Nguyễn Vạn Phú
Thứ Ba, 30/3/2010, 09:00 (GMT+7)
http://www.thesaigontimes.vn/Home/thegioi/ghinhan/31662/
(TBKTSG) - Trước những tranh cãi chung quanh việc Mỹ muốn Trung Quốc nâng giá đồng nhân dân tệ, người ta tự hỏi vì sao một nước có thể can thiệp vào việc định giá đồng tiền của một nước khác hay làm như thế nào để định giá đồng tiền của nước mình sao cho có lợi nhất cho nền kinh tế.
Lập luận của Mỹ
Trong giao dịch ngoại thương, tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền chưa hẳn phản ánh chính xác sức mua của chúng.
Lấy ví dụ chuyện hớt tóc, giá một lần hớt tóc ở Việt
Cũng chắc chắn trong tình hình đó, giới thợ hớt tóc ở Mỹ sẽ phản đối dữ dội, đòi đồng nghiệp ở Việt Nam nâng giá hớt tóc lên 200.000 đồng hay nếu không, đòi Việt Nam phải nâng giá tiền đồng lên để đạt tỷ giá chừng 2.000 đồng ăn 1 đô la Mỹ!
Lịch sử đang được lặp lại với Trung Quốc. Kể từ khi trở thành công xưởng của thế giới, hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc đã đem về cho nước này những khoản thặng dư mậu dịch khổng lồ.
Bán hàng, lấy tiền đô la về, lẽ ra nước này phải để cho giá trị đồng nội tệ tăng lên dần dần, theo quy luật của một cơ chế tỷ giá thả nổi nhưng họ lại neo chặt tỷ giá với đồng đô la. Để làm được việc này, Trung Quốc phải mua vào ngày càng nhiều những khoản đô la do ngoại thương đem về (làm sao họ làm được chuyện đó mà không gây ra lạm phát là một chuyện khác) và xem như gián tiếp phá giá đồng tiền của họ.
Trong ngoại thương, ai cũng biết bên cạnh quy luật cung cầu, nếu hàng nước nào rẻ hơn sẽ bán chạy hơn. Rẻ hơn ở đây chính là việc định giá đồng tiền sao cho thấp hơn của đối thủ cạnh tranh.
Thật ra, vấn đề này đã được nêu lên từ lâu và trước khi khủng hoảng tài chính xảy ra, Trung Quốc đã từng chịu nhiều áp lực từ Mỹ và một số nước khác phải để cho đồng nhân dân tệ lên giá. Năm 2005, Trung Quốc chính thức gỡ bỏ việc neo đồng nội tệ với đồng đô la, để cho đồng tiền nước mình lên giá dần dần từ mốc 8,35 lên 6,8 nhân dân tệ ăn 1 đô la vào tháng 7-2008. Khủng hoảng tài chính xảy ra, Trung Quốc ngưng việc định giá lại đồng tiền và các nước khác cũng ngưng gây sức ép.
Nay, những nhà kinh tế nổi tiếng như Paul Krugman lại chỉ trích chính sách theo đuổi một đồng tiền yếu của Trung Quốc. Theo tính toán của ông, chính sách này đang làm cho 1,4 triệu người Mỹ thất nghiệp vì công nghiệp sản xuất ở Mỹ không cạnh tranh nổi hàng hóa nhập từ Trung Quốc và làm cho quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu bị chậm lại đáng kể.
Nhìn rộng ra, khoản ngoại tệ khổng lồ chừng 2.400 tỉ đô la mà Trung Quốc đang nắm giữ làm méo mó lãi suất ở những nước như Mỹ, có khả năng tạo ra những bong bóng tài sản mới, là nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng vừa qua. Nếu không giải quyết sự mất cân đối đó thì chính sách đồng nhân dân tệ yếu có thể khơi ngòi cho một cuộc khủng hoảng khác. Hiện nay mỗi tháng Trung Quốc tích lũy thêm được 30 tỉ đô la vào dự trữ ngoại tệ của mình còn IMF dự báo thặng dư thương mại nước này trong năm 2010 sẽ lên đến 450 tỉ đô la, gấp 10 lần năm 2003.
Lập luận của Trung Quốc
Dĩ nhiên Trung Quốc thẳng thừng bác bỏ những cáo buộc cho rằng chính sách tiền tệ của họ đang gây khó khăn cho kinh tế thế giới. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo khẳng định đồng nhân dân tệ không được định giá thấp và phản đối chuyện một nước lại dùng những biện pháp ép buộc nước khác nâng giá đồng tiền. Mặt khác, ông Ôn Gia Bảo cũng cho rằng việc cải cách chế độ tỷ giá của Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục, cho thấy Trung Quốc cũng đang chịu sức ép phải lường trước để tránh những biện pháp bảo hộ của các nước đối với hàng hóa từ Trung Quốc.
Lý lẽ của Trung Quốc đưa ra còn bao gồm số liệu cho thấy đến 60% hàng xuất khẩu từ nước này là do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chứ không phải của doanh nghiệp Trung Quốc - nâng giá nhân dân tệ, làm hàng hóa xuất từ Trung Quốc đắt đỏ hơn, sẽ có hại trước tiên cho chính các doanh nghiệp nước này.
