Saturday, February 20, 2010

PHẢI CHĂNG TRUNG QUỐC LÀ CƠN ÁC MỘNG CỦA VIỆT NAM ? (I)

Lận đận với Tàu: Phải chăng Trung Quốc là một cơn ác mộng của Việt Nam? (I)
Nguyễn Văn Lục
18-02-2010
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=7172

Uốn thẳng lưng ra thì ta với được Trời xanh
Trần Dần (1954)

Nếu quả như lời nhận định của Trần Dần là chính xác thì kể từ khi có đảng Cộng sản Việt Nam đến nay, chưa lúc nào họ chịu uốn thẳng lưng để với được trời xanh.
Trên thực tế thì có thể họ đã đánh đuổi được Pháp, được Mỹ nhưng lại khom lưng, khún núm lệ thuộc hết Nga lại Tầu. Không có gì quý hơn Độc Lập và Tự Do. Hồ Chí Minh đã nói như thế. Đúng lắm, ai cũng muốn như vậy. Chỉ tội nói mà không làm. Vì thế, hiện nay ở Việt Nam, tự do dứt khoát là chưa đạt được mà Độc Lập thì như chỉ mành treo chuông.
Trời xanh mà Trần Dần mong đợi đã không thấy, chỉ thấy “Những Thiên Đường Mù” mà Dương Thu Hương đã lấy làm tựa đề cho một cuốn sách của bà. Trên nửa thế kỷ đã qua mà những vấn đề của Việt Nam nay vẫn dậm chân tại chỗ.
Hiện nay, Trung Quốc ở bên ngoài là sự de dọa đến an nguy của đất nước. Bên trong là thamn nhũng, vô đạo đức, bất tài như những kẻ nội thù tàn phá đất nước này. Thù trong giặc ngoài đều có cả.
Rất nhiều người từ quan sát viên ngoại quốc đến người Việt Nam quan tâm đến tình hình Việt Nam bày tỏ nỗi lo ngại về nguy cơ sụp đổ của chế độ nếu không kịp thời có những thay đổi.

