Con đường nào cho một xã hội dân chủ
Đức Trí
Thứ Tư, 17/02/2010
http://danluan.org/node/4249
Tôi không là nhà dân chủ. Tôi là một nhân viên an ninh. Tuy nhiên, đất nước đang ở tình hình như thế này thì tôi cũng không thể không nói lên tiếng nói của mình.
Sự lãnh đạo của Đảng:
Chúng tôi luôn được học tập và giáo dục là phải trung thành với Đảng. Vâng, với Đảng chứ không phải với tổ quốc. Nói như thế thì ai cũng hiểu cơ quan an ninh cũng như các cơ quan tư pháp khác không hoạt động độc lập vì pháp luật, mà dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo từ cấp trên. Tôi còn nhớ lúc tôi mới bước vào ngành khi ngoài 20 tuổi, một hôm được giao trang trí hội trường, tôi hỏi vị bí thư chi bộ: “Tại sao ta lại trang trí cờ Đảng ngang hàng và bên trái cờ tổ quốc?”. Tôi nhận câu trả lời: “Đảng đang lãnh đạo cả đất nước này. Độc lập, tự do của đất nước này là do Đảng gầy dựng nên. Và Đảng sẽ tiếp tục lãnh đạo. Anh không thấy câu khẩu hiệu trong hội trường sao? Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm!”.
Vâng, Đảng muôn năm, giống như các triều thần hô vạn tuế trong các phim Trung Quốc.
Cũng vào khoảng năm 1989, sau các biến động chính trị ở Đông Âu, sự kiện Thiên an môn và vụ Trần Xuân Bách, chúng tôi được tập trung học Nghị quyết 7 TW khẳng định không đa nguyên đa đảng. Có một đồng nghiệp nhỏ tuổi hỏi vị bí thư chủ trì hội nghị rằng: “Công lao của Đảng ta trong việc giành độc lập, thống nhất đất nước không ai phủ nhận. Nhưng làm sao có thể chứng minh được trong xây dựng kinh tế Đảng Công sản Việt Nam làm tốt hơn các tổ chức khác?”. Người đồng nghiệp không thể tiếp tục làm việc trong ngành nữa. Nhưng câu hỏi phản biện đó, đến nay vẫn chưa có ai trả lời được.
Và bạn đọc có thể hình dung ví von của một số thanh niên cấp tiến chúng tôi về lực lượng an ninh của mình: Cả đất nước này cùng với toàn bộ tài nguyên là những thùng đồ cồng kềnh; được đặt lên lưng dân tộc này như một con ngựa; Đảng là con người cầm dây dắt con ngựa đi; cơ quan an ninh là con chó đi sau để giục con ngựa. Tất cả cùng đi để tiến lên nơi mà mọi người “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Con ngựa, con chó không thể đi theo cách của mình vì họ đã có một ông chủ. Ông chủ không cưỡi được ngựa nên cứ tiếp tục dắt đi.
XEM TIẾP TẠI ĐÂY :
Đức Trí – Con đường nào cho một xã hội dân chủ
http://danluan.wordpress.com/2010/02/17/d%e1%bb%a9c-tri-con-d%c6%b0%e1%bb%9dng-nao-cho-m%e1%bb%99t-xa-h%e1%bb%99i-dan-ch%e1%bb%a7/
hay :
Đức Trí - Con đường nào cho một xã hội dân chủ
http://danluanvn.blogspot.com/2010/02/uc-tri-con-uong-nao-cho-mot-xa-hoi-dan.html
No comments:
Post a Comment