Có lẽ Trung Quốc nhìn vào bài học Nhật Bản ngày xưa - ngay sau khi nâng giá đồng yen, giá bất động sản và chứng khoán nước này tăng vọt. Đồng yen càng lên giá, việc đầu cơ vào các sản phẩm tài chính càng có lãi lớn. Tất cả dẫn đến hiện tượng bong bóng tài sản ở Nhật mà sau khi vỡ tung đã gây trì trệ cho nền kinh tế nước này cho đến tận hôm nay.
Ngày 15-4 sắp tới, Bộ Tài chính Mỹ sẽ phải đưa ra tuyên bố xem hay không xem Trung Quốc là “nước thao túng tiền tệ”. Dưới sức ép của dư luận trong nước, nếu Mỹ đưa ra một phán quyết như thế - khả năng xảy ra chiến tranh thương mại giữa hai nước sẽ cao hơn và có hại cho cả đôi bên. Xem ra, đây sẽ là giai đoạn “đấu võ mồm” ồn ào nhất giữa hai nước - với Trung Quốc luôn luôn cho rằng Mỹ “chính trị hóa” chuyện tỷ giá. Còn các nghị sĩ Mỹ thì đã đưa ra dự luật chuẩn bị cho việc trừng phạt hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc.
Có hay không một giải pháp dung hòa?
Khi bàn đến giải pháp, Paul Krugman đưa ra những biện pháp cứng rắn nhất. Ông đề nghị ngày 15-4 sắp tới, Bộ Tài chính Mỹ phải tuyên bố Trung Quốc là nước thao túng tỷ giá nhằm tìm lợi thế cạnh tranh không công bằng trong giao thương quốc tế. Sau đó, Chính phủ Mỹ sẽ phải có biện pháp mạnh. Năm 1971, Mỹ đã có lúc đánh 10% thuế phụ thu lên hàng nhập khẩu, mấy tháng sau mới bỏ khi các nước như Đức và Nhật chịu nâng giá đồng tiền của họ lên. Lần này Krugman đòi áp dụng biện pháp tương tự nhưng với mức thuế cao hơn, đến 25%!
Ở đây cần lưu ý rất nhiều ý kiến đồng tình đồng nhân dân tệ đang bị định giá thấp hơn thực tế từ 20-40%, kể cả IMF hay WB nhưng giải pháp đưa ra thì khác nhau xa. Thầy cũ của Krugman, GS. Jagdish Bhagwati cho rằng tỷ giá như các cây kim trên chiếc đồng hồ, ý nói vấn đề nằm ở cơ chế bên dưới chứ không phải biểu hiện bên ngoài. Giả sử không tồn tại hàng hóa của Trung Quốc thì hàng hóa của Nhật, Ấn Độ, Brazil... sẽ tràn vào thị trường Mỹ và lúc đó Mỹ cũng sẽ có vấn đề tỷ giá với các nước này. Ông cho rằng không sớm thì muộn, không cần ai ép, Trung Quốc cũng sẽ phải chi tiêu thặng dư mậu dịch vào các công trình hạ tầng trong nước để nâng cao mức sống cho người dân.
Ông Romano Prodi, cựu Chủ tịch Ủy ban châu Âu, có vẻ hiểu tâm lý Trung Quốc hơn cả khi cho rằng phương Tây không nên “dạy” Trung Quốc phải làm gì với đồng tiền nước họ vì họ sẽ tự ái mà không làm theo. Tờ The Economist cũng có nhận định tương tự khi đưa ra lời khuyên cứ để tự Trung Quốc nhận ra nhu cầu của chính họ phải nâng giá đồng tiền.
Mặc dù các quan chức Trung Quốc luôn nói nâng giá đồng tiền nước họ sẽ làm cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu phá sản (biên lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp này chỉ còn dưới 2%), bản thân họ cũng hiểu nâng giá đồng tiền sẽ trực tiếp nâng sức mua của người dân. Về lâu về dài, Trung Quốc phải cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng giảm bớt phụ thuộc vào xuất khẩu để tránh những cơn biến động từ bên ngoài. Nâng giá đồng tiền là cột trụ của việc tái cơ cấu này.
Nhiều nhà phân tích cho rằng quá trình phát triển của Trung Quốc về thực chất là quá trình tận dụng lao động giá rẻ trong nước để ôm vào một lượng đô la khổng lồ và trở thành con tin của sự lên xuống thất thường của đồng đô la. Nay để cho đồng tiền lên giá, tức là gián tiếp cải thiện sức mua của giới công nhân, sẽ là biện pháp “kích cầu” đúng nghĩa và dài hạn nhất. Một đồng nhân dân tệ mạnh hơn sẽ giúp kiểm soát lạm phát, giảm bớt đầu tư lãng phí.
Bởi vậy, có thể dự đoán Trung Quốc sẽ quay trở lại chính sách nâng giá đồng nhân dân tệ, không phải ngay bây giờ nhưng theo một lộ trình dần dần như những năm trước. Từ năm 2005-2008, đồng nhân dân tệ đã lên giá đến 21%. Vấn đề là làm sao để Trung Quốc thấy chuyện đồng nhân dân tệ của họ là chuyện của thế giới chứ không phải là sự đối đầu chỉ riêng giữa Mỹ và Trung Quốc. Và quan trọng hơn hết, làm sao để Trung Quốc không thấy bị “mất mặt” trước áp lực khá lộ liễu của Mỹ.
.
.
.
No comments:
Post a Comment