Hồ Chí Minh, một thứ tay sai của chủ nghĩa cộng sản quốc tế
Làm thế nào với được Trời Xanh khi người lãnh đạo cao nhất, Hồ Chí Minh, chỉ là tay sai cho ngoại bang? Bài viết này nhắc nhớ mọi người hãy nhớ lại cả cuộc đời đời Hồ Chí Minh chưa bao giờ dám đứng thẳng trước Nga Tầu.
Hãy nhớ lại lần đầu tiên Hồ Chí Minh đặt chân lên “Thánh Địa” của cộng sản Nga, đất nước của Lê Nin vào ngày 30-06-1923. Và ngay từ hồi đó, Hồ Chí Minh khi đứng đằng sau lá cờ đỏ đã gián tiếp nhìn nhận vai trò “tay sai” của mình: “nguyện đem lá cờ của Người đi khắp thế giới”.
Ho Chí Minh reached Petrograd (now once again St. Petesboururg) by ship on 30 june 1923 from the North sea port of Hamburg. (Trích The Missing Years, Sophie Quinn –Judge, trang 43.)
Hồ Chí Minh đã tự nguyện làm “ tay sai” cho Stalin rồi. Nguyễn Ái Quốc đã nói với Manuilski:
“Tôi tin rằng lần sau gặp đồng chí thì tổ quốc Việt Nam của tôi đã có đảng Cộng sản. Với căn cứ vào lời hứa đó, ngày 25-9-1924, ban chấp hành Quốc Tế cộng sản ra quyết định:
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc cần đi Quảng Châu ... Mọi chi phí do ban Phương Đông đài thọ”
(Trích Hồ Chí Minh, nhân định tổng hợp, Minh Võ, trang 184.)
Nhưng sau này, Hồ Chí Minh quay trở lại đất nước Liên Xô vào đầu năm 1950 với mục đích là để ngửa tay cầu viện quân sự để đánh Pháp. Nhưng Stalin gần như phủi tay giao trách nhiệm đó cho Mao Trạch Đông. Theo như Hồi ký của Khrushchev ghi lại như sau:
“Stalin treated the Vietnamese revolutionary with open contempt during the visit. On the second or third day after Ho’s arrival, when Soviet officials arranged a meeting with Stalin, the later’s attitude toward his guest was in Khrushchev’s words, ‘offensive, infuriating’.”
(Trích Ho Chi Minh: A Life, William Duiker, trang 421.)
Hồ chí Minh bẽ bàng quay lui, nhục nhã, liệt vị hẳn một giây thần kinh bên cổ không ngó lại được nữa. Mao Trạch Đông an ủi:
“Tất cả những gì Trung Quốc có và Việt Nam cần thì chúng tôi sẽ giúp.”
Vậy mà Võ Nguyên Giáp đã dựng lên câu truyện hoàn toàn “tốt đẹp” khác xa sự thật về chuyến đi gặp Stalin như sau:
“Xtalin nói vui như sau: Trung Quốc sẽ không thiệt vì trao cho Việt Nam những thứ đã dùng rồi, sẽ nhận lại ở Liên Xô những thứ mới. Trong quan hệ quốc tế, phải có đi có lại Liên Xô viện trợ Trung Quốc một xe tăng, Trung Quốc trả lại một con gà, một khẩu pháo thì trả lại một quả trứng. Việt Nam trả Trung Quốc thế nào thì tùy”.
(Trích Đường tới Điện Biên Phủ, Võ Nguyên Giáp, trang 14.
Cái Việt Nam phải “trả cho Trung Quốc thế nào thì tùy” nay ra sao, thưa Đại tướng?
Người cộng sản Việt Nam đã quên rằng: Mọi của cho đều là của nợ.
Không ai cho không bao giờ. Và người ta nghĩ rằng bây giờ tốt hơn hết là không vay cũng không nhận của cho để khỏi phải nợ.
Hồ Chí Minh, một con người luôn luôn muốn sống còn bằng cách dựa vào đôi chân người khác nên không đi được với Stalin, ông dựa hoàn toàn vào đôi chân của Mao Trạch Đông. Rất tiếc đôi giầy của Mao Trạch Đông lớn quá khổ, chân Hồ Chí Minh không bao giờ đi vừa.
Sau này cho dù Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh thắng được thực dân Pháp, nhưng họ phải trả một giá quá đắt cho cuộc chiến thắng ấy. Ông Bùi Tín đã nhắc lại trong một bài viết: Đien Bien Phu, victoire au gôut amer, Chiến thắng Điện Biên Phủ, ăn mừng trong cay đắng, đăng trên tờ Courrier international, ngày 13-05-2003. Ông kể lại trường hợp 20 sĩ quan trẻ được gửi ra chiến trường thay thế cho những sĩ quan chỉ huy đã nằm xuống.
Chỉ có 3 người còn sống sót để trở về.
Nhưng cái đau sót và nhục nhã hơn cả là nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chẳng khác gì một thứ gái điếm bán thân cho người Tầu ngủ chịu để trừ nợ dần... mà hình như vẫn chưa trả hết nợ.
Cái nợ mà sau này, sau 1974 gặp Lê Duẩn, Đặng Tiểu Bình căm hận gọi là “sự vô ơn bạc nghĩa” của chính quyền Hà Nội.
Nhìn lại hai cuộc chiến đã qua, tôi nhận ra rằng, người cộng sản đã không tính hết cái giá phải trả là bao nhiêu và giá nào là vừa phải. Họ chơi xả láng để đạt được cái danh anh hùng hão huyền mà nghèo mạt rệp, mà hy sinh cả mấy thế hệ trong nghèo túng và dốt nát.
Ta thắng cả thế giới, nhưng ta thua mọi người đến nghèo mạt rệp.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh trong bài nói truyện về Thực trạng Việt Nam đã nhỏ nhẹ khuyên các lãnh đạo ngu dốt là:
“Chúng ta nên biết điều một tý. Đừng lúc nào cũng lớn giọng dạy bảo thiên hạ, không nên tự xưng là đòn bảy cho thế kỷ, là làm xung kích cho lịch sử... mà đói rã họng đi ngửa tay xin tiền người khác (...) Khi lợi tức của mình chỉ có 735 đô la một đầu người thằng Mỹ nó lịch sự nói mình thuộc loại thu nhập thấp. Rồi nếu lợi tức đạt được 3000 đô la/đầu người vẫn chỉ là thu nhập trung bình thấp ... đến 9100 đô la/đầu người mới là trung bình cao. (...) Trước đây ta giầu có hơn Trung Quốc, nó nghèo hơn ta, bây giờ thu nhập bình quân của ta chỉ bằng 20% của Trung Quốc. (...)
Các đồng chí thử nghĩ xem: năm nay 530 đô la, 10 năm nữa lên 1.600 đô la, vẫn thuộc trung bình thấp. Thế thì bao nhiêu năm nữa thì lên đếm 10.000 đô la?
Hay là chuyện đó chúng ta đành để xem sau.
Trích tóm lược lại trong báo Truyền Thông Communications, số 14-15, 2004-2005, Lê Đăng Doanh, trang 67-89.
Tôi thấm thía nhất cái lời Khuyên rất thực tế của ông Lê Đăng Doanh: chúng ta nên biết điều một tý.

