vọng cho nhân quyền và tự do dân chủ được tôn trọng tại Việt Nam.

Tình trạng quá khẩn cấp để cho Hội Đồng Nhân Quyền LHQ phải nắm lấy cơ hội và chấm dứt tình trạng vi phạm nhân quyền mà nạn nhân thương tâm hiện nay là toàn khối công dân Việt Nam.

.

Ỷ Lan, thông tín viên Đài Á Châu Tự Do tại Liên Hiệp Quốc, Geneva.

Theo dòng thời sự:

Nhận định của USCIRF về việc LM Nguyễn Văn Lý được tự do

Sinh viên Công giáo ở Vinh bị cản trở không cho sinh hoạt

Tranh chấp tại giáo xứ Đồng Chiêm, Hà Nội

Sức khỏe LM Nguyễn Văn Lý sa sút trong tù

Tòa Tổng giám mục Huế và trường hợp LM Nguyễn Văn Lý

Tổ chức Ân xá Quốc tế kêu gọi trả tự do cho LM Nguyễn Văn Lý

Sinh viên công giáo Vinh lại bị tấn công

LM Nguyễn Văn Lý được tạm tha, người dân nói gì?

Đi thăm Giáo xứ Đồng Chiêm, 3 tu sinh bị công an đánh

Những vụ đàn áp tôn giáo ở Việt Nam thời gian gần đây

Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.

.

.

.

No comments:

Post a Comment