Thursday, February 25, 2010

HỌC hay KHÔNG HỌC TRUNG QUỐC

Học hay không học Trung Quốc

Tống Văn Công

26/02/2010

http://www.boxitvn.net/bai/1537

.

Chúng ta không có những nhà tư tưởng đổi mới, cái ấy thì đã hẳn. Bởi vì nước ta là một nước thực tiễn, xưa nay ta đâu có được lấy một triết gia. Và khoanh lại trong thời hội nhập thì điều này còn quan trọng hơn: chúng ta tuyệt không có những chính khách đầy bản lĩnh và tầm nhìn như một Hồ Chí Minh thuở trước, vững tin ở con đường đổi mới đưa lại lợi ích sống còn cho dân tộc. Cung cách đổi mới của các chính khách nước ta là cung cách của những con cáo, mới đi được vài bước đã nghi ngờ và đành vòng trở về điểm xuất phát để đánh hơi lại những “bãi thải” của chính nó. Vì thế mà ngày xưa mới có chữ “hồ nghi” tức là con cáo đa nghi. Thử tưởng tượng xem, nếu một cơ chế sản sinh ra không phải là tất cả nhưng cũng không ít những con cáo đa nghi, những kẻ dẫn đạo đất nước với đầy một bụng hồ nghi, mới đi vài bước đã phải vòng trở về ngửi những thứ mình thải ra thì dẫu cho đất nước có được những nhà tư tưởng đổi mới đi nữa, rốt cụộc số phận họ đâu có hơn gì một Trần Độ, một Trần Xuân Bách, một Kim Ngọc? Trách cứ chỗ yếu kém của nội tình chúng ta thì cũng phải hiểu cho đến ngọn nguồn vì đâu mà có chỗ yếu kém ấy.

.

Còn về vấn đề học tập Trung Quốc, tuy trên căn bản ý kiến của tác giả rất đáng ngẫm nghĩ, nhưng tựu trung cũng phải xét xem thực chất mô hình Trung Quốc đang theo đuổi là cái gì. Trong Mao Trạch Đông ngàn năm công tội, Tân Tử Lăng có nói đến một chủ nghĩa xã hội dân chủ thật, song xem ra rất đáng mơ ước mà cũng có chỗ rất đáng ngờ. Vì một chủ nghĩa xã hội dân chủ sao lại đưa đến hủy hoại môi trường tàn tệ? Sao lại hy sinh lợi ích dân sinh của đại đa số khiến cho giàu nghèo phân hóa ngày càng dữ dội? Sao lại giải quyết yêu cầu tự do dân chủ của nhân dân và yêu cầu tự trị của các tộc người bằng những kịch bản như Thiên An Môn, Tân Cương, Duy Ngô Nhĩ? Và sao lại chủ trương quan hệ với thế giới bằng một chủ nghĩa bành trướng thâm hiểm, nhằm cướp bóc đất đai tài nguyên với đủ thứ quyền lực cứng hay mềm? Vậy đó là chủ nghĩa xã hội dân chủ hay chỉ là một lý thuyết mỹ miều cốt che đậy một thứ chủ nghĩa tư bản nguyên thủy mà cái mộng cuối cùng là một đế chế siêu cường bá chủ thế giới?

.

Những câu hỏi trên chỉ có thể được giải đáp cặn kẽ nếu có những nhà xã hội học đi sâu vào lòng xã hội Trung Quốc đương đại để tìm lời giải cặn kẽ cho mọi vấn đề ngổn ngang đang đặt ra trong lòng xã hội ấy.

Tiếc thay, đó là những điều kiện mà học giới nước ta không sao có được. Còn chính khách được mời sang Trung Quốc là để vui vầy trong các “tiệc hoa” thì những câu hỏi loại đó họ nào có đủ thì giờ và trình độ để quan tâm. Cho nên ý kiến của nhà báo Tống Văn Công tuy rất hấp dẫn, chung quy cũng chỉ dừng lại trong vòng giả thuyết mà thôi.

.

Bauxite Việt Nam

.

XEM BÀI TẠI : http://www.boxitvn.net/bai/1537

.

.

.

No comments:

Post a Comment