Chủ Nghĩa Bành Trướng và tham vọng của Bắc Kinh
Người Việt Nam trong nước và hải ngọai ngồi lại với nhau hôm bay cần ghi lại một một số nhận xét mà người viết ghi lại sau đây để thấy rõ được ý đồ của chủ nghĩa bành trướng của Tàu Cộng sản là một sự thật không chối cãi được ngay từ khi thống nhất nước Tàu.
Bài học sâu xa là: Đừng bao giờ tin vào người Cộng sản. Dù là Cộng sản Tàu, dù là Cộng sản Nga, dù là Cộng sản Việt Nam.
Bài học Mao Trạch Đông cho chúng ta thấy rằng trong cuộc Vạn Lý Trường Chinh (Long March) với 200.000 quân đã bị họ Tưởng rượt đuổi từ Giang Tây tiến về phía Tây Tạng rồi đi ngược lên phía Bắc tới Diên An của tỉnh Thiểm Tây.
Một phần đám quân ấy chết vì đói ăn và bệnh tật, nhưng phần lớn dân quê bị bắt đi lính đã đào ngũ và cuối cùng chỉ còn có 25 ngàn người. Biết bao nhiêu huyền thoại đã tô vẽ cho cuộc trương chinh đào thoát này? Tuy nhiên nhờ dối trá, lừa phỉnh lừa được Tưởng Giới Thạch mà 3 năm sau, (từ 1946-1949) họ đã đánh bại 4 triệu quân Tưởng vào năm 1949.
Một số sử gia Tây Phương ngày nay cho rằng vào lúc ấy nếu họ Tưởng cương quyết dẹp ý tưởng hợp tác với cộng sản Tàu thì câu chuyện có thể đã là khác:
“Họ Tưởng có thể nghiền nát người cộng sản, nhưng đã để cho họ sống như món hàng mặc cả với Liên Xô”.
Trích Trung Quốc thách thức lịch sử chính thống, theo BBC, ngày 30-5-2006.
Điều này cũng đã được chính Tưởng Giới Thạch viết lại đúng như vậy trong Hồi ký của ông như sau:
“L’échec de ce premier essai de Coexistence Pacifique n’empêchêcha pas le Kuomintang, et plus tard le Gouvernement que je dirigeais, d’essayer par deux fois de renouer l’amitié russe: Le seul résultat fut la perte totale du continent chinois.”
Trích Comment les Communistes se sont emparés de mon pays, Tchang Kai-Shek, xuất bản 1958, dịch từ bản tiếng Anh của Ouvaroff, trang 12. (Làm thế nào những người cộng sản đã xâm chiếm được đất nước tôi.)
Thất bại của cuộc thử nghiệm sống chung hòa bình (đáng lẽ phải là một bài học, đáng lẽ phải loại trừ cộng sản không tương nhượng. Ghi chú của người viết) đã không vì thế ngăn cản Quốc dân đảng và sau này chính phủ do tôi điều khiển đã hai lần tìm cách nối lại tình thân hữu với Nga Sô Viết: Kết quả đạt được là mất toàn thể lục địa Trung Hoa.
Tưởng Giới Thạch đã bị Mao Trạch Đông lừa hai lần và miền Nam cũng bị đánh lừa như vậy. Bài học ấy phải chăng cũng giống như những gì đã xảy ra ở miền Nam Việt Nam từ năm 1954-1975?
Trương Như Tảng đã cay đắng viết lại như sau trong buổi duyệt binh khi đứng cạnh Văn Tiến Dũng ăn mừng chiến thắng sau 1975 như sau:
“At last, when our patience had almost broken, the Vietcong units finally appeared. They came marching down the street, several straggling companies, looking unkempt and ragtag after the display that had preceded them. Above their heads flew a red flag with a single yellow star- the flag of the Democatic Republic of North Viet Nam.
Seeing this, I experienced almost a physical shock. Turning to Van Tien Dung who was then standing next to me, I asked quietly, “ Where are our divisions one, three, five, seven and nine?”
Dung stared at me a moment, then replied with equal deliberateness: “The army has already been unified”. As he pronounced these words, the corners of his mouth curled up in a slight smile.”
(Trích A Vietcong Memoir: An Inside Account of the Vietnam War and Its Aftermath, Trương Như Tảng, trang 204-205)
Phần nước Tàu, sau khi thống nhất, Mao Trạch Đông tuyên bố:
“Nước Tàu là một đa quốc gia thống nhất. Và tất cả những ý đồ làm sứt mẻ tính hợp nhất này đều bị nghiêm trị. Đa Quốc Gia đó bao gồm lãnh thổ Hàn Quốc, bán đảo Đông Dương, xứ Miến Điện, các quốc gia vùng Hy Mã Lạp Sơn, v.v...
Và trước mắt là che dấu ý đồ xâm lược ấy, cộng sản Tàu đã đưa ra hình thức một “Liên minh Hữu Nghị” các nước anh em bao gồm:
Bắc Hàn, Bắc Việt Nam, Cam Bốt do Norodhom Shianouk, Lào do Souphanouvong.
Nói tóm lại đế quốc Trung Hoa sẽ tìm mọi cách để thiết lập lại các biên giới thiên nhiên ấy (Frontìères naturelles) và mối liên hệ Hán tộc ở các nước này.
(Trích tóm lược Quand la Chine s’éveillera... le monde tremblera, Alain Peyrefitte, 316-318.)
Để thực hiện bước đầu mưu đồ bành trướng, ngay 1949, Tân Cương bị sát nhập vào Tàu vào tháng 10/1950. Hồng Quân tràn sang Tây Tạng và cuộc kháng chiến âm ỉ của Tây Tạng kéo dài đến 1956 thì bộc phát dữ dội và Tibet bị thanh toán xong năm 1959. Vào giữa tháng 6 năm 1951, họ Mao đã đưa ra sách lược để thôn tính cho xong Tibet như sau:
“On the policies for our work in Tibet, Directive of the Central committee of the Communist Party of China. It holds that the basic policies and the various specific steps set forth in the telegram are correct. Only by following them can our army establish itself in an invulnerable position in Tibet”.
Trích tuyển tập Selected works of Mao Tse-tung, volume V, trang 309 -Volumes I through V published by Foreign Languages Press, Peking, China.)
Chủ nghĩa bành trướng Tàu xem ra như muốn rửa nỗi nhục đã bị liệt cường sâu xé vào năm 1908 với những thỏa ước bất lợi cho Trung Hoa như Thỏa ước Nam Kinh (Treaty of Nanking or Treaty of Nanjing).
Cộng chung nước Tàu chịu đựng 110 năm bị sỉ nhục và từ đó đã làm nảy sinh một thứ lòng ái quốc quá mẫn. Ta có thể so sánh lòng ái quốc ấy của người Tàu giống như người Pháp khi bị ngoại bang can thiệp, đã làm nảy sinh cuộc chiến tranh 100 năm trước đây.
Trong Le déluge du matin (The Morning Deluge – nói về Mao Trạch Đông và cuộc Cách mạng Tàu 1893 đến 1953), Han Suyin đã tả lại cái khung cảnh Quảng trường Thiên An Môn, rất sống động hào hùng vào ngày 1-10-1949 tại Bắc Kinh, Mao Trạch Đông trước hàng triệu người đã hướng về phía Nam có treo bức ảnh lớn Tôn Dật Tiên và hô to lên như sau:
“Le peuple chinois est debout... personne ne pourra (plus jamais nous humilier)”
Trích Le déluge du matin, Han Suyin, trtang 334 .
Dân tộc Trung Hoa đã đứng dạy... Sẽ không bao giờ còn có ai có thể sỉ nhục chúng ta nữa.
Và cũng kể từ 1951, mặt trời của Việt Nam nay mọc hướng về Phương Đông. Bài hát ca ngợi Mao Trạch Đông “Đông Phương Hồng” cũng kể từ đấy gắn liền với bài Quốc ca của Việt Nam.
Bi kịch lệ thuộc Tầu không phải chỉ là bi kịch của một chế độ cộng sản mà thôi.
Mà là bi kịch của cả một đất nước buộc phải đặt cọc tương lai đất nước mình vào Tàu Cộng Sản và con ngáo ộp chủ nghĩa Mác-Lênin.
Và để đền đáp công ơn của Trung Quốc, đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngần ngại ghi vào điều lệ của mình từ năm 1951 như sau:
“Đảng Lao Động mang ơn học thuyết Mác, Ăng ghen, Lê Nin, Xtalin. Và mang ơn Mao Trạch Đông ứng dụng vào thực tế cách mạng Việt Nam, xem như là cơ sở lý luận của tư tưởng, là kim chỉ nam của mọi hành động của mình”.

(Còn tiếp)
© DCVOnline


No comments:

Post a Comment